Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ơn Linh Hứng Kinh Thánh

Lời Thiên Chúa đã thành xác phàm. Lời Thiên Chúa cũng đã thành chữ viết. Nhập Thể là sự kết hợp của tính Thiên Chúa với tính loài người. Kinh Thánh là tác phẩm của Thiên Chúa và cũng là của con người. Nhập Thể và Kinh Thánh, cả hai đều thuộc về kế hoạch của Thiên Chúa nhằm cứu độ thế gian, “nhiều lần, nhiều cách” như thư Hr 1,1 đã nói.

Bản in Đọc tiếp 11.01.2010. 09:52

Thư thứ nhất của thánh Phêrô Tông đồ

Thư này ít được các nhà thần học lưu tâm, vì sánh với toàn bộ Tân Ước, nó chẳng khai triển sâu xa giáo lý nào, cũng chẳng đem lại giáo huấn nào đặc sắc. Chỉ có một đoạn nói về chức tư tế và một đoạn khác nhắc đến việc Chúa Ki-tô xuống ngục tổ tông (2,3) là đáng kể. Ngoài hai đoạn đó ra, tư tưởng trong thư cũng giống như giáo lý trong các sách Tin Mừng nhất lãm, Công vụ Tông đồ và các huấn dụ đạo đức của thánh Phao-lô.

Bản in Đọc tiếp 31.12.2009. 10:11

Thư của Thánh Cia-cô-bê Tông đồ

Mới đọc qua thì thư này chẳng có gì khó hiểu. Thư mở đầu bằng một công thức rất thông thường. Văn viết trong thư là môt loại văn Hy-lạp khá hay. Chuơng II và III thật hùng hồn. Mỗi khi trích dẫn Tân Ước, tác giả không dùng bản Híp-ri mà lại dùng bản Hy-lạp. Như thế, có thể nghĩ rằng tác giả gần gũi với môi trướng văn hóa Hy-lạp. Cuộc tranh luận sôi nổi ở 2,14-26 chống lại khuynh hướng lạm dụng giáo lý về đức tin để được ơn cứu độ của thánh Phao-lô, khiến phải xếp thời gian thư này vào hậu bán thế kỷ I.

1. Một vài vấn đề

Bản in Đọc tiếp 06.12.2009. 16:03

Thư thánh Phaolô gửi tín hữu Híp-ri (Do thái)

Thư này thường được gọi là thư Do thái. Nhưng theo đề thư thì phải nói là Híp-ri vì gửi cho người Ebraiôs (Híp-ri) chứ không phải Iôudaiôs (Do thái).

Thư Híp-ri có thể làm cho độc giả thời nay ngỡ ngàng. Đọc thư, người ta vừa thán phục, lại vừa cảm thấy lạc lõng: thán phục vì đạo lý sâu xa và tình người đậm đà trong nhiều đoạn, lạc lõng vì nhiều chỗ thấy chơi vơi, không biêt phải hiểu như thế nào. Tác giả có những kiểu nói độc đáo để khẳng định địa vị siêu việt của Đức Ki-tô, đồng thời lại diễn tả cách rất thực tế sự liên đới chặt chẽ giữa Người với các anh em của mình. Mỗi dòng chữ của thư chứng tỏ tác giả hiểu biết Cựu Ước thật cặn kẽ, và mỗi lời khuyên trong thư lại phát xuất từ một tấm lòng yêu thương Hội thánh rất sâu đậm.

Bản in Đọc tiếp 30.11.2009. 11:10

Kinh Thánh: Huyền Thoại Hay Là Có Thật?

