Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thư thánh Phaolô gửi tín hữu Thê-xa-lo-ni-ca

1. Thành lập giáo đoàn

Trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai vào năm 50, thánh Phao-lô đến Thê-xa-lo-ni-ca, thủ phủ xứ Ma-kê-đo-ni-a, Đây là thành phố lớn đầu tiên ở Âu châu ngài đặt chân tới. Thành phố này được thiết lập ngay từ thế kỹ IV trước công nguyên và mau chóng trở nên một thành phố quan trọng. Về địa thế, Thê-xa-lo-ni-ca nằm sâu trong vịnh Thê-mai-ót nên là một hải cảng vững chắc, lại nằm trên đường Ê-nha-xi-a nối biển Ê-dê (Égée) với biển A-ri-a-tích (Adriatique) nên lại là nơi qua lại tấp nập và là thị trường tiêu thụ của cả một vùng đồng bằng phì nhiêu ở bên trong nội địa. Dưới thời Ma-kê-do-ni-a thống trị cũng như dưới thời đế quốc Rô-ma, Thê-xa-lo-ni-ca đóng một vai trò chính trị quan trọng, đặc biệt trong cuộc nổi dậy năm 149 trước công nguyên nhằm rũ bỏ ách thống trị của người Rô-ma. Năm 42 trước công nguyên, Thê-xa-lo-ni-ca trở nên một thành phố được hưởng qui chế tự do dưới quyền cai trị của một tổng trấn. Thành phố cứ mỗi ngày một phát triển và bến tầu mỗi ngày một mở rộng thêm. Hồi thánh Phao-lô đến đây, Thê-xa-lo-ni-ca đã là một thành phố thương mại phồn thịnh có nhiều người nước ngoài và đống người Do thái.

Bản in Đọc tiếp 20.04.2009. 21:06

Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (7)

VII. Sống Mãi! (Mc 16:9-20)

Ta bước vào đoạn kết phúc âm Máccô. Chủ đề của nó là tin. Đây là chủ điểm lớn của toàn bộ phúc âm này, vì như ta đã thấy, phúc âm này không nhằm trình bày cuộc đời người tử đạo bị đóng đinh. Mà nhấn mạnh đến việc cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là một cái gì cần phải tin. Như đã nói, người ta cho rằng đoạn này gồm các câu 16:9-20 không có trong các thủ bản (manuscripts) cổ xưa nhất. Do đó, một số học giả thắc mắc không biết thực ra những câu này có thuộc phúc âm Máccô hay không. Tuy nhiên, phần lớn các thủ bản Hy Lạp khác đều có đoạn này. Mặt khác, hai trong số các giáo phụ đầu thế kỷ thứ hai có trích dẫn đoạn này. Và Giáo hội luôn nhìn nhận đoạn này là lời linh hứng của Thiên Chúa.

Bản in Đọc tiếp 12.04.2009. 23:14

Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (5)

V. Hình Phạt Khủng Khiếp (Mc 15:21-47)

Ngay trung tâm Hạ Uy Di là đảo Molokai. Ngày nay nó là một thiên đàng, nhưng trong thập niên 1800, nó là đảo kinh hoàng: đảo hủi! Năm 1848, một dịch hủi, có lẽ từ Trung Hoa tràn tới, đã xẩy ra tại Hạ Uy Di và đến thập niên 1860, dịch hủi trở thành một đại họa, không phương ngăn chặn. Chính phủ Hạ Uy Di ruồng bố những ai mắc bệnh, phân ly cha con chồng vợ, đem họ nhốt tại Molokai, tại bán đảo Kalaupapa, tách biệt với các phần khác của Molokai bằng một ngọn núi thẳng đứng cao 1,600 bộ. Các bệnh nhân phải bơi qua eo biển mà lên bờ. Nhiều người chết đuối hay chết nắng sau đó. Chính phủ không cung cấp nhà ở, nước uống cũng như bất cứ phương tiện gì. Ai sống sót phải ở trong hang hốc hay những chòi tự dựng lấy. Thỉnh thoảng lắm mới có một tầu tiếp tế đến ngoài khơi, liệng những thùng đồ xuống biển, trôi dạt theo nước thủy triều. May thì tới bờ. Không may thì muốn đi đâu thì đi.

