Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Phải Thực Hành Đức Tin Như Thế Nào?
Hỏi: Có rất nhiều người Công giáo ngày nay không xưng tội, không đi lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì nhiều lý do. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giữ đức tin trong lòng và đọc Kinh Thánh ở nhà là đủ, không cần phải đi nhà thờ nữa! Như vậy có được không?
Trả lời: Thực trạng sống và hành Đạo của rất nhiều người Công giáo ở khắp nơi trên thế giới ngày nay (trong đó có người công giáo ViệtNam ở hải ngoại) quả thật là điều đáng buồn. Con số người đi xưng tội chiều thứ Bảy, tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc đã giảm rất nhiều theo các thống kê đáng tin cậy.
Có nhiều lý do để giải thích thực trạng này. Nào vì hấp lực của văn minh vật chất đã lôi cuốn nhiều người bỏ Chúa để chạy theo những quyến rũ của “văn hóa sự chết” như Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cảnh giác. Đó là những người đang mê mải kiếm tiền để làm giầu bằng mọi phương tiện và tìm vui trong trong việc ăn uống, nhẩy nhót, cờ bạc, du hí những nơi sa dọa, và do đó bỏ quên hay lơ là việc sống Đạo, cần thiết hơn.
Mặt khác, cũng vì tình trạng tha hóa về luân lý, đạo đức ngày một bành trướng ở nhiều quốc gia vốn tự nhận là thuộc về Kitô Giáo (Christian countries) như Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Canada và Hoa kỳ nhưng nay lại dung dưỡng hay cho phép những thực hành phản Kitô Giáo như phá thai, chết êm dịu (Euthanasia), ly dị, hôn nhân đồng tính (same sex marriage) và làm ngơ hay tiếp tay cho kỹ nghệ dâm ô (pornorgraphy) phát triển làm đồi trụy không những người lớn mà đặc biệt là thanh thiếu niên, vì những kỹ thuật và hình ảnh kích thích dâm đãng công khai bầy bán trong các tiệm DVD for Adults và trên mạng vi tính toàn cầu.
Sau hết, vì cuộc sống tương đối đễ dàng, thoải mái cộng với tự do quá chớn ở các nước Âu Mỹ đã làm cho nhiều người không còn cảm thấy cần Chúa nữa mà chỉ muốn vui sồng cho thỏa thích trong giây phút hiện tại mà thôi. Cứ đi một vòng quanh những nơi tụ họp công cộng để thấy trẻ già, trai gái, xồn xồn ôm nhau nhẩy nhót trong những chương trình gọi là “văn nghệ cuối tuần” trong đó chắc chắn có những người Công Giáo không đi lễ ngày Chúa Nhật nhưng lại có mặt đúng giờ để tham dự các cuộc vui thâu đêm suốt sáng náy! Thêm vào đó, còn có rất nhiêu người không đi Lễ mừng Chúa Giáng Sinh nhưng lại tích cực tổ chức và tham dự những buổi ăn uống, dạ vũ vui chơi trong đêm Giáng Sinh!
Nhưng đáng buồn thay là đứng trước thực trạng này, những người có trách nhiệm giáo dục luân lý và đạo đức, -kể cả hàng giáo sĩ với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, chăm lo cho phần rỗi của các tín hữu được trao phó cho mình dạy dỗ, và hướng dẫn về mặt thiêng liêng, lại không có can đảm nhìn vào sự thật và mạnh mẽ lên án những nguy cơ đe dọa đức tin Công Giáo dẫn đến sự thờ ơ sống Đạo của nhiều tín hữu trong Giáo Hội ngày nay.
Để bào chữa cho việc không muốn tham dự các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội- cụ thể là tham dự Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật và Lễ buộc- nhiều người nghĩ rằng chỉ cần tin và đọc Kinh Thánh ở nhà, hay nghe những chương trình giàng Kinh Thánh của các mục sư Tin Lành trên truyền hình là đủ, không cần phải năng xưng tội hoặc tham dự Thánh Lễ hàng tuần nữa!
