Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Co-rin-tô

1. Giáo đoàn Co-rin-tô

Thánh Phao-lô đã rao giảng Tin Mừng ở Co-rin-tô 18 tháng từ năm 50-52 (Cv 18,1-11). Co-rin-tô bấy giờ có chừng hơn nửa triệu dân mà hai phần ba là nô lệ. Năm 146 trước Công nguyên, thành phố đã bị phá hủy, nhưng một trăm năm sau, Xê-da (César) đã xây dựng lại. Đó là một thành phố mới rất mực thịnh vượng nhờ ở vị trí địa dư và hai hải cảng: Xăng-cơ-rê (Cenchrée) nằm trên biển Ê-đê (Édée) và Lê-sê (Léchée) nằm trên biển A-ri-a-tích (Adriatique).

Bản in Đọc tiếp 12.02.2009. 14:31

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 7 - Các Nghĩa của Thánh Kinh - Phần 1

Hội Thánh có một truyền thống giải thích Thánh Kinh phong phú. Truyền thống này đã bắt đầu ngay từ trong Tân Ước, khi mà Cựu Ước được giải thích theo những liên quan với Đức Kitô, và được các Giáo Phụ đầu tiên khai triển thêm, cùng được hệ thống hóa trong thời Trung Cổ.

Bản in Đọc tiếp 10.02.2009. 10:47

Thư gửi tín hữu Roma

1. Thư Rô-ma trong lịch sử Hội thánh

Trong các thư của thánh Phao-lô, thư gửi tín Rô-ma quan trọng hơn cả. Thư này dài nhất, phong phú hơn cả và được bố cục rất chặt chẽ. Nhiều giáo phụ như O-ri-giên, Gio-an Kim Khẩu, Âu-tinh và thần học gia A-bê-la (Abélard), Tô-ma A-qui-nô đã chú giải toàn bộ hay từng phần thư này. Nhưng có hai giai đoạn lịch sử cho thấy việc chú giải thư này đã đóng một vai trò quyết định: đó là thế kỷ V, khi có cuộc khủng hoảng do bè rối Pê-la-gi-ô (Pelagio) gây ra về ơn cứu chuộc nhưng không, và thế kỷ XVI, khi bùng nổ phong trào cải giáo của Luy-te (Luther).

Bản in Đọc tiếp 10.02.2009. 10:45

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 6 - Thánh Kinh và việc Dạy Giáo Lý

Thánh Kinh là Lời Chúa được viết xuống dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Nhưng Thánh Kinh không chứa trọn vẹn Lời Chúa vì Lời viên mãn của Thiên Chúa chính là Đức Kitô, mà không một sách nào có thể chừa trọn. Lời này đến với chúng ta qua Thánh Kinh và Thánh Truyền. Cả hai hợp lại thành một Kho Tàng Đức Tin, được các Thánh Tông Đồ truyền lại trong Hội Thánh. Còn Giáo Lý là cách Hội Thánh trình bày, giải thích, áp dụng và bảo toàn Kho Tàng Đức Tin này. Cho nên Thánh Kinh là nền tảng của Giáo Lý vì Thánh Kinh “trình bày Lời của Chính Thiên Chúa dưới một dạng không thay đổi” và làm cho “tiếng Chúa Thánh Thần vọng đi vọng lại trong những lời của các ngôn sứ và các Tông Đồ” (Dei Verbum, số 21).

Bản in Đọc tiếp 01.02.2009. 12:01

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 5 - Lời Chúa trong đời sống Kitô hữu

Trong bài trước chúng ta đã bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ Hội Thánh. Chúng ta đã thấy rằng trong Thánh Lễ, Hội Thánh nuôi chúng ta bằng cả hai bàn tiệc Lời Chúa lẫn bàn tiệc Thánh Thể. Nhưng tại sao hai bàn tiệc này dường như không mấy ảnh hưởng đến đời sống chúng ta, kể cả đời sống của nhiều vị có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa cho các chúng ta?

Bản in Đọc tiếp 21.01.2009. 22:54

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 4 - Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh

Mặc dù chúng ta gọi Thánh Kinh như là Cựu Ước và Tân Ước, nhưng chúng ta chỉ có một Thánh Kinh. Thánh Kinh là một câu truyện, câu truyện về tình yêu của Thiên Chúa đối với Dân Ngài. Mặc khải cuối cùng của tình yêu Thiên Chúa là Lời Chúa, Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng trở thành một người trong số chúng ta, đã sống lại từ cõi chết, Đấng ban cho chúng ta sự sống đời đời, và tiếp tục ở cùng chúng ta. Một trong những cách mà Đức Kitô Phục Sinh tiếp tục ở giữa chúng ta là qua Thánh Kinh. Lời Chúa này nòng cốt của đời sống và sứ vụ Hội Thánh.

