Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Cổ Võ Sự Tự Lập (2)

§ Lm Lê Văn Quảng

Cô bé Lệ Hoa 3 tuổi đang chơi ở chân mẹ trong khi bà mẹ đang ũi đồ.

“Mẹ, con muốn mẹ đừng ũi đồ nữa.”
“Cưng ơi, mẹ chỉ còn hai cái nữa là xong và bấy giờ sẽ rảnh rỗi.”
“Nhưng con muốn đi vệ sinh” cô bé lè nhè.
“Con có thể tự đi”, bà mẹ trả lời cách nhẹ nhàng.
“Không, con không thể. Mẹ ơi, con muốn mẹ đi với con.”
“Mẹ xin lỗi, mẹ đang ủi đồ.”
“Nhưng con không thể đi một mình con.”

Bà mẹ cười với đứa con gái mà không nói gì. Cô bé lăn lộn người trên sàn nhà giận dữ. Một lúc sau đứng dậy và đi vào nhà vệ sinh một mình.

Bà mẹ đã được hướng dẫn ở “câu lạc bộ hướng dẫn con trẻ”. Cô bé Lệ Hoa là đứa con một nên được bà mẹ chăm sóc tử tế. Bà mẹ đang giải thoát bà khỏi những đòi hỏi không cần thiết của đứa con bà và để nó tự lập. Kinh nghiệm mới đây đã cho bé Lệ Hoa cảm nghiệm rằng nó không còn có thể đạt được điều nó muốn với một tính khí không tốt như vậy. Khi bà mẹ từ chối việc ngưng ũi đồ theo đòi hỏi của cô bé, cô bé đã cố gắng một cách vô ích như một cách thế để đưa mẹ nó trở về với việc phục vụ cho nó như trước. Bà mẹ yên lặng và nhẹ nhàng từ chối làm cho cô bé điều mà nó có thể tự làm cho nó. Bà cũng từ chối dấy mình vào việc tranh tụng với nó. Cô bé đang học lấy sự tự lập và một cảm giác tự chủ.

Bà mẹ và cô bé Kim Chi 3 tuổi rưỡi đi vào cầu thang máy của chung cư. Cô bé vói tay lên và bấm vào số 5. Một người ở cùng chung cư cười nói:

“Chúng ta sẽ ngừng ở hết mọi tầng lầu.”
“Không, không, cô bé nhấn đúng số.” Bà mẹ bào chữa.
Người kia hỏi trong sự ngạc nhiên:
“Cô bé làm đúng hả?”
“Vâng, cô bé biết.”
Bé Kim Chi mỉm cười vui vẻ.

Cô bé còn quá nhỏ nên bà mẹ phải đi với nó ra sân chơi của chung cư. Nhưng bà mẹ đã bắt đầu dạy cho nó sự tự lập bằng cách cho phép nó làm điều nó có thể làm. Cô bé lấy làm hảnh diện trong việc tỏ ra mình lớn đủ để vói tới nút thích hợp. Nó biết rằng nó có thể làm những điều cho nó. Và điều hồi hộp đối với nó là nhận biết rằng nó có thể khiến cầu thang nầy đi và ngừng lại.

Từ tuổi ấu nhi, con trẻ chúng ta tỏ cho thấy rằng chúng muốn làm nhiều điều cho tự chúng. Đứa trẻ vói lấy cái muổng vì nó muốn tự nó phục vụ nó. Tất cả chúng ta thường cản ngăn những cố gắng của nó để tránh khỏi sự vung vãi lôi thôi bằng cách cản trở và tạo một quan niệm sai lầm về chính nó nơi đứa trẻ. Thật đáng tiếc! Hãy nhớ rằng lau sạch một đứa bé thì dễ hơn là khôi phục sự can đảm đã bị đánh mất. Khi đứa bé tỏ ra ước muốn làm những điều cho nó, chúng ta phải lợi dụng ngay thời cơ để khuyến khích nó làm bất cứ khi nào có thể. Thật vậy, có nhiều cơ hội cho đứa trẻ phục vụ chính nó và người khác hơn là chúng ta thường nghĩ. Nó có thể cần sự giúp đỡ, sự giám sát, sự cổ võ, và huấn luyện. Chúng ta phải cung ứng cho nó những điều đó. Chúng ta không có quyền làm mọi sự cho nó, cũng không được cản ngăn nó đóng góp những điều hữu ích mà nó nóng lòng muốn làm.

Sự bé nhỏ của con trẻ thì rất thu hút. Thông thường phản ứng của chúng ta là giang tay giúp đứa trẻ khi chúng ta thấy nó có điều gì trở ngại với điều mà nó đang cố gắng làm. Nhưng chúng ta phải xem thử động lực phản ứng tự nhiên đó. Nếu không nhận thức được điều đó, thường chúng ta dễ cho phép chúng ta tiếp tục giúp con trẻ nhiều hơn nó cần thiết vì chúng ta thường có thói quen làm như thế. Con trẻ cảm thấy thích thú khi chúng ta làm cho nó. Chúng cảm thấy có uy quyền khi được phục vụ. Nhưng chúng cũng sung sướng thấy mình có khả năng nếu chúng có cơ hội để giúp đỡ.

Khi một đứa trẻ lớn lên, khuynh hướng tự nhiên hướng dẫn nó làm nhiều điều cho nó và cho người khác. Tuy nhiên, khuynh hướng nầy có thể bị giết chết bởi sự sợ, sự bảo vệ, và phục vụ của bố mẹ. Trong trường hợp như thế, đứa trẻ mất can đảm và nhanh chóng khám phá giá trị tích cực của khiếm khuyết của nó. Nó cho rằng nó không thể làm những điều ấy cho tự nó, cho rằng nó không thích hợp, và đánh giá thấp về khả năng của nó. Bấy giờ nó cảm thấy thoải mái tìm kiếm sự phục vụ từ người khác. Sự tự lập và tự tin sẽ bị xoi mòn dần.

Một người bố mẹ biết thức tỉnh có thể tránh được những điều đó bằng cách theo đúng qui luật ngay từ đầu chương nầy. Nó rất đơn giản. Tuy nhiên, sự thực hành xem ra khó khăn khi chúng ta vội vã làm những điều đó hoặc có thói quen tự chúng ta làm những điều đó. Chúng ta có thể không ý thức rằng đứa trẻ đã có khả năng để tự làm điều đó. Hoặc là chúng ta đánh giá thấp khả năng của con trẻ. Chúng ta có khuynh hướng đánh giá thấp khả năng của chúng và tưởng tượng quá đáng sự vô dụng của nó. Chúng ta phải nhạy cảm đối với sự khác biệt tế nhị giữa sự mong đợi quá nhiều về một đứa trẻ để rồi đòi hỏi nhiều quá nơi đứa trẻ và niềm tin vào đứa trẻ, là cái đòi hỏi sự kính trọng.

Lm Lê Văn Quảng

Đọc nhiều nhất Bản in 18.06.2008. 09:01