Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Những Gì Kinh Thánh Chưa Kể Lại

§ BTGH

Hưởng ứng NĂM THÁNH PHAOLÔ 2008 – 2009, sau trọn một năm học hỏi Kinh Thánh qua cuộc đời, sự nghiệp và các thư tín của Thánh Phaolô, tất cả mạc khải đã trọn vẹn nơi Chúa Kitô, được ghi lại trong 73 quyền Sách Thánh quy chuẩn. Nhưng bên cạnh các Sách Thánh được Giáo Hội công nhận, thì từ xa xưa đến nay vẫn lưu hành gần như song song một số sách nói về những nhân vật có liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu, nhất là trong cuộc khổ nạn, chết và sống lại của Chúa. Những sách nầy vẫn bị gọi là NGUỴ THƯ, và tất nhiên không được Giáo Hội công nhận. BTGH xin giới thiệu một số trong những tác phẩm nầy, vì ít nhiều chúng cũng nói lên suy nghĩ, tâm tình của các tác giả (và không ít người đương thời) đối với Chúa Giêsu, rất đáng trân trọng. Tựa đề chung là: NHỮNG GỈ KINH THÁNH CHƯA KỂ LẠI.

Một cuộc trưng bày nghệ thuật lớn dành riêng cho các nguỵ thư, nghĩa là cho những câu chuyện và những nhân vật mà các Sách Thánh quy chuẩn không nói đến, không phải để vô hiệu hoá các Phúc Âm và Giáo Hội, mà là để làm cho các sách nầy nên gần gũi chúng ta hơn. Sandro Magister

Cuộc triển lãm năm ngoái được dành cho sách Sáng Thế Ký và năm trước đó nữa là dành cho sách Khải Huyền. Cả hai cuộc triển lãm đã thu hút đến tại Illegio, thị trấn nhỏ trong dãy Alpes Carniques, một số rất đông khách tham quan, ngất ngây chiêm ngưỡng các tuyệt tác nghệ thuật đến từ những viện bảo tàng quan trọng của Ý và của toàn thế giới. Thành công lớn đến nỗi cuộc triển lãm về sách Khải Huyền đã được các Viện Bảo Tàng Vatican ở Roma lấy lại.

Năm nay, từ 24.04 đến 04.10, đền lượt các Nguỵ thư được triển lãm ở Illegio, những hồi ký và truyền thuyết nầy vốn không có trong các sách Cựu Ước và Tân Ước, nhưng đã đi vào trong truyền thống Kitô giáo, được nghệ thuật lấy lại và được cũng được trình bày trong nhiều nhà thờ.

Nhiều tình tiết và nhân vật của lịch sử thánh, khởi đầu là con bò và con lừa bên cạnh Chúa Hài Nhi, đã được truyền lại bên ngoài các văn bản quy chuẩn Kinh Thánh. Ta có thể kể ra sinh nhật và tuổi thơ của Đức Maria cùng với cha mẹ Người, Anna và Joachim, hôn nhân của Mẹ với Thánh Giuse, tên tuổi, các hành vi cử chỉ của các nhà đạo sĩ, những chi tiết cuộc chạy trốn sang Ai Cập, ”giấc Miên Du” của Đức Trinh Nữ và Mẹ lên trời.

80 tác phẩm được quy tụ về Illegio, cảm hứng từ các Nguỵ Thư, là nhờ ở các nghệ sĩ hàng đầu như Brueghel và Le Guerchin,Durer và Le Caravage. Về Le Caravage, cuộc triển lãm sẽ giới thiệu trong các tuần đầu tiên bức tranh tuyệt vời “Giấc nghỉ trong khi trốn chạy sang Ai Cập” được lưu giữ ở Viện bảo tàng Doria Pamphili ở Roma: trong hki Đức Maria và Hải Nhi Giêsu ngủ, thì một thiên thần dạo đàn vĩ cầm một khúc thánh ca mà ca từ trích từ Kinh Nhã Ca, tay Giuse cầm bức liếp ngăn, con lừa nhìn và nghe, ngây ngất.

Trên bìa cuốn catalogue cuộc triển lãm, do Skira phát hành, có in một bức hoạ của Guerchin có niên đại 1628 vẽ cuộc gặp giữa Chúa Giêsu phục sinh và Mẹ Người, điều mà các Phúc Âm cũng không thuật lại.