Bản in Đọc tiếp 09.04.2009. 00:55

Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (4)

 IV. Chúa Giêsu và Các Nhà Cai Trị (Mc 15:1-20)

Năm 26 CN, Hoàng đế La Mã Tiberius Caesar cử Pôngxiô Philatô làm tổng trấn Giuđêa. Dân Do Thái ghét La Mã và đặc biệt ghét Philatô vì ông ta nổi tiếng khinh mạn dân Do Thái và tôn giáo của họ. Lc 13: 1 kể lại vụ ông ra lệnh thảm sát người Do Thái Galilê đến dâng của lễ tại Đền Thờ Giêrusalem rồi lấy máu của họ hoà lẫn với máu vật dâng trên bàn thờ. Sau này có lần ông ra lệnh treo cờ có hình hoàng đế La Mã khắp nơi tại Giêrusalem. Hình ảnh này luật Môsê cấm trưng bầy. Nên dân Do Thái phản đối. Ông dọa giết hết mọi người nếu không chịu treo cờ. Dân bằng lòng dơ cổ cho lính chém. Thấy thế, Philatô phải nhường bước. Dù sao ông cũng là người thực tiễn. Làm dân nổi loạn chỉ tổ vạch áo cho hoàng đế xem cái lưng bất tài. Ông ra lệnh kéo cờ xuống. Con người khinh mạn, tàn ác và thực tiễn đó là người sẽ giáp mặt với vị rabbi nhà quê, chuyên chu du giảng dạy dân. Dù ông biết rõ vị rabbi này vô tội, không như lời tố cáo của các lãnh tụ Do Thái giáo, ông vẫn trao cho họ mang đi đóng đinh. Chỉ vì con người thực tiễn là con người bao giờ cũng để tư lợi lên trên hết thẩy.

Bản in Đọc tiếp 08.04.2009. 02:42

Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (3)

III. Chúa Giêsu và Các Tư Tế (Mc 14:53-72)

Biết bao biến cố lớn lao xẩy đến trong xã hội làm chúng ta rúng động: anh em nhà Kennedy bị ám sát, người đầu tiên trên mặt trăng, phi thuyền Challenger nổ tung, chiến tranh vùng Vịnh… Chúng làm ta chú ý một tuần, hai tuần, ba tuần… rồi rơi vào dĩ vãng như những truyện xẩy ra tự bao giờ. Nhưng khi nhìn trở lui 2000 năm, tới cái tuần lễ đầy ắp biến cố về Chúa Giêsu trước khi Người chết trên thánh giá và sống lại, ta thấy đó là biến cố có tầm quan trọng đời đời. Nó tiếp tục tác động lên đời ta một cách mạnh mẽ, ngày lại ngày. Nếu ta tin chứng cớ của Thánh Kinh, thì ta biết rằng các biến cố của tuần lễ đó là tụ điểm của thời gian và không gian. Bởi thế ta cần học hỏi và thấu hiểu các biến cố này.

Bản in Đọc tiếp 07.04.2009. 08:51

Hồi cuối trong Phúc Âm Máccô (2)

II. Đánh Người Chăn (Mc 14:26-52)

Nhập Đề: Thời nội Chiến Mỹ, Tướng miền Nam là Richard S. Ewell một ngày kia thấy một viên sĩ quan kỵ binh của Miền Bắc lạc vào phía mình. Thấy viên sĩ quan gan dạ, bình thản gom quân, ông ra lệnh cho thuộc hạ không được bắn chết anh ta. Nghe chuyện này, tướng chỉ huy của ông là T.J. “Stonewall” Jackson trách cứ, cho hay sĩ quan địch càng gan dạ ta càng cần phải giết bỏ khiến những sĩ quan nhát đảm của chúng phải tháo chạy. Không biết tướng Jackson, khi nói câu ấy, có biết nguyên tắc đã được nói tiên tri trong Thánh Kinh không: “đánh người chăn, đoàn chiên sẽ tan tác”. Đây cũng là điều Đức Kitô nhắc lại trong những giờ phút sau cùng cuộc sống dương thế của Người.

