Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thần Học Về Thập Giá (2)

B. NHỮNG SUY TƯ CỦA CÁC GIÁO PHỤ VÀ CÁC NHÀ THẦN HỌC VỀ THẬP GIÁ

I. Thập giá trong thần học Cổ điển

Kinh Thánh gắn liền Thập giá với ơn cứu rỗi của nhân loại. Cónhững lời tuyên xưng đức tin về ý nghĩa của cái chết của Đức Kitô: tuy không mắc tội tình gì nhưng Ngài đã phải chết trên Thập giá; thế nh7ng, đó không phải là cái chết oan uổng, bởi vì theo 1Cr 15,3: Đức Kitô đã chết vì tội chúng ta, theo như lời sách thánh. Công thức còn s9ược thánh Phaolô lặp lại ở nhiều nơi khác nữa, thí dụ như: 1Tx 5,9; 2Cr 5,14-21; Rm 4,25. Những lời tuyên bố khi thiết lập Bí tích Thánh thể cũng cho thấy rằng máu của Đức Kitô được đổ ra “để mang lại ơn tha thứ tội lỗi cho muôn người” (Mt 26,28; xc. Mc 14,24; Lc 22,20). Ngoài ơn tha thứ tội lỗi, thánh Phaolô cũng còn nêu bật rất nhiều những hồng ân khác như hiệu quả của Thập giá, thí dụ như: ơn trở thành công chính, ơn cứu chuộc, sự bình an hòa giải (Rm 3,24; Cl 1,20).

Bản in Đọc tiếp 12.09.2007. 20:54

Thần Học Về Thập Giá

Trải qua lịch sử Kitô giáo đã có nhiều thứ thần học về Thập giá, bắt nguồn từ những đường lối suy tư và chiêm ngắm khác nhau khi người tín hữu đứng trước Thập giá. Không ai chối cãi được sự quan trọng của Thập giá đối với Kitô giáo. Không những các Kitô hữu đeo ảnh Thập giá trên người để tỏ lòng mộ mến hay để tỏ ra căn cước của mình, mà thậm chí người ngoại đạo cũng coi Thập giá như là biểu tượng của Kitô giáo: chính vì thế mà tổ chức từ thiện “Hội Chữ Thập đỏ” đã bị các nước Hồi giáo bắt sửa lại phù hiệu thành “vầng trăng đỏ” để tránh lẫn lộn công tác nhân đạo với Kitô giáo. Mặt khác, nhiều người Kitô hữu đã gắn liền Thập giá với hy sinh đau khổ, và họ có cảm tưởng rằng không còn gì khác để nói ngoài đề tài đó. Cảm tưởng đó chỉ đúng một phần, theo nghĩa là từ hai mươi thế kỷ nay, mỗi lần nói tới Thập giá thì không thể nào tránh được vấn đề đau khổ. Tuy nhiên, ngoài đề tài đau khổ ra còn có những khía cạnh khác nữa. Một điểm đáng ghi nhận khác nữa là tuy rằng đã có nhiều suy tư về ý nghĩa của Thập giá trải qua suốt lịch sử kitô giáo, nhưng mãi tới thập niên 70 của thế kỷ này, mới nảy ra một ngành thần học mang tựa đề là “Thần học về Thập giá” (staurologia), theo nghĩa là Thập giá trở thành trung tâm của thần học: chính nhờ Thập giá mà chúng ta biết được khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa.

Bản in Đọc tiếp 12.09.2007. 20:53

Con đường sự sống thần hóa ta

BÀI 4: CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG THẦN HOÁ TA

Nhập đề

Con đường Giêsu không phải chỉ dẫn ta đến sự thật toàn diện để ta hiểu biết đúng về Thiên Chúa, con người, vạn vật nhưng còn đưa ta đến sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và hoà hợp với muôn loài để cùng chia sẻ sự sống diệu kỳ của Thiên Chúa cho nhau. Đó là ý nghĩa con đường mới mở dẫn đến cuộc thần hoá lạ lùng.