Lựa chọn dành cuộc triển lãm nầy cho các Nguỵ Thư không phải là không có liên hệ với việc sử dụng hiện nay một số văn bản ngoài các Sách Thánh. Từ “Mật mã Da Vinci” cho đến chuyện Giudà, ngày nay có cả một rừng sách và phim chủ yếư nhắm vô hiệu hoá các Phúc Âm: những cuốn sách và những bộ phim nầy tự giới thiệu như những người mang một “chân lý ẩn tàng”, bị chính các Phúc Âm và Giáo Hội che dấu.

Khía cạnh “chân lý bị che dấu” nầy thuộc về các bản văn nguỵ thư thuộc loại ngộ thuyết các thế kỷ đầu. Không lạ gi khi nó tìm lại được thành công ngày nay, với thuyết ngộ đạo hiện đại bài-Kitô giáo.

Các tác phẩm nghệ thuật được triển lãm ở Illegio cho thấy ngược lại rằng một phần lớn các Nguỵ Thư đã có và có thể sẽ còn có một vai trò hoàn toàn khác: không những không chống lại các sách Phúc Âm quy chuẩn và làm chúng ra vô hiệu, mà còn làm cho trình thuật các phúc âm lan rộng, làm cho việc hiểu chúng thêm phong phú, nuôi dưỡng lòng sùng kính chúng, trong tính liên tục đối với phần chính yếu của cái nên căn các Sách Thánh.

Thêm lý do để thăm dò tổng thể rộng lớn các thủ bản ngoài quy chuẩn. Đó là điều mà Đức TGM Gianfranco Ravasi, chuyên gia nỗi tiếng thế giới về Kinh Thánh và văn chương liên quan, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách văn hoá, làm dưới đây, một cách hết sức hấp dẫn.

Đức TGM Ravasi là một trong những người đã chính thức giới thiệu cho công chúng cuộc triển lãm ở Illegio về các Nguỵ thư vào ngày 23.04 tại đại sứ quán Ý bân cạnh Toà Thánh,ở Roma. Thuyết trình của Ngài cũng đã được đăng trong tờ Osservatore Romano số ra ngày 24.04.2009, dưới tiêu đề: ”Tiếng gà quay gáy và sự trở lại của quan Philatô”. Ravasi nghiên cứu những khai triển mà các Nguỵ Thư đem đến cho các trình thuật cuộc Khổ Nạn. Sự trở lại của Phonxiô Philatô là một trong những triển khai nầy: nó đi vào truyền thống đến mức Giáo Hội Êthiopia tôn kính vị tổng trấn La Mã, kẻ đã lên án tử Chúa Giêsu, như một vị thánh

Lễ Vượt Qua Theo Các Bản Văn Ngụy Thư
Giuđa – Philatô - Đức Maria

Gianfranco Ravasi

Một cách nghịch lý, không khó để tổ chức một cuộc triển lãm dùng các phúc âm nguỵ thư làm sợi chỉ xuyên suốt, như cuộc triển lãm quy mô lớn ở Illegio mở cửa từ 24,04 cho thấy. Thị trấn nhỏ trong núi Alpes nầy nỗi tiếng nhờ các biến cố nghệ thuật đặc biệt nầy.

Quả thật văn chương nầy đã có được thành công ngoại thường trong nghệ thuật và truyền thống bình dân. Từ “Nguỵ thư” trong tiếng Hy Lạp là những sách “bị che dấu” - quả thật bao gồm một loại tác phẩm văn chương và tôn giáo rộng lớn, thỉnh thoảng kém chất lượng, song song nhưng lại độc lập so với Cựu Ước và Tân Ước vốn chứa đựng các sách quy chẩn, những sách mà Đạo Do Thái và Kitô giáo công nhận như là các văn bản thánh, được Thiên Chúa linh ứng. Những văn kiện nầy cũng hiện diện trong giai đoạn đầu của Đạo Do Thái thời Cựu Ước và còn làm thành một chương của văn chương tôn giáo Do Thái nữa.