Chúng ta phải nghĩ thế nào về quan niệm này của những người nói trên ?
Chắc chắn đây không phải là cách sống Đạo đúng nghĩa của người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo.
Thật vậy, trước hết là vấn đề Đức Tin. Thế nào là Tin? Tin có Thiên Chúa tốt lành thì phải yêu mến Người. Mà yêu mến thì phải thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không thể nói là Tin mà không có việc làm nào bên ngoài để chứng minh.
Một truyện vui kể rằng, ở một giáo xứ kia, Cha Xứ chợt lưu ý đến một ông già nọ vốn thường sốt sắng tham dự không những Thánh Lễ ngày Chúa Nhật mà còn siêng năng đi lễ mỗi ngày nữa. Nhưng bẵng đi một thời gian lâu, ông cụ vắng bóng ở nhà thờ. Cha Xứ lấy làm lạ, tưởng ông cụ bị đau ốm hay đã di chuyển đi nơi khác. Cha bèn đến nhà thăm ông xem sao. Đến nơi cha vẫn thấy ông ở nhà. Hỏi lý do vì sao ông vắng mặt ít lâu nay ở nhà thờ thì ông trả lời cha như sau:
- “Con thấy không cần phải đi lễ, đọc kinh chung nữa. Con ở nhà đọc Kinh Thánh và nhớ đến Chúa trong lòng là đủ rồi.
Cha mỉm cười và hỏi ông : “Thế các con cháu cụ bây giờ ở đâu?”
Ông cụ đáp : “Chúng ở xa con lắm nhưng hàng năm cứ vào dịp Lễ Giáng Sinh và Tết thì đều trở về thăm con và cho quà tử tế.”
Nghe xong cha xứ nói : “Tốt lắm, nhưng cụ làm ơn cho tôi xin địa chỉ hay số phôn của của các con cháu cụ đi”.
- “Để làm gì thưa cha?” ông cụ hỏi.
Cha trả lời ngay : “Để tôi viết thư hay phôn cho các con cháu cụ bảo họ đừng tốn công và tiền bạc về thăm cụ nữa. Bảo họ chỉ cần nhớ đến cụ trong lòng là đủ rồi; không cần thiết phải về thăm cụ nữa.” Nói xong cha xứ cáo từ ra về trong khi ông cụ ngồi suy nghĩ những lời của cha vừa nói... Và mấy hôm sau, người ta lại thấy ông cụ xuất hiện ở nhà thờ như cũ.
Câu truyện trên có thể chỉ là tưởng tượng, nhưng cũng giúp minh chứng phần nào điều Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ dạy như sau về sự cần thiết phải thể hiện đức tin qua hành động cụ thể:
“Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không ? Ông Abraham tổ phụ chúng ta đã chẳng được nên công chính nhờ hành động khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên bàn thờ đó sao?
Bạn thấy đó : Đức Tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo.” (Bc 2:20-22)
Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hôi hữu hình của Người trên trần thế và ban các bí tích làm phương tiện hữu hiệu vá cần thiết để thông ban ơn cứu độ của Chúa cho những ai muốn gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa Tội và có thiện chí muốn được cứu rỗi nhờ phương tiện hữu hiệu này. Nhưng không phải cứ rứa tội rồi là sẽ được cứu rỗi. Cũng không thể nói khơi khơi như anh em Tin Lành rằng “tôi tin Chúa Kitô” là xong, không cần phải làm gì nữa, Tôi đã hơn một lần nói rõ là : theo Thần học và giáo lý của Hội Thánh, dựa trên Kinh Thánh và ơn mạc khải của Chúa Thánh Thần, thì muốn được cứu rỗi, nghĩa là được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trên Thiên Quốc, đòi hỏi chúng ta trước hết phải cậy nhờ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô cộng thêm phần đóng góp của cá nhân con người vào ơn thánh.