Bản in Đọc tiếp 06.01.2009. 11:30

Tư liệu Thánh Kinh (11): Sách Cuộn Biển Chết

Khám phá đáng chú ý nhất từ thời Tân Ước là Các Sách Cuộn Biển Chết. Không ai nghĩ giấy viết ngày xưa lại có thể tồn tại lâu tại Pa-lét-tin. Ấy thế mà năm 1947, trong một cái động gần bờ tây bắc của Biển Chết, một bé trai chăn chiên tình cờ tìm thấy những chiếc bình đựng những cuộn giấy da. Em không biết những cuộn giấy da này là chi, nên đã bán chúng đi lấy một số tiền gần như vô nghĩa. Cuối cùng các nhà khảo cổ học cũng nghe biết việc tìm ra này và nơi tìm ra chúng. Thế là giữa họ, các người chăn chiên và các nhà khảo cổ đã thu lượm được nhiều mảnh của hơn 400 sách cuộn.

Bản in Đọc tiếp 05.01.2009. 14:25

Tư liệu Thánh Kinh (10): Đời Sống Hàng Ngày Thời Thánh Kinh

Nơi các lãnh thổ Thánh Kinh, luôn có những người du cư cũng như những người định cư.

Áp-ra-ham đổi cuộc sống an cư lạc nghiệp và văn minh đô thị của Ua tại Lưỡng Hà lấy cuộc sống bán du cư khi Thiên Chúa mời gọi ông rời bỏ quê hương. Giống như người du-mục Ả-rập tân thời, ông sống trong căn lều lông dê. Cái thứ vật liệu đen và nâu có sọc ấy được dệt bằng lông dê sau mùa sén lông, trên khung cửi đóng chặt xuống đất. Những chiếc khoen gỗ được khâu quanh mép và ở giữa để giữ chín chiếc cọc đóng thành ba rẫy. Rẫy cọc giữa cao chừng 1 mét 8, còn hai rẫy ngoài ngắn hơn. Căn lều được lợp bằng tấm vải lông dê khổ chừng 1 mét 8. Phụ nữ thường phải làm những công việc nặng như dựng lều lên và cột lều bằng cách xiết những sợi dây thừng lớn. Khu vực bên dưới chiếc màn thường được đóng kín ở phía sau bằng một tấm sáo lông dê, hay cói hoặc rơm bện lại với nhau. Khu vực còn lại chia thành hai ‘phòng’. Một phòng tạo thành cửa trống làm nơi tiếp khách. Phòng kia vây kín dành cho phụ nữ và nơi chứa đồ. Người đàn ông duy nhất được quyền vào khu vực này là chủ gia đình. Ðôi khi, khu vực bên dưới lều được phủ bằng tấm đan, nhưng thường là để đất trần. Lều được dựng thành từng nhóm để dễ phòng thủ. Phụ nữ ít khi có lều riêng, ngoại trừ các gia đình rất giầu có.

Bản in Đọc tiếp 04.01.2009. 12:26

Tôn Kính Thánh Kinh

LỜI MỞ ĐẦU

Lời Chúa trong Thánh Kinh là của ăn tinh thần rất cần thiết cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu. Chính Chúa Giêsu đã nói: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4)

Bản in Đọc tiếp 03.01.2009. 02:55

Khái quát sách Công Vụ Tông Đồ

Sách Công Vụ Tông Đồ là tác phẩm của thánh Lu-ca, bạn đồng hành với thánh Phao-lô trên đường truyền giáo. Sách kể lại những công việc tác giả biêt rõ. Vào khoảng năm 200, cả Hội thánh đều tin rằng sàch này là một thành phần của bộ Kinh thánh, và vì thế, cũng là mẫu mực về chân lý và đức tin. Sách được đọc trong phụng vụ mùa Phục Sinh rất sớm, muộn nhất là từ thế kỷ IV trở đi. Như vậy, sách đã hướng dẫn đức tin của Hội thánh trong những thế kỷ đầu và hình ảnh cộng đồng Ki-tô hữu tiên khởi đã gợi hứng cho phong trào tu hành nảy sinh.

Bản in Đọc tiếp 31.12.2008. 10:33