Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giáo dân có bổn phận và trách nhiệm gì trong Giáo Hội?

Giáo dân là thành phần Dân Chúa đông đảo nhất trong Giáo Hội. Do đó, giáo dân có vai trò rất quan trọng trong Hội Thánh do Chúa Giêsu thiết lập trên nền tảng các Thánh Tông Đồ để tiếp tục Sứ Vụ của Ngươì trên trần thế cho đến thời sau hết.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 13:54

Văn Hóa, Ngôn ngữ và Đức Tin

Gần đây trên báo chí và Internet, người ta đọc thấy một số bài của vài tác giả trong và ngoài nước nêu vấn đề văn hóa và luân lý của dân tộc liên quan đến việc thực hành Đức tin của người Công giáo Việtnam. Cụ thể có người đặt vấn đề “một cụ già 70, 80 tuổi không thể gọi một Linh Mục trẻ là “Cha” và xưng “con” được” vì như vậy trái với “đạo lý làm người”, trái với luân lý của người Việtnam vốn trọng tôn ti trật tự trong gia đình và ngoài xã hội. Cũng có một số người khác thắc mắc tại sao lại gọi các vị lãnh đạo Giáo Hội là “Đức” như Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y, Đức Cha, Đức Ông v.v cũng như gọi cha mẹ của linh Mục, Giám Mục là các “Ông bà Cố”, nhất là xưng hô Cha-con” với linh mục!

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 13:53

Chỉ Có Một Cha Trên Trời -Chúng ta đọc và hiểu thế nào về Lời Chúa trong Matthêu 23:8-9?


Từ trước đến này các giáo phái Tin lành (Protestants) vẫn trích Lời Chúa trong Phúc Âm Thánh Matthêu 23:8-9 nguyên văn như sau để chí trích Giáo Hội Công giáo là “lạc giáo" (heretical): “Phần anh em thì đừng để ai gọi mình là “rabbi”,vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất là Cha của anh em vì chỉ có một Cha trên trời.”

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 13:52

Khi nào chiến tranh được coi là chính đáng có thể biện minh được về mặt luân lý, đạo đức?

Thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ và Anh quốc phát động nhằm giải giới Iraq và hạ bệ Sadam Hussein. Cuộc chiến đã và còn đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận thế giới nói chung và trong phạm vi hai nước chủ chiến nói riêng.

Trong giới hạn bài này, tôi không muốn đứng trên lập trường chính trị hay tình cảm để ủng hộ hoặc chống đối cuộc chiến này. Tôi chỉ muốn nhân cơ hội này để nói qua về giáo lý của Giáo hội Công Giáo về Điều Răn Thứ Năm cấm giết người và về quyền tự vệ chính đáng, và từ quyền này, nêu ra những lý do cho phép tiến hành một cuộc chiến tranh chính đáng.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2006. 13:51

Thế nào là 'căn tính' của người Kitô hữu

Sau hai bài viết của tôi(*) để giải thích những sai lầm nghiêm trọng về về cái gọi là giải mã “thiên tính của người tín hữu Chúa Kitô” và “Thiên tính của Chúa Kitô” của vài người không am hiểu giáo lý và thần học của Giáo Hội Công Giáo, tôi thấy cần viết thêm một lần nữa để giúp độc giả Công Giáo nói riêng và những ai vô tình đọc những bài viết sai lạc nói trên hiểu rõ thêm về những giáo huấn căn bản của Hội Thánh về ơn cứu độ và về trách nhiệm của người Kitô hữu trong hành trình đức Tin để được ơn cứu độ. Đó là mục đích của bài viết thứ 3 này chứ không phải tôi muốn đối thoại với mấy tác giả không am hiểu nói trên vì việc này không cần thiết.

Bản in Đọc tiếp 31.08.2006. 23:51

Cốt lõi của lòng đạo đức và thờ phượng

Đâu Là Cốt Lõi Của Lòng Đạo Đức Và Việc Thờ Phượng?

