Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Các chương từ 1 đến 3 sách Sáng Thế: Một chìa khóa để hiểu quan hệ nam - nữ

Chúa Giêsu Chúa chúng ta, cũng như Thánh Phaolô đã tham chiều những chi tiết lịch sử trong sách Sáng Thế, từ chương 1 đến chương 3, để làm nòng cốt cho lời giảng dạy của các Ngài về vai trò nữ giới so với vai trò của nam giới, trong gia đình và trong cộng đoàn. Hãy nhìn cho tiết hơn sáu bản văn được sử dụng trong Tân Ước:

Bản in Đọc tiếp 11.07.2010. 18:44

Những Cuộc Hiện Ra Của Chúa Phục Sinh

Sự phục sinh của Đức Kitô là tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô quả quyết: “Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi trở nên vô ích và đức tin anh em cũng hão huyền” (1 Cr 15, 14). Từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến kết thúc tuần bát nhật Phục Sinh, các bài đọc thuật lại những cuộc hiện ra của Chúa Phục Sinh. Bài này viết về những cuộc hiện ra này với hy vọng chúng ta có thể nếm trải điều gì đó trong kinh nghiệm phục sinh nơi những Kitô hữu tin theo Đức Kitô vào thời kỳ đầu tiên.

Bản in Đọc tiếp 08.04.2010. 20:22

“Này là Mẹ con” (Gioan 19, 27)

Thánh Gioan là tác giả Phúc Âm duy nhất ghi lại sự hiện diện của Đức Maria, Thân mẫu của Chúa Giêsu ở bên thập giá của Người. Và khi nghiên cứu cặn kẽ toàn bộ tác phẩm của Gioan, chúng ta sẽ thấy một sự tương đồng khá nổi bật giữa câu chuyện tiệc cưới ở Cana (Ga 2,1-11) và câu chuyện dưới chân thập giá ở Gò Sọ (Ga 19,25-27).

Bản in Đọc tiếp 03.04.2010. 11:37

“Này là Vua các người” (Ecce Rex vester) (Gioan 19,13-15)

Đây là bức tranh cuối cùng, đồng thời là bức tranh vĩ đại nhất diễn tả cuộc diện kiến giữa Chúa Giêsu và Philatô.

Đứng về phương diện chú giải, từ ngữ then chốt định hướng cho nội dung của bức tranh này là động từ ekathisen mà cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là “đặt ngồi”: Philatô đặt Ngài ngồi trên toà ở nơi gọi là Nền đá, tiếng Hipri là Gabbatha.

Bản in Đọc tiếp 03.04.2010. 11:36

Người phụ nữ trong thi ca Việt Nam và trong Kinh Thánh

1. Trong nền thi ca Việt Nam

Trong kho tàng thi ca Việt Nam, đề tài về phụ nữ bao hàm người chị, người vợ người mẹ luôn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sĩ. Một số bài hát đề cao những đức tính rất đáng trân trọng của phái đẹp và đã đi vào lòng người.

Bản in Đọc tiếp 08.03.2010. 19:27

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 15 - Phương Pháp Giải Thích Thánh Kinh Theo Linh Đạo

Học Thánh Kinh không phải chỉ để biết về Thánh Kinh như những học giả, hay để khoe khoang. Mục đích của việc học Thánh Kinh là để hiểu biết Thiên Chúa và hiệp thông với Ngài. Trong bài 5 khi bàn về Lời Chúa trong Đời Sống Kitô hữu, chúng ta đã nói qua về lectio divina. Lection divina là phương pháp đọc Thánh Kinh nhằm mục đich hiệp thông với Thiên Chúa và gia tăng sự hiểu biết về Lời Chúa. Đó là một cách cầu nguyện bằng Thánh Kinh mà trong đó một người phải học, suy đi nghĩ lại, lắng nghe và cầu nguyện bằng Lời Thiên Chúa. Phương pháp này đã được dùng ngay từ đầu thế kỷ thứ 3. Đến thế kỷ thứ 6, nó đã trở thành thông dụng nhờ Thánh Bênêđictô. Mục đích của lectio divina là giúp chúng ta tìm thấy và đối thoại với Thiên Chúa trong Thánh Kinh, và nhờ đó chúng ta cũng tìm thấy Thiên Chúa trong thiên nhiên và tha nhân.