Chính yếu tố cần đóng góp thêm của con người vào ơn cứu độ, mà người tín hữu không thể thờ ơ với nhu cầu tối quan trọng là phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội sau khi được lãnh Phép Rửa.
Thật vậy, đức tin Công Giáo được ví như hạt giống gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ hay người tân tòng khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Hạt giống này không thể tự nó lớn lên và sinh hoa kết quả được, nếu không có sự vun xới, tưới bón của những người có trách nhiệm hỗ trợ về mặt thiêng liêng là cha mẹ và người đỡ đầu đối với trẻ em, và của cộng đoàn đức tin đồi với người tân tòng.
Do đó, nếu cha mẹ không lo giáo dục đức tin cho con cái trong gia đình, nhất là cho con cái được tiếp cận với một cộng đoàn đức tin – cụ thể là một giáo xứ- để con em được học hỏi giáo lý và lãnh nhận các bí tích quan trọng và cần thiết như xưng tội, rước lễ lần đầu, và thêm sức thì đức tin của các em sẽ không thể lớn lên được.
Đối với người tân tòng (catechumens) và những người lớn (adults) đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy từ ngày sơ sinh, thì việc nuôi dưỡng và thực hành đức tin trong Giáo hội cũng cần thiết không kém. Cụ thể, nếu không tham dự việc cầu nguyện chung với cộng đoàn đức tin là giáo xứ, và nếu không tin –hay không nhìn nhận lợi ích của bí tích hòa giải để năng đi xưng tội, nhất là không tham dự Thánh Lễ, là “nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội” thì người ta lấy gì để nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin ?
Đằng rằng tin có Chúa là điều quan trọng và đọc Thánh Kinh là cần thiết và bổ ích, nhưng đức tin phải được nuôi dưỡng sung mãn với ơn Chúa đặc biệt thông ban qua các bí tích quan trọng như Phép rửa, Thêm sức, Hòa giải và nhất là bí tích Thánh Thể là nguồn mạch chính nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và của cá nhân mỗi tín hữu nói riêng. Vì thế nêu không tham dự mọi cử hành phụng vụ thánh của Giáo Hội mà đỉnh cao là Thánh Lễ Tạ Ơn thì làm sao đức tin và đời sống thiêng liêng của chúng ta được tăng trưởng và có đủ sức để sống đức tin ấy trước những thách đố của sự dữ đầy dẫy trong trần thế này, nhất là những mưu chước thâm độc của ma quỉ “Thù địch của anh em như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé?” (1Pr 5: 8)
Kinh nghiệm cá nhân và phổ quát chứng minh rằng mốn được thăng tiến trong bất cứ lãnh vực nào, người ta cần phải cố gắng học hỏi và trau giồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn của lãnh vực ấy. Một lực sĩ không thể giữ được thành tích của minh nếu không chuyên cần tập luyện mỗi ngày. Chân lý này hoàn toàn đúng trong lãnh vực thiêng liêng, đạo đức. Một người siêng năng cầu nguyện nhất là tham dự Thánh Lễ và rước Minh Thánh Chúa sẽ tăng lòng yêu mến và gần Chúa hơn người làm biếng hay không cầu nguyện và rước Minh Thánh Chúa. Tình trạng “nguội lạnh thiêng liêng” này sẽ dẫn đến sự sa sút đức Tin, đức Cậy và đức Mến.
Đó chính là điều Chúa Giêsu đã nói vói các môn đệ xưa:
“Và phám ai đã có thì được cho thêm và sẽ dư thừa; còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.” (Mt 25:29)
Nói khác đi, chính nhờ siêng năng làm việc đạo đức và hiệp thông với Giáo Hôi trong mọi cử hành phung vụ như cầu nguyện đọc kinh chung, đi Đàng Thánh Giá, chầu Thánh Thể, năng xưng tội, nhất là tham dự Thánh Lễ để được rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô, mà đời sống thiêng liêng của chúng ta được lớn lên, đưa chúng ta đến gần với Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta tin có thật, Người đang yêu thương và muốn “đến và ở lại trong chúng ta” (Ga 14:23) nếu chúng ta thực tâm yêu mến Người.
