Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Kinh Thánh Chỉ Có Thể Hiểu Với Giáo Hội

Ngày 22.04.2009, phát biểu với 30 đại diện Uỷ ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh tiếp sau phiên họp khoáng đại của họ, dưới sự dẫn dắt của ĐHY Joseph Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha nói rằng việc hiểu Sách Thánh đúng đắn không đến từ “ảo tưởng mang tính chủ nghĩa cá nhân rằng các văn bản Kinh Thánh có thể hiểu tốt hơn bên ngoài cộng đồng những kẻ tin”, mà đúng ra là bắt nguồn từ Thánh Truyền Giáo Hội.

Bản in Đọc tiếp 01.07.2009. 00:09

Những Gì Kinh Thánh Chưa Kể Lại

Hưởng ứng NĂM THÁNH PHAOLÔ 2008 – 2009, sau trọn một năm học hỏi Kinh Thánh qua cuộc đời, sự nghiệp và các thư tín của Thánh Phaolô, tất cả mạc khải đã trọn vẹn nơi Chúa Kitô, được ghi lại trong 73 quyền Sách Thánh quy chuẩn. Nhưng bên cạnh các Sách Thánh được Giáo Hội công nhận, thì từ xa xưa đến nay vẫn lưu hành gần như song song một số sách nói về những nhân vật có liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu, nhất là trong cuộc khổ nạn, chết và sống lại của Chúa. Những sách nầy vẫn bị gọi là NGUỴ THƯ, và tất nhiên không được Giáo Hội công nhận. BTGH xin giới thiệu một số trong những tác phẩm nầy, vì ít nhiều chúng cũng nói lên suy nghĩ, tâm tình của các tác giả (và không ít người đương thời) đối với Chúa Giêsu, rất đáng trân trọng. Tựa đề chung là: NHỮNG GỈ KINH THÁNH CHƯA KỂ LẠI.

Bản in Đọc tiếp 01.07.2009. 00:02

Thư của thánh Phaolô gửi Phi Lê Môn và Ti Mô Thê lần hai: Di sản của Phaolô

Năm Thánh Phao-lô dần khép lại và chúng ta những tín hữu Ki-tô Công giáo cân nhắc, suy ngẩm di sản cùa ông đối với giáo hội. Chúng ta quay trở lại với sự chú ý của chúng ta với hai ý tóm tắt, những lá thư Tân Ước có vẻ không quan trọng nhưng phong phú trong việc rao giảng cách thể hiện đức tin đối với các cộng đồng, và những cá nhân có thể sống những đời sống được dẫn dắt bởi Thần Khí.

Bản in Đọc tiếp 28.06.2009. 18:58

Thánh Phaolô, tông đồ dân ngoại mẫu gương của Giáo lý viên

(Bài thuyết trình của Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tại Đại hội Giáo lý X, ngày 12-14.06.2009, Baton Rouge, Louisiana)

I. Tinh thần truyền giáo của thánh Phaolô
1. Đôi nét chấm phá về công việc truyền giáo của thánh Phaolô
2. Áp dụng vào đời sống và công tác tông đồ của giáo lý viên
3. Nhu cầu ưu tiên của Giáo Hội: một thế hệ tông đồ quả cảm và nhiệt thành
II. Thương yêu tha nhân
1. Tình yêu tha nhân nơi thánh Phaolô
2. Giáo lý viên theo mẫu gương thánh Phaolô
III. Lòng say mến Chúa Giêsu
1. Bí quyết lòng hăng say dấn thân truyền giáo của thánh Phaolô: lòng say mến Chúa Giêsu
2. Hành trình thanh luyện nội tâm, dõi theo tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô

Bản in Đọc tiếp 26.06.2009. 13:41

Học và Sống Năm Thánh Kinh (14): Phương Pháp Giải Thích Thánh Kinh theo Quy Điển

Trong sứ điệp kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa trong Đời Sống Hội Thánh, các Nghị Phụ đã viết:

“Thánh Kinh ‘làm chứng’ cho Lời Chúa dưới dạng văn tự. Người ta ghi nhớ biến cố tạo dựng và cứu độ của mặc khải bằng phương tiện quy điển, lịch sử và văn tự. Cho nên, Lời Chúa có trước và vượt trên Sách Thánh Kinh, là sách cũng được Thiên Chúa ‘linh hứng’ và chứa đựng Lời hiệu nghiệm của Thiên Chúa (x. 2 Tm 3:16). Đó là lý do tại sao Đức Tin của chúng ta không đặt trọng tâm vào một quyển sách, nhưng vào một lịch sử cứu độ, và như chúng ta sẽ thấy, vào một người, là Đức Chúa Giêsu Kitô, Lời Chúa làm người, một người trong lịch sử. Chính vì quyền hạn của Lời Chúa bao gồm và trải ra ngoài Thánh Kinh, sự hiện diện liên tục của Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ ‘dẫn đưa anh em đến chân lý trọn vẹn’ (Ga 16:13) là điều cần thiết đối với những người đọc Sách Thánh Kinh. Đây là Truyền Thống cao quý: sự hiện diện có hiệu quả của ‘Thần Chân Lý’ trong Hội Thánh, là cơ quan gìn giữ Thánh Kinh, được giải thích cách xác thực bởi Huấn Quyền của Hội Thánh. Truyền Thống này giúp cho Hội Thánh hiểu, giải thích, truyền thông và làm chứng cho Lời Chúa. Chính Thánh Phaolô, trong khi công bố Kinh Tin Kính đầu tiên của Kitô giáo, đã nhìn nhận sự cần thiết phải ‘truyền lại’ điều ngài ‘đã nhận được’ từ Truyền Thống (1 Cor 15:3-5).’

