Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tại Sao Không Thưa 'Amen' Khi Ban và Lãnh Bí Tích Rửa Tội?

§ Lm Phanxicô Xavie Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Xin cha giải thích tại sao khi ban vá lãnh bí tích Rửa Tội không phải thưa Amen, và nếu thưa thì bí tích có thành sự hay không?

Trả lời:

A. Từ ngữ “Amen” là tiếng Do Thái có nghĩa là “đúng vậy, ước muốn như vậy, chắc chắn như vậy” (truly, certainly, so be it). Trong Phụng Vụ Thánh, Từ này được dùng trong 2 trường hợp chính sau đây:

1- Sau khi dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin dài hay ngắn, Giáo Hội thường kết thúc bằng tiếng Amen để nói lên ước nguyện được Chúa ban cho ơn muốn cầu xin đó:

Thí dụ: Xin Chúa thương ban bình an, yêu thương và tha thứ cho những người đang hiềm thù tranh chấp tại ...

Chúng con nguyện xin vì danh Chúa Giêsu, Chúa chúng con. Amen

2-Từ Amen cũng có nghĩa là “đồng ý, xin tuân phục, hay tin chắc như vậy…

Thí dụ, khi nghe một diễn giả hay linh mục giảng về tình thương của Chúa, như: “Chúa đầy lòng khoan dung, chậm bất bình và hay tha thứ”. Có một hay nhiều người trong nhà thờ hay Hội trường thốt lên tiếng “Amen” để tán đồng với linh mục hay diễn giả về lời phát ngôn trên. Trong tinh thần này, Dân Do Thái xưa đà đồng thanh thưa “Amen” thật to để tỏ ý tuân phục khi ông Môsê đọc lại những thánh chỉ của Thiên Chúa cho họ phải tuân giữ để được chúc phúc. (x Đnl 27: 15-26).

Mặt khác, khi lên rước Mình, Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ, người rước lễ phải thưa Amen khi Linh mục, Phó tế hay Thừa tác viên giơ cao Mình Thánh lên và nói: “Mình Thánh Chúa Kitô hay Máu Thánh Chúa Kitô. Thưa Amen có nghĩa là Tin chắc như vậy. Đúng đây là Mính và Máu Chúa Kitô”.

B. Trong công thức ban Bí tích Thanh Tẩy (Rửa tội), Thừa tác viên phải đọc “Ta (Tôi, Cha) rửa con (anh, chị ...) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (không có Amen) vì đây không phải là lời cầu nguyện, xin ơn, hay hay tỏ ý ưng thuận về việc đang diễn ra.

Công thức Chúa Ba Ngôi (Trinitarian Formula) này do chính Chúa Giêsu truyền cho các Tông Đồ trước khi Người lên Trời (Mt 28:19). Đây không phải là lời cầu xin hay tuyên ngôn đòi phải ưng thuận về phía người nghe hay lãnh nhận mà thực chất là nội dung công thức phải đọc cùng với việc đổ nước (hay dìm xuống nước) để cho bí tích được thành sự (validly) mà thôi.

Vì thế Giáo Hội không thêm từ Amen vào công thức trên khi cử hành Nghi Thức Rửa Tội cho người lớn hay trẻ em. Nghĩa là khi nghe Thừa tác viên (Phó tế, Linh mục, hay giám mục) đọc công thức trên trong khi đổ nước trên đầu thì người lãnh nhận bí tích rửa tội và người đỡ đầu (godparents) không phải thưa Amen.

Nhưng dù không biết mà theo thói quen cứ thưa Amen thì cũng không sao. Vì không có luật nào ngăn cấm, hoặc luật nào nói rằng nếu thưa Amen thì bí tích không thành sự (validly). Chắc chắn không có luật nào nói như vậy.

Ngược lại, trong Nghi thức Thêm sức (Confirmation) thì người lãnh nhận phải thưa Amen sau khi Giám mục (hoặc Linh mục trong nghi thức RCIA), đọc lời sau đây và sức dầu thánh (Chrism) trên trán ứng viên:

Chủ sự:Con (anh, chị, ông bà) hãy nhận Ấn Tín Ơn Chúa Thánh Thần.
Người lãnh bí tích: Amen

Cần thưa Amen để nói lên ước muốn được Ơn sủng của Chúa Thánh Thần qua việc được sức đầu thánh trong Nghi thức này. Nói khác đi, Amen là thành phần của công thức lãnh nhận bi tích Thêm Sức

Đó là những điều cần biết về việc sử dụng từ Amen trong Phụng vụ của Giáo Hội.

Lm Phanxicô Xavie Ngô Tôn Huấn

Đọc nhiều nhất Bản in 03.08.2009. 09:36