Nhưng yêu mến Chúa thì không thể coi nhẹ đời sống thiêng liêng, coi thường các phương tiện hữu hiệu và cần thiết để lãnh ơn cứu độ là các bí tích mà Chúa Kitô đã thiết lập cho Giáo Hội cử hành để mưu ích thiêng liêng cho phần rỗi của mỗi người chứng ta bao lâu còn sống trên trần gian này.
Do đó, không thể “sống Đạo” một mình mà không cần đến Giáo Hội, không tham gia đời sống bí tích và phụng vụ của Giáo Hội như thực trạng sống Đạo hiện nay của rất nhiều người.
Sau hết, liên quan đến việc đọc Kinh Thánh, có thể nói vắn tắt như sau: đọc Kinh Thánh là cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, không thể tự đọc mà hiểu đúng được Lời Chúa trong Kinh Thánh.
Vì thế, cần thiết phải tham dự Thánh lễ để được nghe và giải nghĩa lời Chúa qua các bài đọc,đặc biệt là bài Phúc Âm.Nhưng muốn được hiểu biết thêm về Kinh Thánh thì có thể tham dự những lớp học hỏi về Kinh Thánh do những người có khả năng chuyên môn hướng dẫn ở các giáo xứ, hoặc tốt nhất đi học một khóa về Kinh Thánh ở Đại Học hay Chủng Viện. Ở Mỹ, có nhiều chủng viện thâu nhận cả học viên bên ngoài vào học các lớp Thần học và Kinh Thánh dành cho chủng sinh chuẩn bị làm linh mục. Nghĩa là không thể tự học Kinh Thánh để hiểu cho đúng lời Chúa được.
Tóm lại, quan niệm sống Đạo tách rời khỏi hay không cần hiệp thông hữu hình với Giáo Hội là rất sai lầm, là tự lừa dối mình nếu không muốn nói là tự kiêu tự đại, cho mình có đủ khả năng để tìm đến với Chúa, không cần phương tiện hữu hiệu mà Chúa Kitô đã có ý ban cho chúng ta là Giáo Hội, được ví như “con Tàu của ông Nô-e” trong thời đại ngày nay để cho những ai muốn vào sẽ được cứu sống giữa cơn phong ba đại hồng thủy đang nổi lên để cuốn đi vào lòng đại dương mọi sinh vật bên ngoài con Tàu cứu nguy này.
Bản in 03.02.2010. 01:40
Tại sao Giáo Hội của Chúa Kitô là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền?
Hỏi: xin cha giải thich, những người chỉ trích Giáo Hội nêu lý do là trong Kinh Thánh không tìm đâu ra những từ ngữ như: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Vậy từ đâu Giáo Hội Công Giáo có những đặc tính trên đây? Và nếu không gia nhập Giáo Hội Công Giáo thi có được cứu rỗi không?
Bản in Đọc tiếp 15.01.2010. 15:33
Năm Thánh Với Ơn Toàn Xá
Hỏi: Nhân dịp Năm Thánh 2010 được mở ra tại Việt Nam Xin Cha giải thích rõ hơn về ơn toàn xá được hưởng nhân dịp này.
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi cần nói lại một lần nữa giáo lý của Giáo Hội về vấn đề tha tội và đền tội.
Bản in Đọc tiếp 02.12.2009. 12:35
Tại sao giáo hội Công Giáo không cho nữ giới làm Linh Mục?
Hỏi: Trong quá khứ có thời Giáo Hội phong chức cho Nữ Phó Tế. Vậy tại sao bây giờ không cho nữ giới làm linh mục?