Các nguỵ thư Do Thái quy tụ ít nhất 65 văn bản khác nhau, được sáng tác giữa thế kỷ thứ 3 trước CN và thế kỷ thứ 2 và có liên quan đến những ngữ cảnh và loại hình khác nhau. Chẳng hạn, những thủ bản có tính cánh chung như ba cuốn sách của Enoch quan trọng vì chúng đưa ra một chứng từ đa dạng nhưng quyết định về rất nhiều ý niệm về Do Thái giáo. Cũng có y nghĩa nữa đó là “những lời ước” được đặt vào môi miệng của các nhân vật Kinh Thánh khác nhau như là các tổ phụ hoặc ông Gióp, ông Môse và vua Salomon. Cũng có một loạt tác phẩm mang tính triết lý hoặc minh triết, như chuyện kể xưa cũ của Achilar có nguồn gốc từ Babylone, được lấy lại sử dụng và được thế giới Do Thái biến đổi, trở thành rất phổ biến. Do vậy người ta tìm thấy một số rất lớn kinh nguyện, vịnh ca mà một số đã được khám phá ra ở Qunran, bên bờ Biển Chết, ở một trong những khám phá lừng danh nhất thế kỷ 20. Cũng nên ghi nhận những thêm thắt và đào sâu tự do các bản văn Kinh Thánh như “Đời sống của Adam và Eva” hoặc truyện tình giữa Giuse và Asenet.

Cuộc triển lãm ở Illegio đưa ra những trình bày nghệ thuật gắn liền với các nguỵ thư Kitô giáo tìm cách dựng lại cuộc đời Chúa Giêsu, thường là hết sức tự do, tạo ra những [bản] phúc âm mới, nhưng không thiếu những sách như sách Khải Huyền hoặc Công Vụ các tông đồ khác biệt nhau và các thư dựa theo mẫu các thư của Thánh Phaolô. Những cái đó tạo thành một khối lượng quan trọng những thủ bản Kitô giáo, nẩy sinh chủ yếu từ lòng mộ đạo bình dân, song cũng cả ở trong các môi trường học thức. Chúng ta đang nghĩ tới những sách theo ngộ thuyết Ai Cập. Mặc dù ước ao được đứng vào hàng ngũ và bổ sung các sách quy chuẩn, chúng bị tranh cãi và phản đối mạnh mẽ. Sự loại trừ nầy, chủ yếu do chất lượng thần học của chúng đáng ngờ và tính chất tuỳ tiện trong sáng tạo lịch sử, song cũng không ngăn cản được chúng đi vào lòng mộ đạo bình dân, trong cả lịch sử lẫn thần học, trong phụng vụ và nhất là trong truyền thống nghệ thuật các thế kỷ tiếp theo.

Như những du khách bị bất ngờ ngạc nhiên, ta hãy đi vào khu rừng những trang sách, hình ảnh, những bất ngờ, những biểu tượng, những hư cấu tuỳ hứng. Ta sẽ khám phá ra, chẳng hạn, “những sự ngớ nghệch thần thiêng” của Hài Nhi Giêsu: Người làm cho các bạn cùng chơi chết đi rồi làm cho sống lại hơặc biến họ thành dê cừu; làm cho giáo viên bị tê liệt do ông ta định đánh Người vì sự hiểu biết quá mức của Người; nhưng Người biết chữa các vết rắn cắn, lôi ra khỏi lò lửa hoặc giếng nước, bằng một phép lạ, những đứa trẻ bị rơi vào đó. Người làm một cái giường từ xưởng mộc của Thánh Giuse mà không cần đụng chân tay vào.

Giữa hàng chục chuyến hành trình trong khu rừng văn chương nầy, hãy chọn một hành trình sao cho nó dẫn chúng ta tới biến cố Phục Sinh của Chúa Kitô, thời kỳ phụng vụ chúng ta đang sống. Quả thật một khối lượng đồ sộ những trình thuật tả lại những giờ của tuần mà chúng ta gọi là tuần ‘thánh’. Chúng ta chỉ chọn một vài vai diễn những ngày u ám và vinh quang nầy, bằng việc rút ra từ những đề tài khác nhau được giới thiệu tại cuộc triển lãm nầy.

* * *

Người đầu tiên chúng ta gặp là Giudà Iscariot, kẻ phản bội, một nhân vật tiếp tục làm phát sinh những “nguỵ thư” mới cho tới ngày nay, với những tiểu thuyết và tác phẩm của nhiều tác giả hiện đại. Với những nguỵ thư cũ, thì câu chuyện của kẻ phản bội Chúa Giêsu có gốc rễ xa xưa và rất tuỳ hứng hư cấu.

