Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Kinh Thánh Chỉ Có Thể Hiểu Với Giáo Hội

§ BTGH

Ngày 22.04.2009, phát biểu với 30 đại diện Uỷ ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh tiếp sau phiên họp khoáng đại của họ, dưới sự dẫn dắt của ĐHY Joseph Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha nói rằng việc hiểu Sách Thánh đúng đắn không đến từ “ảo tưởng mang tính chủ nghĩa cá nhân rằng các văn bản Kinh Thánh có thể hiểu tốt hơn bên ngoài cộng đồng những kẻ tin”, mà đúng ra là bắt nguồn từ Thánh Truyền Giáo Hội.

Linh Ứng và Chân Lý trong Kinh Thánh”, chủ đề hội nghị khoáng đại của Uỷ Ban Gíao Hoàng về Kinh Thánh là một chủ đề đụng chạm tới một đề tài mà các học giả Kinh Thánh đã tranh luận một cách sôi nỗi trong thế kỳ 20. Nhiều học giả Kinh Thánh, Công giáo và ngoài Công giáo, đã triển khai thành một nghiên cứu hàn lâm tách rời khỏi lời những người còn sống của Giáo Hội.

Khởi đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề đã được chọn nầy, vốn “không chỉ liên quan đến những kẻ tin mà thôi, mà chính Giáo Hội nữa, bởi vì đời sống và sứ mệnh Giáo Hội nhất thiết phải dựa trên Lời Chúa”, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Hiến Chế “Dei Verbum“ (Lời Chúa) đã khẳng định rằng Thiên Chúa là Tác Giả của Kinh Thánh và trong Sách Thánh, Thiên Chúa nói theo cách thế nhân loại. Đức Thánh Cha đưa ra ba tiêu chí mà Công Đồng Vatican II quy định để hiểu đúng đắn Kinh Thánh. Người giải thích: “Để có thể hiểu kinh Thánh đúng đắn, chúng ta phải xem xét thận trọng những người viết tiểu sử thánh thật sự muốn nói điều gì và Thiên Chúa muốn mạc khải điều gì qua những điều họ viết”.

Một là, “Sách Thánh là độc nhất bởi vì tình duy nhất kế hoạch của Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu Kitô là trung tâm và là điểm chủ chốt của kế hoạch ấy”.

Hai là, “Kinh Thánh phải được đọc trong ngữ cảnh Thánh Truyền sống động của toàn Gíao Hội…Trong Truyền Thống của Giáo Hội giữa ký ức sống động về Lời Chúa và chính Chúa thánh Thần là Đầng cho Giáo Hội cách hiểu từ đó đúng hợp với ý nghĩa thiêng liêng của nó.

“Tiêu chí thứ ba liên quan đến việc cần thiết phải lưu tâm đến sự giống nhau của niềm tin; nghĩa là đến sự gắn kết giữa các sự thật của cá nhân về đức tin, cả hai với nhau và với toàn thể kế hoạch Mạc Khải và sự tròn đầy chương trình cứu độ của Thiên Chúa kèm theo trong kế hoạch ấy”.

Đức Thánh Cha nói: “Nhiệm vụ của các học giả là cống hiến tiếp theo những nguyên tắc đã nêu trên đây, cho một sự hiểu biết và trình bày sâu xa hơn ý nghĩa của Kinh Thánh”.

Vốn bản thân là một nhà hàn lâm, Đức Biển Đức cũng cảnh báo các học giả Kinh Thánh Công giáo rằng việc nghiên cứu Sách Thánh không được giảm thành một hoạt động đơn thuần mang tính hàn lâm, nhưng phải bao hàm một nhận thức am hiểu về ”Lời Chúa trong các văn bản nầy”. “Sự giải thích Sách Thánh không thể chỉ là một quyết tâm cá nhân mang tính hàn lâm, nhưng phải luôn được so sánh với, được lồng vào trong và được xác thực bằng Thành Truyền sống động của Gíao Hội”. Đức Thánh Cha nhận định: “Tiêu chí nầy là chủ yếu để bảo đảm một sự trao đổi đúng đắn và hỗ tương giữa khoa chú giải Kinh Thánh và Huấn Quyền Gíáo Hội”.

Nhưng Đức Thánh Cha còn đi xa hơn với việc nhắc nhở các học giả Kinh Thánh tránh sai lầm, khi nói: “Các nhà chú giải Kinh Thánh không nuôi dưỡng ảo tưởng mang tính cá nhân chủ nghĩa rằng các văn bản Kinh Thánh có thể được hiểu tốt hơn bên ngoài cộng đồng những kẻ tin. Điều ngược lại mới đúng, vì những văn bản nầy không được ban cho các từng cá nhân các học giả ‘để thoả mãn sự tò mò của họ hoặc để cung cấp cho họ chất liệu để nghiên cứu và tìm tòi’ (Divino Afflante Spiritu, EB 566). Những văn bản được Thiên Chúa linh ứng đã được giao cho cộng đồng những kẻ tin, cho Giáo Hội Chúa Kitô, để dưỡng nuôi đức tin và để hướng dẫn đời sống bác ái”

Đức Giáo Tông cũng tóm tắt sự hiểu biết Kinh Thánh và Thánh Truyền của Giáo Hội: “Sách Thánh là Lời Chúa trong đó được viết ra dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Truyền, mặt khác, truyền giao lại toàn bộ Lời Chúa như đã được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần giao phó cho các Thánh Tông Đồ và những người kế vị các ngài, sao cho các ngài, được soi sáng bởi Thần Chân Lý, có thể gìn giữ, giải thích và phổ biến qua lời rao giảng của họ một cách trung tín”.

Đức Biển Đức XVI kết thúc bài nói chuyện của Người với việc nhấn mạnh sự cần thiết phải làm cho hài hoà giữa Huấn Quyền và việc nghiên cứu chuyên sâu. ”Chỉ trong bối cảnh Giáo Hội thì Kinh Thánh mới có thể được hiểu như là Lời Chúa đích thực, là hướng đạo, tiêu chí và luật lệ cho đời sống Giáo Hội và sự phát triển thiêng liêng của những kẻ tin. Cách thức nầy trong khi loại bỏ mọi cách giải thích vốn chủ quan và bị giới hạn vào sự phân tích [và từ đó] không có khả năng chấp nhận ý nghĩa bao trùm vốn qua bao thế kỷ, đã dẫn dắt Thánh Truyền của toàn thể Dân Chúa”.

(Nguồn: CNA / AsiaNews 23.04.2009)

BTGH chuyển ngữ

Đọc nhiều nhất Bản in 01.07.2009. 00:09