Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Một nền nhân thần học về tính dục con người

Một trong các khó khăn mà nền thần học luân lý Công Giáo đang gặp phải liên quan tới tính dục nhân bản là thường nó chỉ đề cập tới những vấn đề riêng rẽ trong tính dục con người mà không đưa ra một quan điểm tổng thể để xem sét các vấn đề riêng rẽ kia. Trong thế kỷ qua, nền tư duy Công Giáo đã có nhiều khai triển hết sức ý nghĩa. Các khai triển này đụng tới nhiều lãnh vực như triết học, nghiên cứu Thánh Kinh, đạo đức học xã hội Kitô Giáo, thần học về Giáo Hội, và đại kết, ấy là mới chỉ kể một số. Dĩ nhiên, người ta nên áp dụng các khai triển trong tư duy Công Giáo này vào lãnh vực tính dục nhân bản để có thể đưa ra một quan điểm về tính dục con người vừa toàn bộ trong nó vừa gắn bó với các chủ trương triết học và thần học hiện hành của Giáo Hội. Nói đơn giản hơn, ta đang có nhu cầu khẩn thiết phải có một quan điểm thần học có tính tổng quát về tính dục con người.

Bản in Đọc tiếp 21.06.2010. 20:56

Thuyết nhân bản Kitô giáo

Hơn bao giờ hết, ngày nay chủ nghĩa vô thần đang vùng lên và xuất hiện dưới nhiều bộ mặt khác nhau với mục đích duy nhất là chối bỏ hay ít nhất là làm lu mờ sự hiện hữu của Thiên Chúa cũng như sự hiện diện của Người trong vũ trụ, như:

Bản in Đọc tiếp 14.05.2009. 12:44

Thắng vượt sự tuyệt vọng

Quan điểm triết học của Kierkegaard: Thắng vượt sự tuyệt vọng

Quả thực, danh xưng Anti-Climacus không tìm thấy trong sách bách khoa từ điển về các danh nhân. Nhưng Sören Kierkegaard, nhà triết học và văn sĩ người Đan Mạch (1813-1855), lại trình bày danh xưng đó như sau: "Bút hiệu là Johannes Anti-Climacus, ngược lại với Climacus, là người đã nói rằng ông ta không phải là Kitô hữu, Anti-Climacus là sự cực đoan đối kháng: Ông ta là một Kitô hữu trong một đẳng cấp khác thường – một cách đơn giản là chính tôi chỉ thực hiện được điều đó có bấy nhiêu, tức một cách hoàn toàn đơn giản là làm một Kitô hửu." Thực ra, Anti-Climacus là bút hiệu của chính Kierkegaard và dưới bút hiệu đó ông đã cho xuất bản năm 1849 tác phẩm "Die Krankheit zum Tode" (Bệnh nguy tử) kèm theo phụ đề "Eine christlich-psychologische Entwicklung zur Erbauung und Erweckung von Anti-Climacus, herraugegeben von Sören Kierkegaard" (Một sự phát triển tâm lý học Kitô giáo mang tính cách xây dựng và thức tỉnh của Anti-Climacus, do Sören Kierkegaard xuất bản). Vậy, cũng giống như việc ông tự giấu mình sau một bút hiệu như thế, trong cuộc sống của Kierkegaard còn có rất nhiều điều bí ẩn mà chính ông cũng không hiểu được. Kierkegaard nói về mình như sau: Trong các "chặng đường đời, tôi chỉ là một loại người có thể trở thành cần thiết trong một cơn khủng hoảng, một loại người cần tới sự hiện hữu để cảm thấy mình được thoải mái dễ chịu."

Bản in Đọc tiếp 18.12.2008. 10:39

Thần học truyền thông của đức Gioan Phaolô II

Nhân dịp lễ giỗ ba năm của Đức Gioan Phaolô II, Christine Anne Mugride đã cho xuất bản cuốn “Đức Gioan Phaolô II: Khai triển Nền Thần Học Truyền Thông” (John Paul II: Development of a Theology of Communication.) do nhà Libreria Editrice Vaticana ấn hành. Mugridge là một nhà thần học và là thành viên giáo dân của Hội Đức Bà Chúa Ba Ngôi (Society of Our Lady of the Trinity). Nữ tu dòng Salêdiêng, Marie Gannon, giáo sư tại Đại học Giáo hoàng Salêdiêng và tại Phân khoa Khoa học Giáo dục “Auxilium” đã cung cấp các tư liệu nghiên cứu cho cuốn sách.

Bản in Đọc tiếp 23.11.2008. 00:58

Quan điểm triết học của I. Kant về sự nhận thức

Triết gia Immanuel Kant sống cách đây trên 200 năm (1724-1804). Tác phẩm chính của ông là cuốn "Kritik der reinen Vernunft" - (Phê bình lý trí thuần tuý), được xuất bản năm 1787. Tác phẩm "Phê bình lý trí thuần tuý" này chứa đựng toàn bộ khuynh hướng triết học của Kant mà người ta thường gọi là "Transzendentalphilosophie" - (Triết học tiên nghiệm; cũng có người dịch là Triết học siêu nghiệm). Nhưng nay khuynh hướng triết học đó của Kant hầu như không còn gì nữa ngoài ý tưởng về triết học tiên nghiệm.