Theo “Phúc Âm Ả Rập về thời thơ ấu của Đấng Cứu Thế”, một nguỵ thư mà các Kitô hữu Đông phương và cả người Hồi giáo rất thích thú, là con của Cai-pha, Giudà ngay từ tấm bé đã cho thấy những dấu hiệu bị quỷ ám. Nhưng theo một bản văn Cốp Ai Cập, vợ y nhận về nhà nuôi đứa con mới sinh của Giuse Arimathia, kẻ sau đó sẽ dâng ngôi mộ gia đình để an táng xác Chúa Giêsu. Khi Giuda về lại nhà mình với 30 đồng bạc do phản bội

[bán Chúa Giêsu] thì đứa bé nầy không chịu bú sữa nữa. Ông bố Giuse của cháu được mời đến: vừa nhìn thấy ông, bằng một phép lạ, đứa bé bắt đầu hét to:” Cha ơi, hãy đến, hãy kéo con ra khỏi bàn tay người phụ nữ nầy vì bà ta là một con thú dữ. Hôm qua, vào giờ thứ chín, họ đã nhận giá máu của Đấng Công Chính”. Quả thật, vẫn theo các văn bản nguỵ thư, chính vợ Giudà đã đẩy Giuda tới chổ phản bội vì do lợi lộc: từ khá lâu bà đã ép chồng bà ăn trộm tiến trong quỹ chung của các môn đệ, do chính y được giao quản lý (x. Ga 12,6).

Nhưng màn gây ngạc nhiên nhất lại được thuật trong Hồi Ký hoặc Phúc Âm theo Nicôđêmô, nguỵ thư nỗi danh bằng tiếng Hy Lạp mà nay chúng ta có phiên bản Cốp và La tinh, có thể là từ đầu thế kỷ thứ 2. Giuda, sau khi đã phản bội Chúa Giêsu, trở về nhà mình, ủ dột và quyết định tự tử. Vợ y tìm cách thuyết phục y đừng tự vẫn, bảo đảm sẽ chẳng có việc Chúa Giêsu sống lại bao giờ. Khi quay một con gà cho bửa ăn, bà cá với chồng bà:

” Nếu con gà mà tôi đang quay đây có thể gáy, thì bấy giờ ông Giêsu mới có thể sống lại. Nhưng khi bà đang nói thì con gà nầy xoè đôi cánh và gáy ba lần. Bấy giờ Giuđa xác tín điều đó, làm một vòng thòng lọng với sợi dây và đi tự vẫn”.

Tất nhiên đó là việc lấy lại dưới một hình thức siêu thực và quá đà chủ đề trong phúc âm về con gà gáy vào lúc Phêrô chối Thầy. Nhưng những nguỵ thư khác mô tả cái chết của Giuđa như một vụ nổ bụng do thi thể phồng to quá mức - nhắc đến và sử dụng hình ảnh trong sách Công Vụ - và trình bày cảnh linh hồn y tuyệt vọng lang thang trong hoả ngục.

* * *

Việc nguỵ thư trăm hoa đua nở là khó bề tránh khỏi về những gì liên quan đến một nhân vậy chính khác trong những giờ sau hết Chúa Giêsu còn ở trần gian trong trình thuật Phúc Âm: vị tổng trấn La mã Phong-xiô Philatô. Vào khoảng năm 155, nhà văn và đấng tử vì đạo Kitô giáo Justin gọi “Công vụ Philatô” những Hồi ký của Nicôđêmô mà chúng ta vừa nói đến. Người ta tìm thấy ở đó một sự tái dựng rất sống động vụ án mà người La Mã nầy làm với Chúa Giêsu, Đấng mà những lời tố cáo chủ chốt được ghi nhận là sự ra đời bất hợp pháp, kết quả của những quan hệ tội lỗi, và những vi phạm luật của Chúa Giêsu, nhất là vi phạm luật nghỉ ngày Sabbat. Nhưng chúng ta hãy nhường lời cho người kể truyện xưa cũ vốn đã vinh danh sự cao cả siêu việt của Chúa Kitô. ”Philatô gọi một mõ toà và nói với người ấy: ngươi hãy dẫn Giêsu tới đây cho Ta, nhưng nhẹ nhàng thôi nhé! Viên mõ toà đi ra và nhận ra Chúa Giêsu, anh ta sụp lạy Người, trải tấm vải đang cầm trong tay xuống đất và nói với Người: Lạy Chúa, xin hãy bước lên trên đó và đi đến, bởi vì ông tổng trấn yêu cầu gặp Người […]. Khi Chúa Giêsu vào trong nhà Philatô, những con chim ó trên các cờ hiệu mà những người lính mang cờ, đều cúi đầu thờ lạy Chúa Giêsu”. Sau đó những kẻ làm chứng biện hộ xin tha diễu hành qua lại trước mặt Philatô: những người mù, những người bại liệt, một anh gù, một bà bị băng huyết, tất cả đều đã được Chúa Giêsu chữa lành, kể cả Nicôđêmô, thành viên thượng hội đồng Do Thái.