Khi Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Cứu Độ trước hết cho dân Do Thái, Người đã gặp sự chống đối mạnh mẽ của hai nhóm Biệt phái (Pharisees) và Luật sĩ (scribes), là hai lớp người được coi là lãnh đạo tôn giáo của dân Do Thái thời đó. Luật sĩ là những người tự cho là thông thạo Luật của Mai Sen và những truyền thống, tập tục được thêm thắt vào Luật đó, như tục rửa tay trước khi ăn. Họ cắt nghĩa cách thi hành Luật và các tập tục kia và bắt lỗi người khác về những sai trái theo ý họ. Biệt phái là những người tự cho mình giữ Luật đúng nhất nên tự tách mình ra khỏi quần chúng trong việc tuân giữ Luât và các tập tục thêm thắt kia thành gánh nặng cho dân tuân giữ. Hai nhóm này chống đối Chúa Giêsu mãnh liệt trong suốt ba năm Người đi rao giảng, và cuối cùng, với sự thoả hiệp của nhóm Sadducees, vốn là kẻ thù chung của họ, họ đã đóng đanh Chúa Giêsu trên thập giá.

Bản in Đọc tiếp 31.08.2006. 23:33

Giáo dân có được phép cầm bánh lễ cho linh mục đọc lời Truyền Phép không?

Hỏi: một linh mục Dòng đang thăm viếng Hoa Kỳ đã đưa bánh lễ cho mọi người có măt cầm trong tay khi linh mục đọc lời truyền phép trong thánh lễ tại tư gia, việc này đúng hay sai, xin cha giải thích giúp.

Trả lời: không biết ông bạn có nhớ đúng việc này như vậy không vì nếu đúng như vậy thì linh mục kia đã vi phạm nặng nề kỷ luật Bí Tích về Thánh Lễ.

Bản in Đọc tiếp 16.08.2006. 00:17

Những sai lầm khi bàn luận về 'thiên tính của người Kitô hữu'

Sau bài viết của tôi để giải thích điều sai lầm có người nói về “thiên tính của người Kitô hữu”, tôi lại nhận được bài thứ hai của cùng tác giả dưới nhan đề “Giải mã thiên tính của Đức Kitô”. Tôi không có giờ đọc ngay và cũng không muốn đọc vì biết tác giả lại viết sai lạc nữa về Đức Kitô. Trong lúc ấy, tôi lại nhận thêm một bài nữa của cùng tác giả nói trên luận bàn sai lạc về bài viết của tôi và lập lại luận cứ sai lầm về cái gọi là “thiên tính của người Kitô hữu” cũng như kết luận rằng “ Đức Chúa Cha là thiên tính của Chúa Kitô”! Đây là kết quả “giải mã thiên tính của Chúa Kitô” tiếp theo “công trình giải mã về thiên tính của người Kitô hữu”.

Bản in Đọc tiếp 10.08.2006. 13:10

Trả Lời Thắc Mắc Về Việc Xin Lễ Và Bổng Lễ

Hỏi: xin cha nói lại luật của Giáo Hội về tiền xin lễ và rao tên người thụ hưởng ý lễ. Tại sao có nhiều nơi vẫn đòi nhiều tiền mới làm Lễ và cho rao tên ở nhà thờ?

Trả lời: Về tiền xin dâng một thánh lễ có bổng lễ (bổng lễ=missarum=mass stipends), Giáo luật số 848 qui định: “ Khi ban các bí tích, thừa tác viên không được đòi thêm cái gì khác ngoài số tiền thù lao mà nhà chức trách có thẩm quyền đã ấn định; và phải cẩn thận đừng để những người nghèo không được lãnh bí tích vì lý do nghèo túng”.

Bản in Đọc tiếp 10.08.2006. 12:34

Người Kitô hữu có Thiên tính không?

Gần đây, tôi nhận được qua email một trang báo điện tử, trong đó có bài viết của một tác giả dưới nhan đề: “Giải mã Thiên tính của Người Kitô hữu”. Sau đó, tôi lại nhận được một email khác của một độc giả “xin các vị mục tử giải thích giúp về nội dung của bài báo nói trên.” Thoạt đầu tôi chưa có giờ đọc bài đó, nhưng sau khi nhận được mail thắc mắc của độc giả kia, tôi đã mở ra đọc và giật mình về nội dung của bài “giải mã” này.

Bản in Đọc tiếp 27.07.2006. 23:56