Bản in Đọc tiếp 12.11.2008. 12:00

Vì sự trưởng thành đầy đủ của các linh mục ngày mai

Định hướng cho việc sử dụng hiểu biết tâm lý học
trong việc tiếp nhận và trong việc đào luyện ứng sinh Linh mục

Vaticano - Thứ Năm 30 Tháng 10 năm 2008
Do Bộ Giáo Dục Công Giáo trình bày

Vì sự trưởng thành đầy đủ của các linh mục ngày mai

I. Hội Thánh và việc Phân định Ơn gọi

1. "Mọi ơn gọi Kitô hữu đều đến từ Thiên Chúa, đó là ơn huệ của Thiên Chúa. Tuy nhiên ơn gọi ấy không bao giờ được ban bên ngoài và tách biệt khỏi Hội thánh, nhưng luôn luôn ở trong Hội thánh và qua Hội thánh (…) phản ánh rạng ngời và sống động của Mầu nhiệu Ba Ngôi cực thánh. (1).

Bản in Đọc tiếp 10.11.2008. 11:08

Tương Quan Giữa Đức Tin Và Lý Trí Của Đức John Paul II

Trả lời các vấn nạn Darwin đã gây ra cho triết học và thần học hiện đại

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, chúng ta chứng kiến sự tiến bộ không ngừng và còn có triễn vọng tiến xa mãi của khoa học. Không ai có thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà khoa học mang lại cho đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Bản in Đọc tiếp 08.11.2008. 13:07

Quan điểm triết học của Hegel: Điều hiện thực thì hữu lý

Karl Rosenkranz, một cựu môn sinh thuộc cánh hữu khuynh của Hegel và đồng thời là người viết tiểu sử Hegel (1770-1831), đã kể lại giai thoại sau đây: Một ngày kia vị nam tước trẻ xứ Uxkull đã đăng ký xin được trao đổi chuyện trò với triết gia Hegel ở Heidelberg và nhận thấy rằng, sau khi ông đi sâu vào trong các tác phẩm của Hegel thì ông tỏ ra vô cùng say mê ngưỡng mộ, nhưng đồng thời từ từ ông cũng tỏ ra chẳng hiểu được những gì đã được viết trong đó cả và cuối cùng ông bực mình xếp sách lại. Trước sự kiện đó, Hegel vẫn bình tĩnh chứ không lấy làm ngạc nhiên và đề nghị trước khi tiếp tục đọc về triết học, thì đọc các tác phẩm khảo cứu về tiếng La-tinh, về đại số học và về thiên nhiên. Điều đó muốn nói lên rằng các tư tưởng và lối tư duy của Hegel vô cùng thâm thúy, sâu sắc và trừu tượng như thế nào. Vì thế, khi một người không chuyên môn về triết học mà cầm đọc bất cứ tác phẩm nào của triết gia Hegel, người đó sẽ có cảm giác như mình đang bị lạc vào một khu rừng dày đặc các “cây cối tư tưởng“ và không sao tìm được lối ra. Và nếu người đó không gặp được một người quen biết những đường đi nước bước trong “khu rừng tư tưởng“ hướng dẫn, thì người đó sẽ bị “chết ngạt“ trong sự chán nãn.

Bản in Đọc tiếp 12.09.2008. 10:07

Vài nét sử học về cuộc đời Thánh Phaolô (2)

(3) Các Hành Trình Truyền Giáo

Như đã nói trên đây, sách Công Vụ gom hoạt động truyền giáo của Thánh Phaolô thành ba nhóm; nhưng có tác giả, như Knox, cho rằng: nếu bạn chặn Thánh Phaolô dọc đường mà hỏi xem Ngài đang làm cuộc hành trình truyền giáo thứ mấy, thì đến Ngài cũng phải ‘ngẩn tò te’ không biết phải trả lời ra sao. Nhưng lỗi không hẳn của một mình Thánh Luca, mà cũng do cả lối ta đọc Công Vụ nữa vì Thánh Luca không phân biệt rõ Hành Trình I, II, và III như kiểu của chúng ta ngày nay. Ấy thế nhưng, như ta đã thấy, vẫn có một tương đồng nào đó giữa các dữ kiện của Thánh Phaolô và của Thánh Luca liên quan đến hành trình truyền giáo, ngoại trừ hành trình đầu. Các hành trình này diễn ra trong khoảng các năm 46 tới 58, đó là những năm hoạt động nhất trong đời Ngài, những năm Ngài rao giảng Phúc Âm tại Tiểu Á và Hy Lạp.

Bản in Đọc tiếp 06.09.2008. 11:17

Vài nét sử học về cuộc đời Thánh Phaolô

1. Tên

Trong các thư của Ngài, Thánh Tông Đồ tự gọi mình là Paulos, một tên cũng đã được thư thứ hai của Thánh Phêrô (3:15) và sách Tông Đồ Công Vụ từ chương 13:9 dùng. Trước đó, sách Công Vụ dùng tên Saulos để gọi Thánh Tông Đồ Dân Ngoại (7:58; 8:1,3;9:1…).

Bản in Đọc tiếp 05.09.2008. 00:45

<< Tr Đầu < Trước 1 2 3 4 5 ... Tr Cuối >>