Bản in Đọc tiếp 06.04.2009. 12:25

Hồi Cuối Trong Phúc Âm Máccô

Hầu như ngày nay, ai cũng tin rằng Phúc Âm Máccô là phúc âm được viết ra đầu tiên, dựa vào những cảm nghiệm bản thân của vị tông đồ, dù phản bội, vẫn được Thầy cất nhắc vào địa vị lãnh đạo đoàn chiên lớn nhỏ của Người. Nó cũng là phúc âm có tính “đa văn hóa” nhất vì dù người không biết mảy may chi về truyền thừa Do Thái, vẫn lãnh hội được nó một cách dễ dàng. Có người còn cho rằng: nó cũng là phúc âm sinh động nhất, tượng hình nhất và đã nói tới phản ứng tâm lý, thì không thua gì các bậc thầy của tâm lý học chiều sâu ngày nay. Trong Tuần Thánh năm nay, ta thử cùng nhau đọc lại Phúc Âm của ngài.

Bản in Đọc tiếp 05.04.2009. 23:09

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 11 - Phương Pháp Phân Tích Lịch Sử

Vì mặc khải xảy ra trong lịch sử, cho nên muốn hiểu Thánh Kinh, chúng ta cần “tìm ý nghĩa mà … các thánh sử muốn diễn tả và thực sự đã diễn tả trong thời đại và hoàn cảnh văn hóa của họ, qua những lối văn được dùng trong thời đó” (Dei Verbum 11). Để giúp đạt được mục đích này, Hội Thánh khuyến khích chúng ta dùng phương pháp Phân Tích (Phê Bình) Lịch Sử, vì phương pháp này nghiên cứu các văn bản Thánh Kinh như các tài liệu lịch sử và tìm cách hiểu bản văn trong phạm vi lịch sử. Tuy nhiên phương pháp này không phải là phương pháp duy nhất, cần phải được sử dụng một cách cẩn trọng theo truyền thống Đức Tin của Hội Thánh.

Bản in Đọc tiếp 02.04.2009. 12:28

Thư của Thánh Phaolô gửi tìn hữu Côlôxê

1. Nội dung bức thư

Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê chỉ có 4 chương, nhưng bao hàm những ý tưởng thần học rộng lớn. Truyền thống vẫn liệt kê thư này vào số các thư được viết trong thời kỳ thánh Phao-lô bị giam giữ.

Theo thói thường, thư bắt đầu bằng một công thức phụng vụ (1,1-20) là chào hỏi, tạ ơn vì công cuộc rao giảng Tin Mừng phát triển (1,3-8), cầu xin cho tín hữu (1,9-12), và ca tụng Đức Ki-tô là thủ lãnh vũ hoàn (1,13-20). Chính bài ca này làm cho bức thư nổi bật hẳn lên. Trong chương 1, từ câu 21 đến 23, tác giả chất vấn độc giả và từ đó gợi lên sứ vụ tông đồ, mà mục đích là thực hiện điều bài ca tụng nói trên đề cao, tức là đưa lời Chúa và các nỗi quẫn bách và sự đau khổ của Đức Ki-tô đến chỗ viên mãn, để vinh quang của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi mọi dân tộc (1,24-2,5).

Bản in Đọc tiếp 01.04.2009. 00:20

Tư Liệu Thánh Kinh (21): Lề Luật

Sau khi thoát cảnh nô lệ bên Ai Cập, dân Do Thái được Thiên Chúa dẫn qua sa mạc để tới Xi-nai. Họ đóng trại tại chân núi, trong khi Thiên Chúa ban cho Mô-sê lề luật buộc dân phải vâng theo. Các lời hứa (hay thỏa hiệp giao ước) trước đây Thiên Chúa thực hiện với các cá nhân như Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, nay Người lặp lại với toàn dân. Họ sẽ là dân Thiên Chúa; Người sẽ là Thiên Chúa của họ. Người đã cứu thoát họ và Người chờ mong họ vâng theo lề luật của Người. Đây không phải chỉ là những luật lệ về thờ phượng hay điều hướng những dịp về tôn giáo. Chúng còn bao trùm mọi khía cạnh của cuộc sống. Và chúng được tóm tắt trong Mười Điều Răn. Mười Điều Răn chính Thiên Chúa nói. Và sau đây là chính lời Người:

Bản in Đọc tiếp 19.03.2009. 01:18