(Suy tư bên lề “Năm Darwin”)

Khẳng định rằng Chúa Giêsu là con đường duy nhất dẫn đến Thiên Chúa, theo như những gì Thánh Gioan Tông Đồ dạy trong Phúc Âm của Ngài (Ga 14, 6), là một diễn từ không thể chấp nhận được đối với các nhà tư tưởng hậu hiện đại ! Những người nầy muốn nhấn mạnh rằng mỗi nhóm tôn giáo có những niềm tin riêng của mình, những phương pháp tiến hành tinh thần riêng, những mục tiêu riêng, nhưng không nhóm nào tiếp cận được chân lý. Không có chân lý, mà chỉ có những sự thật, những cách thức khác nhau để nhìn và sống linh đạo của mình. Tuyên bố rằng Chúa Giêsu là chân lý, là con đường duy nhất , tức là phạm một tội phạm thượng chống các thần hiện đại của lòng bao dung và của thuyết đa nguyên…

Bản in Đọc tiếp 24.11.2009. 08:40

Tại Sao Gọi Là Chức Linh Mục

Với hình thức cắt nghĩa chức năng linh mục như một tác vụ được cộng đoàn Dân Chúa giao phó để thi hành công việc mục vụ, thần học của nhóm Cải Cách Tin Lành, từ thế kỉ 16, đã đối lập hoàn toàn với lối cắt nghĩa thần học về chức năng linh mục của giáo hội Công Giáo, và đã tạo nên một hiểu lầm lớn cho những người Công giáo không hiểu thấu đáo giáo huấn của Giáo Hội trong chức năng này.

Bản in Đọc tiếp 30.10.2009. 16:39

Chức Linh Mục Sau Thời Kỳ Các Tông Đồ

Để tìm hiểu lịch sử chức năng và vai trò linh mục như ta hiểu ngày nay, ta cần nhìn lại lịch sử để thấy những khó khăn của nó.

Về Mặt Tổ Chức

Trong vài thập niên đầu tiên của giáo hội (từ năm 40-80), công tác rao giảng tin mừng và lo lắng mục vụ cho Kitô hữu thường được nhiều người đáp ứng theo mặt tự phát qua những đặc sủng Thánh Thần ban cho họ.[1] Nghĩa là, những đặc sủng họ được lãnh nhận như dạy, nói tiếng lạ, chữa lành, tiên tri v.v… đều tự phát để đáp ứng những nhu cầu mục vụ bấy giờ.

Bản in Đọc tiếp 30.10.2009. 16:38

Linh Mục nguồn gốc trong Tân Ước

Từ Ngữ Và Vai Trò Lãnh Đạo

Trong bài trước, chúng ta đã bàn đến gốc của danh từ Linh Mục. Trong Thánh Kinh viết bằng tiếng Hi Lạp, họ dùng từ hiereus để chỉ Tư Tế của Do thái giáo và các dân ngoại.

Bản in Đọc tiếp 20.08.2009. 13:29

Linh Mục và nguồn gốc trong Cựu Ước

Nhân dịp kỉ niệm 150 năm ngày chết của thánh Gioan Vianney, bổn mạng các linh mục, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã công bố Năm Linh Mục bắt đầu từ ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 19-6-2009 đến 19-6-2010. Chúng tôi sẽ có một số những bài viết về nguồn gốc hình thành, lịch sử phát triển, nền tảng thần học, và những giáo huấn của giáo hội về chức năng Linh Mục trong suốt Năm Linh Mục này. Các bài viết do cha Matthew Nguyễn Khắc Hy S.S., giáo sư đại chủng viện và đại học St. Mary’s phụ trách.

Bản in Đọc tiếp 23.07.2009. 11:49

Như Lời Kinh Thánh

1. Đọc cuốn sách được đọc nhiều nhất thế giới như thế nào.

Trước tiên là sách Sáng Thế Ký, rồi đến Phúc Âm Thánh Mác-cô, đoạn đến sách Tiên Tri Giona, rồi… Một cuốn hướng dẫn đọc Kinh Thánh, cho những ai mở đọc nó lần đầu và cũng có thể không phải là Kitô hữu. Trong một ấn bản hoàn toàn mới cho công chúng nhờ hai tờ báo lớn.
Sandro Magister

Trong ít hôm nữa, tờ nhật báo “la Repubblica” và tờ tuần báo “L’espresso” sẽ cho ra mắt công chúng nước Ý hàng trăm ngàn cuốn với giá hỗ trợ, Kinh Thánh Kitô giáo trọn bộ, trong bản dịch mới đã được HĐGM Ý duyệt, gồm nhiều chú thích và được minh hoạ bằng những kiệt tác nghệ thuật của mọi thời đại.

Bản in Đọc tiếp 07.07.2009. 12:15