Lúc ấy chính bà vợ của quan tổng trấn Philatô vào cuộc. Các nguỵ thư đều gọi bà cùng một tên: Claudia Procula hoặc Procla. Philatô nói với những người tố cáo: ” Các ông biết vợ tôi gần gũi các ông về cái nhìn Đạo Do Thái của bà ấy. Người Do Thái trả lời: Vâng, chúng tôi biết rõ điều đó! Philatô nói: Vậy mà vợ tôi đã gửi cho tôi một thông điệp: Đừng có điều gì xãy ra giữa ông và Người Công Chính ấy! Quả thật đêm rồi tôi đã chịu nhiều đau khổ vì người ấy. Bấy giờ người Do Thái trả lời với Philatô: Chẳng phải chúng tôi đã nói với ngài rằng y à một tay ảo thuật đó sao? Chính y đã gửi một giấc mộng cho vợ ngài”.

Ở đây người ta thấy rõ là cơ sở trình thuật của phúc âm quy chuẩn của Thánh Mat-thêu (Mt 27,19) được thêm hoa lá màu mè. Ở điểm nầy của trình thuật, Philatô – theo Phúc âm Thánh Phêrô, vốn được coi là ‘kỳ cựu nhất ngoài quy chuẩn về cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô (viết khoảng năm 100 và chỉ được khám phá vào năm 1887 ở vùng Thượng Ai Cập trong ngôi một của một tu sĩ) – “đứng dậy; không một người Do Thái nào rửa tay, cả Hêrôđê và các quan toà cũng thế”. Như vậy chỉ có một mình Philatô rửa tay, tuyên bố một cách tượng trưng là mình vô tội. Sau đó, vẫn theo Hồi Ức của Nicôđêmô, “ông ta ra lệnh kéo màn phía trước chiếc ghế ngà (dành cho các quan cao cấp La mã) và nói với Chúa Giêsu: Dân của ông tố cáo ông lấy tước hiệu vua. Vì vậy tôi đã quyết nghị rằng, để tôn trọng luật lệ của các hoàng đế mộ đạo, ông sẽ bị đánh đòn và sau đó bị đóng đinh trong khu vườn nơi ông đã bị bắt. Dismas va Gestas, hai đứa làm điều ác, sẽ phải chịu đóng đinh với ông”. Và như vậy xuất hiện danh tính không chắc chắn gì của hai người cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu, vốn vô danh trong phúc âm Thánh Luca (Lc 23, 39 – 43)

Nhưng chính cuộc sống về sau của Philatô đã làm nổ tung khả năng tưởng tượng của các nguỵ thư, kể cả ở thời hiện đại: hãy kể ra “Tổng Trấn Giuđêa” của [nhà văn] Anatole France. “ Quan điểm về Phongxiô Philatô “ của Paul Claudel, “Bà Vợ của Philatô” của Gertrud von Le Fort; “Ponce Pilate” của Roger Caillois, “Pilate” của Friedrich Durrenmatt,” Ông Chủ và Margarita” của Mikhail A. Boulgakov và còn nhiều nữa.

Từ thời Kitô giáo cổ xưa người ta đã có được một báo cáo nguỵ thư của Philatô gửi cho các hoàng đế Tibere và Claude với các thư trả lời của những người nhận, một thư của Philatô gửi vua Hêrôđê và một “sách ghi chép việc làm” [paradosis] của Philatô. Còn có cả những nguỵ thư ngoại giáo về Philatô “ sử gia Kitô giáo Eusebe ở Xêdarê phàn nàn rằng hoàng đế Maximin Daia có thể đã phân phát trong các trường học, vào năm 311, những hồi ký giả mạo của Philatô ‘đầy những phạm thượng chống lại Chúa Kitô” và đã truyền lệnh rằng các học sinh học thuộc lòng chúng để kích động hận thù chống lại Kitô-giáo. Nhưng các nguỵ thư Kitô giáo lại đặc biệt tất bật về cái chết của Philatô, với những kết quả ngược lại.

Mặt khác, cuốn “Paradosis” (truyền thống sống động) nêu tên trên đây mô tả kết cục bi thảm của Philatô trong một buổi săn bắn với hoàng đế. “Một hôm, tại buổi đi săn, Tibêriô đuổi theo một con hoẳng; nhưng con vật ngừng lại trước của một cái hang. Philatô tiến tới gần để nhìn xem. Trong khi ấy Tibêriô cũng đã phóng đi một mũi tên để giết con vật, nhưng mũi tên lao qua lối vào hang và giết chết Philatô ”.

