Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tư Liệu Thánh Kinh (20): Chúa Giêsu

Chúa Giê-su

Tên Giê-su (Cựu Ước là ‘Joshua’) có nghĩa là đấng cứu vớt. Vào thời Hê-rô-đê làm vua Giu-đê và toàn bộ xứ sở bị người La Mã đô hộ, thiên thần Gáp-ri-en đã đến với Đức Ma-ri-a tại Na-da-rét. Thiên Chúa đã chọn Đức Mẹ làm mẹ Đấng Được Xức Dầu đã được hứa xưa nay. Hôn phu của Đức Ma-ri-a là Thánh Giu-se, trong một giấc mơ, được truyền phải đặt tên cho con trẻ sắp sinh là Giê-su ‘vì cậu bé sẽ cứu dân của mình khỏi tội lỗi’. Cuộc kiểm kê dân số khiến Đức Ma-ri-a và Thánh Giu-se phải tới Bê-lem nơi Chúa Giê-su sinh ra, trong thành Vua Đa-vít, vốn là tổ tông của Người. Vua Hê-rô-đê sợ trẻ Giê-su này sẽ trở thành vua cạnh tranh với mình, nên tìm cách giết chết đi, nhưng Thiên Chúa đã soi dẫn cha mẹ cậu đưa cậu qua Ai Cập. Sau khi Hê-rô-đê qua đời, các vị mới trở lại quê nhà tức thành Na-da-rét. Tại đây, Chúa Giê-su lớn lên và có lẽ theo nghề thợ mộc của thánh Giu-se.

Bản in Đọc tiếp 19.03.2009. 00:54

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 10 - Những phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Hội Thánh

Có một người bạn ngoài Công Giáo nói với tôi rằng: “Đạo các anh là đạo ba phải, bởi vì dựa vào cùng một cuốn Thánh Kinh mà người này cho rằng được phá thai, người kia cho rằng không được phá thai, giáo phái này này cho phép ly dị, giáo phái kia cấm ly dị. Nếu Thánh Kinh thật sự là Lời Thiên Chúa thì tại sao các anh có cả ngàn giáo phái, và giáo phái nào cũng cho rằng chỉ có cách giải thích Thánh Kinh của mình là đúng?” Nếu chúng ta không có một tiêu chuẩn để giải Thánh Kinh, và mọi người đều được tự do giải thích Thánh Kinh theo ý mình thì nhận xét của ông bạn tôi thật đúng. Để tránh tình trạng giải thich Thánh Kinh theo ý riêng, Thánh Phêrô đã nhắn nhủ: “anh em phải hiểu điều này, không một lời tiên tri nào trong Sách Thánh được giải thích theo ý riêng” (2 Phr 1:20). Đó là lý do tại sao Hội Thánh dạy chúng ta phải giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh. Trong bài này và những bài sau chúng tôi sẽ cố gắng trình bày cách đơn sơ những phương pháp giải thích Thánh Kinh theo giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo dựa vào các tài liệu của Huấn Quyền.

Bản in Đọc tiếp 17.03.2009. 16:37

Thư thánh Phaolô gửi tín hữu Phi-lip-phê

1. Thành lập giáo đoàn Phi-líp-phê

Phi-líp-phê ngày nay là một nơi hoang tàn, nhưng xưa kia là một thành phố sầm uất, nằm ở chân dãy núi Pangée (Păng-giê), cách biển chừng 12 cây số. Ngày đó, Phi-líp-phê ở vị trí bao quát một khu đồng bằng trù phú, với những mỏ vàng mỏ bạc.. Khi sáp nhập miền ấy vào xứ Ma-kê-đô-ni-a, vua Phi-líp-phê II, thân phụ của A-lê-xăng-đê đại đế sau này, đã cho xây lại thành phố, phòng thủ chắc chắn và lấy tên mình đặt cho thành phố ấy. Năm 31 trước Công Nguyên, hoàng đế Au-gút-tô dành cho thành phố này nhiều đặc ân và biến thành thuộc địa của đế quốc Rô-ma, đưa nhiều cựu chiến binh đến đây lập nghiệp.

Bản in Đọc tiếp 17.03.2009. 16:30

Tư Liệu Thánh Kinh (19): Hy Lạp

Người Hy Lạp: Cho đến tận thời cận đại, khởi thủy của Hy Lạp vẫn là điều khó hiểu. The Illiad và The Odyssey, hai thi phẩm bất hủ được kể là do một thi sĩ mù người Hy lạp tên Homer sáng tác, cho thấy rất có thể có những lối sống còn cổ xưa hơn. Ngày nay, những khám phá hiện đại đang dựng được một hình ảnh đầy ngạc nhiên về nền văn minh khởi thủy ấy. Lâu trước đó, người Mi-nô-an ở Cơ-rêt-ta từng xây được những dinh thự lộng lẫy và buôn bán với Ai Cập rồi. Nhưng đế quốc của họ xụp đổ bất thình lình vì cả động đất lẫn xâm lăng. Các nhà cai trị cuối cùng nói tiếng Hy Lạp: các tấm bảng có các chữ Hy Lạp xưa nhất đã được tìm thấy trong các cung điện của họ.