Trả lời :
Sự thật Giáo Hội chưa hề phong chức hay truyền chức (ordain) cho phụ nữ làm Phó Tế (deaconess). Sở dĩ có danh xưng “nữ phó tế” là vì một số phụ nữ đã được chọn để đóng vai Phó tế do nhu cầu rửa tội cho người tân tòng trong mấy thế kỷ đầu mà thôi.
Bản in Đọc tiếp 07.11.2009. 23:10
Người Tân Tòng (catechumen) có cần phải xưng tội trước khi được rửa tội hay không?
Xin cha giải đáp giúp 2 câu hỏi sau đây :
- Người tân tòng (catechumen) có phải xưng tọi trước khi được rủa tội hay không vì có cha đã bắt phải xưng tội, lấy cớ là tập cho quen !.
- Tại sao Phó tế không được rửa tội cho người lớn (adults)?
Bản in Đọc tiếp 14.08.2009. 02:15
Tại Sao Không Thưa 'Amen' Khi Ban và Lãnh Bí Tích Rửa Tội?
Hỏi: Xin cha giải thích tại sao khi ban vá lãnh bí tích Rửa Tội không phải thưa Amen, và nếu thưa thì bí tích có thành sự hay không?
Trả lời:
A. Từ ngữ “Amen” là tiếng Do Thái có nghĩa là “đúng vậy, ước muốn như vậy, chắc chắn như vậy” (truly, certainly, so be it). Trong Phụng Vụ Thánh, Từ này được dùng trong 2 trường hợp chính sau đây:
1- Sau khi dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin dài hay ngắn, Giáo Hội thường kết thúc bằng tiếng Amen để nói lên ước nguyện được Chúa ban cho ơn muốn cầu xin đó:
Bản in Đọc tiếp 03.08.2009. 09:36
Tội Mại Thánh (Simonia, Simony) là Tội gì?
Sách Tông Đồ Công Vụ kể chuyện một người phù thủy tên là Simon từng làm nhiều trò ảo thuật để mê hoặc dân chúng về “quyền năng vĩ đại” của mình. Anh này cũng đến nghe các Tông Đồ giảng và được chịu phép rửa tội. Thấy các Tông Đồ đặt tay ban ơn Chúa Thánh Thần cho các tín hữu, anh rất thích thú nên đã ngỏ ý biếu tiền cho các Tông Đồ để xin đặc quyền ban ơn ấy, nhưng đã bị Thánh Phêrô quở trách nặng nề như sau: “tiền bạc của anh sẽ tiêu tan luôn với anh, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa sao?” (cf. Acts 8: 9-24). Nghe thế, anh phù thủy kia sợ hãi và van xin Phêrô và Gioan xin Chúa cho anh khỏi bị án phạt đó.
Bản in Đọc tiếp 19.07.2009. 18:32
Việc xưng tội cần thiết ra sao trong đời sống Kitô hữu?
Xin cha giải thích hai câu hỏi sau đây:
1- Tại sao cần đi xưng tội?
2- Vì Chúa nhân từ hay tha thứ, nên có thể xưng mãi một tội đuợc không?
Bản in Đọc tiếp 11.07.2009. 09:22
Tại Sao Cần Phải Xưng Tội?
Xin cha giải thích hai câu hỏi sau đây :
1- Tại sao cần đi xưng tội ?
2- Vì Chúa nhân từ hay tha thứ, nên có thể xưng mãi một tội đuợc không ?
Bản in Đọc tiếp 09.07.2009. 13:13
Tại Sao Cần Phải Xưng Tội Với Một Linh Mục?
Hỏi: Anh em Tin Lành cho rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng có quyển tha tội mà thôi. Vậy tại sao chúng ta, người Công Giáo, lại phải xưng tội vơi một linh mục, cũng là người như mọi người?