Ấn tượng hơn nữa là kết thúc do một bản văn khác kể và trở nên phổ biến ở thời Trung Cổ: Philatô tự sát ở Roma bằng một cú đâm từ chính con dao găm quý báu của ông ta. Bị buộc vào một cục tạ lớn và ném xuống sông Tibre, thi hài phải được vớt lên lại: nó thu hút các thần dữ, khiến việc tàu bè thông thương trên dòng sông nầy trở thánh nguy hiểm. Được mang về Pháp và dìm xuống sông Rhône, thi hài lại được thu hồi và đem chôn cất ở Lausanne. Nhưng ở đó cũng vậy, thi thể của ông do đầy ác quỷ, phải khai quật lần nữa và ném vào một cái giếng nước tự nhiên trên núi cao.

Mặt khác, truyền thống nguỵ thư Kitô giáo ngược lại ca tụng sự trở lại đạo của Philatô, người chết tử vì đạo, bị xử trảm theo lệnh của Tibêriô và được Chúa Kitô đón tiếp ở trên trời. Không phải vô cớ mà Giáo hội Êthiôpia đã khắc ghi vào lịch phụng vụ của mình vị tổng trấn La mã mà họ sùng bái như là vị thánh.

Vợ ông Claudia Procula cũng chung số phận. Đây quả thật là một phiên bản khác về cái chết của Philatô, theo cuốn “Paradosis” đã nêu tên. “Vị chỉ huy Labius được giao việc xử trảm, đã chặt đầu Philatô và một thiên thần của Chúa tiếp nhận cái đầu ấy. Vợ ông Procula, khi nhìn thấy vị thiên thần sắp lấy đầu chồng và, lòng bỗng hoan hỉ và trút hơi thở cuối cùng. Như vậy bà được an táng chung với Philatô chồng bà theo ý muốn và sự ân cần của Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta”. Sự trở lại đạo của viên tổng trấn diễn ra nhân dịp Chúa Kitô sống lại, theo phúc âm Gamaliel, tác phẩm đạo Cốp thế kỷ thứ 5. Quả thật, ”khi vào trong ngôi mộ Chúa Kitô, Philatô cầm lấy các dải băng, đưa lên miệng hôn và oà khóc lòng tràn gập mừng vui. Sau đó ông quay về phía một trong các đại đội trưởng của ông vốn bị mất một con mắt trong khi giao chiến và nghĩ: Tôi tin chắc những dãi băng nầy sẽ trả lại thị giác cho mắt anh ta. Áp các dãi băng sát vào anh ta, Philatô nói với anh: Bạn không ngửi thấy hương thơm từ những dãi băng nầy sao, người anh em? Không hề nghe mùi tử thi, nhưng là mùi hoàng bào thấm đẩm hương hoa dịu ngọt […]. Vị đại đội trưởng cầm những dãi băng nầy và bắt đầu vừa hôn vừa nói: Tôi tin chắc rằng thi hài được các băng vải nầy bao cuốn, đã sống lại từ kẻ chết! Ngay lúc mặt anh ta chạm vào các dãi băng, mắt anh được lành và nhìn thấy sánh sáng mặt trời tươi vui như trước kia. Như thể là Chúa Giêsu đã đặt tay trên anh giống hư người mù bẩm sinh vậy”

* * *

Trong nhiều nguỵ phúc âm, có một chương đặc biệt dành cho các nhân chứng sự sống lại, được nhân lên so với các Phúc Âm quy chuẩn và trở thành những người nhìn xem những sự kiện hiển linh chói ngời. Ta hãy nghe chính Philatô thuật lại thế nào kinh nghiệm của ông theo phúc âm Ganaliel đã nêu trên: ”Tôi đã thấy Chúa Giêsu bên cạnh tôi! Sự chói ngời của Người vượt trên sự chói sáng của mặt trời và toàn bộ thành phố được soi sáng bằng ánh sáng đó, trừ hội đường người Do Thái. Người nói với tôi: nầy Philatô, có lẽ con khóc vì con đã cho đánh đòn Giêsu? Đừng sợ! Ta là Giêsu đã chết trên thập giá và Giêsu đã sống lại từ kẻ chết. Ánh sáng mà con thấy đây là vinh quang sự phục sinh của Ta đổ tràn niềm vui cho toàn thế giới! Hãy chạy đến mộ nơi đã an táng Ta: con sẽ thấy các dãi băng liệm để ở đó và các thiên thần canh giữ chúng, hãy nhảy bổ lên các dãi khăn ấy và hãy hôn chúng. Hãy trở thành chiến sĩ sự phục sinh của Ta và con sẽ thấy những phép lạ vĩ đại tại mồ đã an táng Ta: người bất toại đi được; người mù nhìn thấy được và người chết được sống lại. Hãy vững mạnh, hỡi Philatô, để được chiếu sáng bởi ánh huy hoàng sự phúc sinh của Ta mà người Do Thái sẽ phủ nhận”. Và quả nhiên khi tới bên mộ Chúa Giêsu, Philatô – như chúng ta đã thấy - sẽ đi từ ngạc nhiên nầy sang ngạc nhiên khác, gặp cả anh trộm được sống lại.