Bản in Đọc tiếp 12.06.2009. 01:52

Thiên Chúa nói với con người theo lối nhân bản

Hãng tin Zenit, ngày 6 tháng Năm, 2009, đưa tin: nhân hội nghị toàn thể của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh vào ngày 23 tháng Tư năm nay với chủ đề: “Linh Hứng và Chân Lý của Thánh Kinh”, Đức Giáo Hoàng đã đọc một bài diễn văn truớc hội nghị.

Bản in Đọc tiếp 11.06.2009. 13:34

Thư của thánh Phaolô gửi ông Phi-lê-mon

Trong các thư của thánh Phao-lô, thư gửi ông Phi-lê-môn ngắn hơn cả. Đó là một bức thư theo đúng nghĩa, vì tác giả đã áp dụng dủ mọi công thức thư từ của thời bấy giờ. Đó còn là một bức thư thân tình hơn hết, bởi vì chính tay thánh Phao-lô đã viết từ đầu đên cuối. Nhưng không phải bởi thế mà thư này chỉ là một thư riêng, vì thánh Phao-lô cũng nói với cả giáo đoàn họp tại nhà ông Phi-lê-mon nữa. Lý do sâu xa của sự kiện này chẳng phải là vì ở trong thân thể mầu nhiệm Đức Ki-tô, việc tư không còn phải là việc riêng nữa hay sao ?

Bản in Đọc tiếp 28.05.2009. 09:21

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 13 - Phương Pháp Khoa Học Xã Hội

Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua đã viết trong Đề Nghị số 39 trình lên Đức Thánh Cha rằng: “Các Nghị Phụ đặc biệt nghĩ đến các tín hữu đang dấn thân vào đời sống chính trị và xã hội. Các ngài mong muốn rằng Lời Chúa nâng đỡ những hình thức làm chứng cũng như khuyến khích các hành động của họ trên đời, trong việc tìm kiếm sự tốt lành cho tất cả mọi người, và trong việc tôn trọng phẩm giá từng con người. Cho nên, cần phải chuẩn bị cho họ bằng một nền giáo dục đầy đủ theo những nguyên tắc xã hội của Hội Thánh.

Bản in Đọc tiếp 25.05.2009. 23:18

Câu truyện tình báo đọc trong Cựu Ước

Nếu đối với dân tộc Trung Hoa các hoạt động về tình báo có tự thời nhà Thương (1766-1122 tr. CN) và phát triển dần mang tính hệ thống với sách Tôn Tử Binh Pháp (Dụng gián thiên) của Tôn Tử khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên, thì ở Palestine thuộc ảnh hưởng văn minh của vùng Lưỡng Hà Địa (hai sông Tigris và Euphrates), các hoạt động tình báo, do thám đã được Ngũ Thư (the Pentateuch) thuộc Cựu-Ước (The Old Testament) tường thuật lại, cụ thể là trong sách Dân Số (Numbers) và ở một tư liệu khác là sách Joshua với thời điểm xuất hiện khoảng 1440-1400 trước Công Nguyên. Cựu Ước là sách do Thiên Chúa mạc khải cho con người, sử dụng ngôn ngữ, văn tự của loài người để nói về lịch sử cứu độ cho nên “ngay cả các sách gọi là lịch sử cũng không phải là lịch sử theo quan niệm thực nghiệm (kể lại đúng như các sự kiện xảy ra) nhưng là lịch sử cứu độ, nghĩa là tìm đọc ra ý nghĩa cứu độ, sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa trong các diễn biến lịch sử.” [1] Những câu chuyện tình báo được kể lại trong Cựu Ước tuy nhiên lại đậm tính lịch sử và nhân bản, phản ảnh những tiêu chuẩn và phương thức hành sử đối chiếu với các tư liệu trong lãnh vực hoạt động của ngành tình báo tại nhiều quốc gia, qua các giai đoạn lịch sử trên thế giới nên đã rất có ích cho những ai lưu tâm đọc tới và sử dụng. Các hoạt động do thám, tình báo được nói tới nhiều trong Cựu Ước nhưng ở đây chúng tôi xin kể một số câu chuyện liên hệ tới hai nhân vật nổi tiếng đó là Mô-sê (Moses) và Giô-suê (Joshua).

Bản in Đọc tiếp 15.05.2009. 01:39

Dẫn nhập vào các Thư Mục Vụ của Thánh Phaolô

Trong các thư của thánh Phao-lô, có hai thư gửi cho môn đệ Ti-mô-thê và Ti-tô là một khối duy nhất cả về văn chương lẫn giáo lý. Ngoài thư Phi-lê-môn, đó là các thư gửi cho những người được nhắc tên rõ rệt. Từ đầu thế kỷ XVIII, Béc-đô và An-tôn đã gọi những thư này là những thư mục vụ, và kiểu nói đó còn thịnh hành cho đến ngày nay. Qua những thư ấy, thánh Phao-lô gửi một số chỉ thị cần thiết đến các vị mục tử trong Hội thánh.

Bản in Đọc tiếp 15.05.2009. 01:29