Bản in Đọc tiếp 17.03.2009. 16:21

Tư Liệu Thánh Kinh (18): Lịch sử Do Thái

Lịch Sử Ít-ra-en

Vùng Cận Đông, trước năm 3,000 trước CN, có hai trung tâm văn minh rất tách biệt nhau. Mỗi nền văn minh đều có văn hóa, tay nghề và hệ thống chữ viết riêng. Một ở vùng Lưỡng Hà, tức vùng đất nằm giữa hai con sông Tích-ra và Êu-phơ-rát, một vùng ‘trăng lưỡi liềm phì nhiêu’. Nền văn minh kia chính là Ai Cập. Câu truyện về loài người bắt đầu với Vườn Ê-đen, tọa lạc đâu đó ở Lưỡng Hà Địa. Áp-ra-ham xuất phát từ thành Ua, phía nam Lưỡng Hà. Một số con cháu của ông lập nghiệp tại Kha-ran về phía bắc trong khi ông tiến vào Ca-na-an.

Bản in Đọc tiếp 15.03.2009. 22:49

Tư Liệu Thánh Kinh (17): Địa dư Ít-ra-en

Địa Dư Ít-ra-en

Lãnh thổ Ít-ra-en rất nhỏ. Từ bắc xuống nam, hay từ ‘Đan tới Bô-e-se-va” như Thánh Kinh thường nói, chưa đầy 230 cây số chiều dài. Cực bắc Biển Chết chỉ rộng 80 cây số, nhưng lại cách mặt biển đến 400m. Thế đất trông như chiếc mái nhà. Từ Địa Trung Hải, nó lên cao dần tới khoảng 1000m trên mặt biển, và rồi lại thoải dần sâu xuống về phía thung lũng Gio-đan. Ở đó, mặt đất nứt nẻ và dốc thẳng xuống tạo thành đường hào kéo dài tận Đông Phi Châu. Phía đông Gio-đan và bắc Ga-li-lê, núi cao dần đến độ cao gần 2000m tại Edom và gần 3000m tại Li-băng và Núi Khéc-môn ở phía bắc. Đối với các nước lân bang, dân Ít-ra-en giống như các bộ lạc người thượng. Các viên chức của Vua Ben-ha- đát từng nhận xét “Chúa người Ít-ra-en là chúa núi”. Trung tâm vương quốc của họ dựa vào dẫy núi chạy giữa bờ biển và vách lũng. Nhờ dẫy núi này, họ đã chống đỡ được nhiều cuộc tấn công của người Phi-li-tinh. Nhưng chính họ, thì chưa bao giờ thực sự chinh phục được các vùng duyên hải. Dần dà (nhất là dưới thời Đa-vít), họ mở mang bờ cõi qua Xi-ri ở phương bắc hay qua bên kia Gio-đan ở phía đông, nơi họ kiểm soát được Mô-áp và Ê-đom. Nhưng đồi núi Giu-đê là căn cứ địa trước nhất và sau hết của họ.

Bản in Đọc tiếp 04.03.2009. 14:27

Tư Liệu Thánh Kinh (14): Lưu Đày

Cảnh lưu đày của người Do Thái bắt đầu năm 597 trước CN khi quân Ba-by-lon bắt hằng ngàn người Do Thái đày qua Ba-by-lon. Mười năm sau, chúng hoàn toàn hủy diệt Giê-ru-sa-lem và vương quốc Giu-đa hết còn hiện hữu. Dân Do Thái lâm cảnh lưu đày trên xứ người.

Bản in Đọc tiếp 20.02.2009. 12:51

Tư Liệu Thánh Kinh (13): Ai Cập

Sa mạc Sahara bao la chạy dài suốt bắc Phi Châu từ vùng núi Morocco phía tây kéo dài tới Biển Đỏ ở phía đông. Từ các hồ và cao nguyên của Đông Phi nhiệt đới, Sông Nin chẩy theo hướng bắc xuyên qua các sa mạc khô cằn đến tận Địa Trung Hải. Suốt 600 dặm cuối cùng, Sông uốn khúc qua một thung lũng sừng sững vách đá dựng đứng hai bên. Rồi cách biển 100 dặm, nó chia thành hai ngành bọc lấy một khu tam giác đất bằng có tên Đồng Bằng Sông Nin, vì hình thù nó giống y hệt mẫu tự delta của Hy Lạp.

Bản in Đọc tiếp 19.02.2009. 16:42

Tư liệu Thánh Kinh (12): Giáo Dục Thời Thánh Kinh

Ngay từ thời Áp-ra-ham, nhiều dân tộc đã biết triển khai việc giáo dục. Tại Sumer, quê hương Áp-ra-ham, có những trường đào tạo các viên thư ký làm việc trong các đền thờ, cung điện và sinh hoạt thương mãi. Nền giáo dục này hoàn toàn nhiệm ý. Gia đình các học viên phải trả học phí, nên giáo dục thường là đặc quyền của nhà giầu. Nhưng con số các giảng khóa thì rất rộng. Sinh vật học, địa dư, toán, văn phạm và văn chương đều có đủ.

Bản in Đọc tiếp 19.02.2009. 16:42

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 8 - Các Nghĩa của Thánh Kinh - Phần 2

Trong bài trước chúng ta đã bàn đến nghĩa văn tự và các nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh. Từ thời Cải Cách Tin Lành đến nay, tuy có những tiến bộ về việc áp dụng các phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu Thánh Kinh, nhưng bốn ý nghĩa của Thánh Kinh, là nghĩa văn tự, nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lý và nghĩa thần bí, vẫn là những ý nghĩa căn bản hướng dẫn người Công Giáo trong việc đọc Thánh Kinh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp bàn đến sự khác biệt giữa cách giải thích Thánh Kinh của Công Giáo và Tin Lành hiện đại.

Bản in Đọc tiếp 17.02.2009. 18:00