Bản in Đọc tiếp 01.02.2010. 11:59

Thư Giu-đa

Ngày nay đọc thư Giu-da, người ta có thể ngỡ ngàng vì có nhiều ám chỉ rất khó hiểu.

Thư này có ý nhắc bảo phải coi chừng những bậc thầy giả hiệu. Khó có thể biết những người này là ai. Chân dung của họ được diễn tả bằng những nét rất qui ước, những sáo ngữ dùng trong thể văn bút chiến của người Do thái vào buổi sơ khai của Ki-tô giáo. Họ là những người tham ăn, bê bối, gian lận, trục lợi v.v… Tác giả lên án họ là những kẻ gây rối trong Hội thánh, phỉ báng các thiên thần, chối bỏ Đức Giê-su Ki-tô. Phải chăng họ là những người theo thuyết Ngộ đạo, tự phụ vì đã đạt được kiến thức cứu độ, thế mà lại làm những điều vô luân và không tin vào mầu nhiệm nhập thể. Có lẽ vì vậy tác giả mỉa mai gọi họ là những kẻ thuộc “khí huyết”. Họ hãnh diện là có bản lãnh hơn người, nhưng thực ra họ chỉ sống theo bản năng, chứ đâu được Thần khí hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn khó biết họ chủ trương nhửng gì. Nhưng diều chúng ta có thể biết được: đó là chính môi trường của tác giả. Mội trường này liên hệ mật thiết với nhóm họ từ thế kỷ II trước công nguyên. Họ đã soạn ra loại văn chương khải huyền và truyền lại những tác phẩm như sách Hê-nóc, sách ông Mô-sê lên trời, di chúc của mười hai tổ phụ. Ở đây, tác giả cũng trích một đoạn trong sách Hê-nóc (1,14-15) và dùng sách ông Mô-sê lên trời hay một tài liệu nào giống như thế.

Bản in Đọc tiếp 27.01.2010. 00:15

Các thư thánh Gioan

1. Hoàn cảnh biên soạn thư

Các thư thánh Gio-an, ít là hai thư đầu, dường như không mang chi tiết nào về hoàn cảnh biên soạn và con người tác giả. Nhưng nếu khảo sát chính bản văn, ta sẽ biết được một cách khá chắc chắn hoàn cảnh của những người nhận thư và lý do thúc đẩy tác giả viết thư cho họ.

Bản in Đọc tiếp 20.01.2010. 00:22

Thư thứ 2 của Thánh Phê-rô Tông đồ

1. Thể văn và thần học

Sau lời chào như thường lệ (1,1-2), tác giả nhắc lại đặc tính của ơn gọi Ki-tô hữu (1,3-11). Được thông hiệp bản tính Thiên Chúa (1,4), Ki-tô hữu phải nên thánh. Và muốn vậy, phải trung thành giữ lời các ngôn sứ và Tông đồ truyền dạy (1, 12-21). Quả thế, giáo lý Ki-tô giáo không dựa vào chuyện ngụ ngôn mà dựa vào lời chứng của các Tông đồ và ngôn sứ đã được Thần khí linh hứng (1,21). Rồi tác giả lên tiếng mạnh mẽ kết án các luật sĩ giả. Họ không thế nào trốn thoát được hình phạt. Sau đó, tác giả trở về với đế tài ở chương 1 và bàn về vấn đề vì sao Chúa lâu trở lại (3,3-13). Người là Đấng kiên nhẫn và ngày của người rồi đây sẽ tới (3,3). Bức thư kết thúc bằng lời kêu gọi đế phòng.

Bản in Đọc tiếp 18.01.2010. 01:59

Ơn Linh Hứng Kinh Thánh (2)

Phần hai
BẢN CHẤT ƠN LINH HỨNG

Thiên Chúa là tác giả Kinh Thánh, còn con người là dụng cụ Thiên Chúa dùng. Nhưng hai yếu tố thiên linh và nhân loại ấy liên hệ với nhau như thế nào ? Nói khác đi, Thiên Chúa tác động nơi soạn giả thánh như thế nào ?

Bản in Đọc tiếp 11.01.2010. 09:54

<< Tr Đầu < Trước 1 2 3 4 5 ... Tr Cuối >>