Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân và việc 'chữa lành' bên ngoài bí tích này

Trả lời thắc mắc: Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân và việc 'chữa lành' bên ngoài bí tích này.

Hỏi: xin cha giải thích rõ về bí tích xức dầu bệnh nhân và việc “chữa lành” do một số linh mục đang làm. Có cần tham dự các nghi thức “chữa lành” này hay không ?

Bản in Đọc tiếp 13.09.2006. 20:44

Ý Nghĩa Và Ơn Ích Của Thánh Lễ Misa

Hỏi: Xin cha giải thích rõ vì sao Thánh Lễ ngày nay là sự tái diễn Hy Tế của Chúa Giêsu xưa trên thập giá.

Trả lời: Thánh Lễ Tạ Ơn (the Eucharist = Holy Mass = Missa) được coi là đỉnh cao (summit) và là suối nguồn ơn phúc của đời sống Giáo Hội. Nghĩa là, trong Giáo Hội, không có việc đạo đức nào cao trọng và có giá trị thiêng liêng hơn Thánh Lễ Tạ Ơn.

Bản in Đọc tiếp 08.09.2006. 22:52

Lm Ngô Tôn Huấn

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Pastor of St Gregory The Great Church, Houston

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:31

Vấn đề Hội Nhập và Bảo Tồn Văn Hóa

Vấn đề Hội Nhập và Bảo Tồn Văn Hóa của người Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ

Các cụm từ “Hội nhập văn hóa” (inculturation) và đi vào “giòng chính” (mainstreams) đã luôn được nói đến trong các sinh hoạt văn hoá, khoa học, chính trị, kinh tế và tôn giáo của người Việt đang sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ này.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:16

Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội nào?-

Hỏi: Xin Cha giải thích rõ tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha thứ?

Trả lời: Trong Tin Mừng Thánh Maccô, Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,28-29)

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:15

Có mấy bậc Thánh Lễ trong phụng vụ của Giáo Hội?

Hỏi: Có mấy bậc Thánh Lễ trong phụng vụ của Giáo Hội?

Trả lời: Nói chung, Thánh Lễ (Eucharist, Holy Mass) là việc thờ phượng cao trọng nhất và có giá trị nhất mà Giáo Hội dâng lên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô. Hay nói khác đi, qua tác vụ thánh của Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô tiếp tục dâng Hy Tế của Người lên Chúa Cha để xin ơn cứu độ cho chúng ta ngày nay cùng thể thức và mục đích mà chính Chúa đã dâng Hy Tế này lần đầu tiên trên thập giá năm xưa. Đây là mục đích và ý nghĩa của mỗi lần cử hành Thánh lễ.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:10

Việc xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn và tội buôn thần bán thánh

Hỏi: Bổng lễ là gì và có giá trị ra sao trong việc xin Lễ cầu cho người sống và người chết?

Trả lời: Bổng lễ (mass stipends) là lệ phí tượng trưng mà Giáo luật cho phép linh mục được nhận của giáo dân mỗi khi cử hành thánh lễ theo ý người xin. Mục đích của sự cho phép này là để giúp “người phục vụ Bàn thờ thì được chia phần Bàn thờ” như Thánh Phaolô đã dậy (x. 1Cor 9: 13). Nói khác đi, linh mục dâng Lễ cầu cho ai thì được phép nhận một bổng lễ theo mức qui định của Toà Giám Mục điạ phương. Thí dụ ở Houston và hầu hết các Giáo Phận khác ở Mỹ, thì bỗng lễ cho phép là 5 đô la cho mỗi ý Lễ (mass intention). Tiền này chỉ có mục đích giúp ích cho linh mục dâng lễ mà thôi chứ không hề có giá trị thiêng liêng nào cho người thụ hưởng ý lễ. Nghĩa là ơn Chúa ban qua Thánh Lễ cho ngươì còn sống hay đã qua đời hoàn toàn không lệ thuộc vào bổng lễ mà linh mục được huởng. Như vậy, xin một Lễ không bổng lễ (vì nghèo không có tiền xin) hay chỉ có 5 đô la hoặc 1,000 đô thì chỉ có giá trị vật chất khác nhau cho linh mục cử hành Thánh Lễ chứ không ảnh hưởng gì đến việc Chúa ban ơn theo ý người xin Lễ vì Lễ Misa là vô giá, ơn Chúa ban là nhưng không (gratuitous) nghiã là không thể mua được bằng tiền bạc. Vậy đừng ai hiểu lầm rằng bỏ nhiều tiền ra xin lễ thì được nhiều ơn ích thiêng liêng hơn là ít hay không có tiền xin lễ.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:08

Tội Simonia (buôn thần bán thánh) là tội gì?

Sách Công Đồ Công Vụ kể chuyện một người phù thủy tên là Si-mon từng làm nhiều trò ảo thuật để mê hoặc dân chúng về “quyền năng vĩ đại” của mình. Anh này cũng đến nghe các Tông Đồ giảng và được chịu phép rửa tội. Thấy các Tông Đồ đặt tay ban ơn Chúa Thánh Thần cho các tín hữu, anh rất thích thú nên đã ngỏ ý biếu tiền cho các Tông Đồ để xin đặc quyền ban ơn ấy, nhưng đã bị Thánh Phêrô quở trách nặng nề như sau: “tiền bạc của anh sẽ tiêu tan luôn với anh, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa sao?” (cf. Acts 8: 9-24). Nghe thế, anh phù thủy kia sợ hãi và van xin Phêrô và Gioan xin Chúa cho anh khỏi bị án phạt đó.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:05

Giải đáp thắc mắc về bí tích Hòa Giải

Hỏi: Xin cha vui lòng cho biết khi vào xưng tội, hối nhân có cần phải xưng rõ mọi tội với Linh mục hay chỉ âm thầm nghĩ trong lòng và nhận ơn tha tội của linh mục?

Trả lời: Sách Giáo Lý Công Giáo,câu số 1456, đã nói rõ: "Thú nhận tội lỗi của mình với vị linh mục là một phần của bí tích Giải tội; khi xưng tội, các hối nhân phải kể ra tất cả các tội trọng mà mình biết rằng mình đã phạm sau khi xét mình cách nghiêm chỉnh, dù các tội này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai giói răn sau cùng của bản Thập giới, bởi vì đôi khi các tội này làm cho linh hồn bị trọng thương hơn hết và nguy hiểm hơn các tội ta phạm mà người khác biết rõ’’.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:03

Giáo dân có bổn phận và trách nhiệm gì trong Giáo Hội? (2)

c- Địa Vị Vương Giả Hay Sứ Vụ Vương Đế Của Giáo Dân

Bí Tích Rửa Tội không những cho người tín hữu được tham dự vào sứ vụ ngôn sứ, tư tế và còn cả địa vị vương đế của Chúa Kitô nữa.

Thật vậy, Chúa Giêsu đến để cứu chuộc và dẩn đưa nhân loại vào Nước Thiên Chúa là Vương Quốc của bình an, thánh thiên, công bình, yêu thương và tha thứ. Do đó, mọi tín hữu, qua Phép Rửa, đều được mời gọi và có bổn phận hoạt động tích cực để mở mang Nước Thiên Chúa ở khắp nơi trên trần thế này.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 14:02