Như thế trong các sách nguỵ thư, một Kitô “khác” sống lại gặp một đám đông so với trình thuật các Phúc Âm quy chuẩn đúng mực và nghiêm ngặt hơn.

Chẳng hạn một cuộc hiện ra dành riêng cho Thánh tông đồ Bartôlômêô trong ngụy phúc âm mang tên Ngài: vào dịp ấy, Chúa Giêsu mạc khải tất cả moi bí mật của âm ty, nơi Người đã qua thời gian trôi đi từ khi chết cho đến sáng ngày lễ Vượt Qua. Trong một bản văn khác, chính Giuse Arimathia gặp Chúa Giêsu đã sống lại. Bị người Do Thái bắt giam vì đã dâng ngôi mộ của mình cho Chúa Giêsu, ông thấy Chúa Giêsu và người trộm lành tiến tới trong bóng tối căn xà lim giam giữ ông: ”một ánh sáng loá mắt chiếu soi căn phòng; toà nhà bị nâng lên ở bốn góc, một lối đi được mở và tôi đi ra. Chúng tôi đi Galilêa, quanh Chúa Giêsu chiếu toả một ánh sáng chói chan với mắt người phàm và anh trộm lành thì ngát hương thơm dễ chịu, hương thiên đàng”. Phêrô, ngoài những lần thấy Chúa Giêsu hiện ra sau phục sinh theo ‘quy chuẩn’, thì khi trên đường đi Roma,c ũng đã có một cuộc gặp gỡ đặc biệt, do sách Công Vụ Thánh Phêrô thuật lại, một nguỵ thư được sáng tác vào giữa các năm 180 và 190 và đã trở thành nền tảng cho cuốn “Quo vadis?” (Thầy đi đâu vậy?), cuốn tiểu thuyết nỗi tiếng do nhà văn người Ba-Lan Henryk Sienkiewicz viết giữa các năm 1894 và 1896.

* * *

Truyền thống nguỵ thư khác đặc biệt sôi nổi: truyền thống liên quan đến Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Các phúc âm quy chuẩn không nói gì về cuộc gặp gỡ của Mẹ với Đấng phục sinh. Thực tế sau màn xảy ra ở Calvariô (Ga 19,25 – 27), người ta bước qua qua màn trong Công Vụ [tông đồ] theo đó các môn đệ của Chúa Giêsu “tất cả cùng toàn tâm cầu nguyện” với Đức Maria ‘ở tấng trên ngôi nhà [ở Giêrusalem] nơi họ cư ngụ” (Cv 1,13 – 14), mà không nói thêm gì về cuộc gặp gỡ giữa Đấng Phục Sinh và Mẹ Người. Các ngụy thư bổ sung thiếu sót nầy một cách khá dồi dào.

Ta hãy lấy lại Phúc Âm theo Gamaliel. Đức Maria, kiệt sức vì đau khổ, ở lại nhà và chính Thánh Gioan là người đã cho Mẹ biết về ngôi mộ của Con Mẹ, nhưng Mẹ không đành lòng rời xa mộ Chúa Giêsu. Nước mắt chan chứa, Mẹ nói với Thánh Gioan: “Dù cho mộ Con Ta vinh hiển như con tàu ông Noê, thì Ta cũng không cảm thấy được an ủi chút nào, nếu Ta không được nhìn thấy con ta để khóc thương ở nơi đó”. Thánh Gioan trả lời:

