Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giáo Hội Cần Được Mở Trường Học

Giáo Hội được Chúa Giêsu Kytô giao trọng trách giáo dục con người ở mọi nơi và mọi thời: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”. Việc giáo dục trước hết mang tính nhân bản, khơi dậy sự thiện hảo, hướng dẫn việc khám phá và thưởng thức vẻ đẹp, trợ giúp việc tìm kiếm chân lý phổ quát nơi mỗi con người. Và giáo dục như thế sẽ dẫn đến ý nghĩa quan trọng hơn và là ý nghĩa sâu xa nhất, là hướng con người về với Đấng Tạo Hoá, là nguồn Chân, Thiện, Mỹ. Giáo Hội, với tư cách là người được giao sứ mạng gìn giữ và loan truyền kho tàng chân lý, đương nhiên phải nỗ lực tìm mọi cách thế để thực thi sứ mạng giáo dục. Thánh Công Đồng chung Vaticanô II trong Sắc Lệnh Về Giáo Dục Kytô giáo (Gravissimum Educationis) đã xác quyết: “Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục, không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải được thừa nhận có khả năng giáo dục, nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy”. Do đó mà Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, đặc biệt là các dòng tu, luôn phát triển trường học kiến thức đời bên cạnh trường dạy các mầu nhiệm Đức Kytô là các thánh đường.

Bản in Đọc tiếp 08.08.2008. 17:50

"Lời Nói Qua Đi, Gương Lành Ở Lại"

(Kính nhớ hai hương hồn Louis)

GƯƠNG SÁNG CỦA ÔNG

Từ bé tôi sống với ông bà nội nhiều hơn là với ba mẹ, nhờ đó tôi còn giữ được nhiều kỷ niệm êm đềm với nội. Đặc biệt hầu như 80% những kỷ niệm đó lại phát xuất từ những gương lành gương sáng mà tôi đã nhìn thấy nơi ông bà nội. Thời gian thấm thoát trôi qua, nay tôi cũng là bà nội của 9 đứa cháu. Những gương sáng của ông nội vẫn còn như in trong trí tôi. Tôi nhớ lại, kể từ ngày có trí khôn và không còn sống chung với nội, tôi đã cố gắng đem áp dụng các gương sáng đó vào đời sống đạo của riêng mình, tuy chưa đẹp lòng Chúa lắm. Những gương sáng đó không chỉ là kỷ niệm tốt lành mà còn là những kinh nghiệm quý báu để hôm nay, đến lượt tôi với trách nhiệm làm mẹ làm bà, tôi nghĩ mình phải chỉ dạy lại cho con cháu.

Bản in Đọc tiếp 03.07.2008. 18:30

Cổ Võ Sự Tự Lập (3)

Kim Trang, một cô bé tham dự hướng đạo sinh muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn với một bác sĩ thú y:

“Mẹ ơi, mẹ mời bác sĩ cho con.”

“Con ơi, sao lại là mẹ phải mời?”

“Con không biết nói gì?”

“Con muốn gì từ bác sĩ?”

Bản in Đọc tiếp 03.07.2008. 16:23

Cổ Võ Sự Tự Lập (2)

Cô bé Lệ Hoa 3 tuổi đang chơi ở chân mẹ trong khi bà mẹ đang ũi đồ.

“Mẹ, con muốn mẹ đừng ũi đồ nữa.”
“Cưng ơi, mẹ chỉ còn hai cái nữa là xong và bấy giờ sẽ rảnh rỗi.”
“Nhưng con muốn đi vệ sinh” cô bé lè nhè.
“Con có thể tự đi”, bà mẹ trả lời cách nhẹ nhàng.
“Không, con không thể. Mẹ ơi, con muốn mẹ đi với con.”
“Mẹ xin lỗi, mẹ đang ủi đồ.”
“Nhưng con không thể đi một mình con.”

Bản in Đọc tiếp 18.06.2008. 09:01

Cổ Võ Sự Tự Lập (1)

Người Việt chúng ta có câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Các bà mẹ Việt Nam quá cưng con cháu mình. Các bà hay chìu theo ý con cháu, làm hết mọi sự cho chúng, để rồi khi lớn lên, chúng hoàn toàn hư thân, không biết làm một chuyện gì nên thân. Hãy nhớ rằng: “Đừng bao giờ làm cho một đứa trẻ điều mà tự nó có thể làm cho nó!” Phương châm nầy rất là quan trọng đến nỗi nó cần được lập đi lập lại nhiều lần.

Bản in Đọc tiếp 04.06.2008. 15:10

Thầy Dùi – Sai Một Ly, Đi Muôn Dặm

Kính thưa cô Tâm Đan !

Cô ạ, dịp cuối hè, đầu năm học mới vừa qua, trong một dịp đi chơi xa cháu đã bị một thằng bạn lừa và chiếm đoạt đời con gái của cháu. Cháu không ngờ chỉ một lần thôi nhưng điều cháu lo sợ nhất đã xẩy ra. Cháu đã dính bầu 1 tháng rồi cô ạ. Cháu căm giận nó vô cùng mặc dù trước đó chúng cháu thân nhau. Sau chuyện đó nó cứ lờ đi như chẳng có chuyện gì xẩy ra làm cháu càng thêm tức. Cái thai cứ mỗi ngày một lớn, làm sao cháu đi học được đây, làm sao giải thích với mọi người… ? Trong cháu xáo trộn bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu phương án. Nên “Phá” hay “Để”. Cháu có thể yêu cầu thằng đó lo chi phí không ? Bây giờ mà phá thì sau này có ảnh hưởng đến chuyện con cái không cô ? nếu “để “thì chuyện học hành dang dở mà còn bao nhiêu phiền toái khác nữa. Cháu không muốn nghĩ nhiều đến phương án này. Chỉ một chút nông nổi, không ngờ hậu quả lại nặng nề đến vậy. Hối thì cũng muộn rồi.