” Làm sao chúng ta có thể đi đến nơi đó được chứ? Trước mộ có bốn người lính đội quân của ông tổng trấn đứng canh![…] Nhưng Đức Trinh Nữ không để bị ngăn cản và mới tờ mờ sáng chúa nhật, Mẹ đi đến ngôi mộ. Vừa chạy đến nơi, Mẹ nhìn quanh Mẹ và thấy tảng đá đã được lăn sang một bên, làm ngôi mộ lộ ra! Bấy giờ Mẹ kêu lên: Phép lạ nầy xảy ra vì Con Ta! Mẹ cúi mình về phía trước, nhưng không nhìn thấy thi thể Con Mẹ trong ngôi mộ. Khi mặt trời hiện ra, trong khi lòng Mẹ âu lo và buồn sầu, thì Mẹ cảm thấy ngôi mộ toả ra một hương thơm đến từ bên ngoài: hình như là hương thơm cây sự sống! Đức Trinh Nữ quay người lại và ở gần một bụi cây hương, Mẹ nhìn thấy Thiên Chúa đứng đó, mặc một chiếc áo rực rỡ màu đỏ thiên cung”.

Nhưng Đức Maria không nhận ra Con Mẹ trong nhân vật vinh hiển nầy. Bấy giờ bắt đầu một cuộc đối thoại giống như cuộc đối thoại trong Phúc Âm Thánh Gioan (Ga 20,11 – 18) giữa Maria-Mađalêna và Chúa Kitô đã sống lại và mầu nhiện nầy cuối cùng đã được soi sáng: ”Hỡi Maria, xin đừng bối rối. Hãy nhìn cho kỹ mặt Con và hãy xác tín Con là Con Mẹ”. Và Đức Maria trả lời vừa chúc cho Con Mẹ một “sự sống lại hạnh phúc”, vừa quỳ gối để tôn thờ và hôn chân Con Mẹ.

Một chứng từ khác, còn phóng đại hơn nhiều, về cuộc hiện ra của Đấng Phục Sinh với Mẹ Người được lưu giữ trong một đoạn văn Cốp thế kỷ thứ 5 – 7, dịch từ một văn bản còn cổ xưa hơn nhiều. ”Đấng Cứu Độ đã hiện ra trên chiếc xe lớn của Chúa Cha và nói bằng ngôn ngữ thiên giới Người: Maricha, marima, Tiath, nghĩa là: Mariam, Mẹ của Con Thiên Chúa! Mariam hiểu ý nghĩa câu nói nầy: bấy giờ Mẹ quay lại và trả lời: Rabbuni, Kathiath, Thamioth, có nghĩa là: Hỡi Con Thiên Chúa! Đấng Cứu Độ nói với Mẹ: Kính chào Mẹ, Đấng đã ban sự sống cho toàn thế giới! Kính chào, Mẹ của con, hòm bia thánh của con, thành phố của con, chỗ con cư ngụ, y phục vinh hiển của con mà con đã mặc khi đến trong trấn gian! Kính chào, bầu chứa đầy nước thánh! Toàn thể thiên đàng hân hoan vì công đức của Mẹ. Con nói với Mẹ điều đó, hỡi Mẹ Maria, mẹ của con: ai yêu Mẹ là yêu sự sống. Đoạn Đấng cứu độ nói thêm: Mẹ hãy đi tìm anh em con và nói với họ rằng con đả sống lại từ kẻ chết và con sẽ về cúng Chúa Cha của con, cũng là của Mẹ và của họ; về với Thiên Chúa của con, cũng là Thiên Chúa của Mẹ và của họ […]. Đức Maria nói với Con Mẹ: Giêsu, Đức Chúa và Con duy nhất của Mẹ, trước khi lên trời về cùng Cha con, con hãy chúc phúc cho Mẹ vì mẹ là mẹ của con, ngay cả khi con không muốn Mẹ đụng đến con! Và Chúa Giêsu, sự sống của hết thảy chúng ta, đã trả lời Mẹ: Mẹ sẽ ngồi với con trong Nước Con. Bấy giờ Con Thiên Chúa được nâng lên cao trong chiếc xe các thiên thần hộ giá, trong khi vô số cơ binh thiên thần hát ca: Alleluia! Đấng Cứu Độ giang cánh tay phải và chúc lành cho Đức Trinh Nữ”.

Với bản văn nầy, từ nay chúng ta ở trong một lãnh vực khác, lãnh vực tôn sùng Mẹ Maria, đặc biệt tha thiết nơi các Giáo Hội Đông phương.

[….]

Chiesa,28.04.2009

BTGH chuyển ngữ và giới thiệu

Đọc nhiều nhất Bản in 01.07.2009. 00:02