Cô cho cháu một lời khuyên đi cô. Cháu muốn được đi học. Cháu xin giấu tên và địa chỉ.

Bản in Đọc tiếp 01.06.2008. 13:37

Đạo Đức Internet – Khái Niệm Căn Bản

Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đang phát triển rất nhanh. Khả thể để một người tiếp cận với những người khác tại những phần đất nhau trên thế giới qua phương tiện truyền thông hiện đại đã khiến cho thế giới hình như càng lúc càng bị thu nhỏ lại, trở thành một thực thể mà người ngày nay gọi là – “Làng Toàn Cầu” (Global Village).[1] Thực vậy, Internet - một trong những kỷ thuật vừa bắt đầu phát triển vào cuối thể kỷ 20 và đang phát triển rất nhanh trong thế kỷ 21 - đang làm cho thực thể Toàn Cầu này trở thành hiện thực. [2] Giữa những phát triển của môi trường toàn cầu hoá và kỷ thuật cao cấp, chúng ta không thể phủ nhận một ý thức mảnh liệt của chủ nghĩa thế tục đang ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của con người, đặc biệt tại Á châu, như Đức thánh Cha Gioan Phao lô II, trong thông điệp Hội Thánh tại Á châu phát biểu:

Bản in Đọc tiếp 08.05.2008. 15:55

Vai trò làm Vợ

Vai trò làm chồng, như đã chia sẻ trong bài trước, là ở chỗ nhận biết và gắn bó với vợ, qua việc chiều chuộng vợ, âu yếm vợ, bao bọc vợ, bênh đỡ vợ và bao dung vợ, một vai trò được căn cứ vào đạo lý Do Thái, một đạo lý cũng rất thích hợp với tâm lý phái tính tự nhiên cũng như văn hóa của mọi thời đại. Nếu vai trò làm chồng đối với vợ quả thực đúng như vậy thì vai trò làm vợ đối với chồng là gì và như thế nào mới hợp đạo lý và tâm lý? Theo văn hóa chung chung, vai trò của người vợ bình thường là ở chỗ hỗ trợ chồng, qua việc nội trợ trong nhà, với danh xưng là nội tướng.

Bản in Đọc tiếp 15.03.2008. 10:26

Trọng tuổi già là sống đạo hiếu

Văn hóa Việt Nam vốn đề cao ‘tôn ti đẳng cấp’, vốn ‘kính lão đắc thọ’, vốn coi trọng ‘tuổi già đầy kinh nghiệm’ và ‘đi ra hỏi già về nhà hỏi trẻ’, vốn chúc nhau ‘phúc lộc thọ’…

Người già luôn mong được ‘kính và chiều’. vì lẽ đương nhiên ‘ăn cây nào rào cây ấy’, ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’, ‘trẻ cậy cha, già cậy con’ hay ‘trẻ dưỡng cây, già cây dưỡng’. Cho nên điều rất tâm lý là ‘già được bát canh như trẻ được manh áo mới’. Hơn thế, người cao niên chỉ muốn ‘lão giả an chi’, nên họ mau cảm thấy bị ‘hất hủi, tủi nhục’ với loại người ‘trẻ không tha già không thương’. Một điều tâm lý khác là dù ‘sống lâu lên lão làng’, nhưng thực tế chẳng ai muốn ‘trẻ chưa qua già đã đến’ hay ‘cảnh cha già con mọn’ bởi lẽ ‘lão lai tài tận’ hay ‘già vừa lấm lén, thân đã ra hèn’… Hơn thế, người ta còn chú ý đến cái ‘tật’ của tuổi già. ‘Tật’ đây hiểu là ‘bệnh hoạn’ hay ‘nết xấu’, như người ta thường nói : ‘Trẻ đeo hoa, già mang tật’, ‘tuổi già sinh tật như đất sinh cỏ’ hay ‘tuổi già trái chứng’.

Bản in Đọc tiếp 31.07.2007. 09:14

Hôn Nhân - Vai Trò Làm Chồng

Cảm Thức về Bản Chất và Ơn Gọi Làm Chồng

Thành phần làm chồng không thể nào sống đúng, hay nói theo ngôn ngữ kịch nghệ, đóng đúng vai của mình, nếu không ý thức được bản chất làm chồng hay ơn gọi làm chồng của mình. Nghĩa là, những thái độ, hành động hay cử chỉ của một người đóng vai làm chồng trong vở kịch hôn nhân phải làm sao hoàn toàn phản ảnh ơn gọi làm chồng hay bản chất làm chồng của mình, thì vở kịch hôn nhân mới hay, mới sống động, mới ý nghĩa, mới giá trị để đời. Vậy đâu là bản chất làm chồng hay ơn gọi làm chồng?

Bản in Đọc tiếp 22.06.2007. 14:54