Bản in Đọc tiếp 01.07.2007. 18:29

Con đường Sự Thật giải thoát chúng ta

BÀI 3: CON ĐƯỜNG SỰ THẬT GIẢI THOÁT TA

Nhập đề

Trước toà án Roma, Đức Giêsu nói với quan Philatô: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Philatô hỏi Người: “Sự thật là gì?” (Ga 18,37-38).

Bản in Đọc tiếp 01.07.2007. 18:24

Đạo là Con Đường Giêsu

BÀI 2: ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG GIÊSU

Nhập đề

Theo nghĩa thông thường, đạo được hiểu là đường đi, đường lối hay nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội, như người ta vẫn nói “đạo làm người”. Đạo còn được hiểu là nội dung của một học thuyết như “tìm thầy học đạo”, hoặc đồng nghĩa với tôn giáo như “đạo Phật”, “đạo Chúa” như chúng ta muốn “sống đạo hôm nay”. Như thế, đạo ở đây được hiểu như con đường tâm linh, và còn hơn thế nữa, chứ không phải con đường vật chất.

Bản in Đọc tiếp 01.07.2007. 10:49

Đức Giêsu Là Người Thầy Tuyệt Vời

Đức Giêsu Là Người Thầy Tuyệt Vời Dạy Ta Con Đường Sự Thật Và Sự Sống

Nhập đề

Mùa Vọng và Mùa Chay vừa qua, chúng ta đã có những dịp tĩnh tâm để cùng nhau suy niệm và sống Lời Chúa theo chủ đề Sống đạo hôm nay mà Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề ra cho năm 2007 trong Hội nghị Thường niên tại Huế. Trong tuần tĩnh tâm này, chúng ta cùng nhau khám phá về Đức Giêsu là người Thầy tuyệt vời dạy ta con đường sự thật và sự sống. Người nói với chúng ta qua lời ngỏ với Tôma: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Chúng ta có 4 bài suy niệm theo từng ngày sau đây:

Bản in Đọc tiếp 01.07.2007. 10:40

Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo

Chúng tôi xin trình bày nội dung Bản Toát Yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo dựa trên bản mục lục đã được gửi tới các tham dự viên của khoá tập huấn này. Như các anh chị đã biết, Bản Toát Yếu này là công trình lớn của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình dưới thời vị Chủ tịch tiền nhiệm là Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Năm nay cũng là một thời điểm đặc biệt để Toà Thánh mở án phong chân phước cho ngài. Chúng ta dành một phút mặc niệm để cầu xin Chúa chúc phúc cho những công việc tốt đẹp của Hội đồng cũng như của Giáo hội Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực bác ái xã hội để đem lại công lý, hoà bình, phát triển và tình thương cho mọi người.

Học thuyết Xã hội Công giáo được trình bày thành 12 chương với phần nhập đề và kết luận riêng biệt. Phần nhập đề trình bày một chủ nghĩa nhân bản toàn diện và liên đới như là định hướng cho mọi hoạt động xã hội của Giáo Hội nơi trần thế. Và phần kết luận giới thiệu nền văn minh tình yêu như đích điểm cho mọi hoạt động này.

Bản in Đọc tiếp 01.07.2007. 10:26

Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội của Ðức Kitô

Trước hết, khi đề cập đến một đoàn thể thì không hiểu là từng cá nhân lẻ loi của đoàn thể đó, nhưng là sự qui tụ toàn thể mọi thành phần của đoàn thể đó. Cũng vậy, Giáo Hội là bao gồm tất cả mọi tín hữu, tức những người đã được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi,

Bản in Đọc tiếp 03.05.2007. 09:03

Một kiếp thao thức

Con người là hữu thể khát khao hạnh phúc.

Lịch sử nhân loại có thể cho ta khẳng định điều này. Một trong những nét trỗi vượt của con người so với các loài hữu hình khác đó là không hài lòng với cái hiện tại. Nhân loại từ cổ chí kim luôn không ngừng kiếm tìm một cái gì hơn nữa. Những thiện hảo đời này chưa thể thỏa mãn khát vọng vô biên của con người.

Bản in Đọc tiếp 03.05.2007. 09:03

Bữa ăn của Gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa luôn có chỗ cho mỗi người chúng ta

Chúng ta đang họp nhau cử hành một mầu nhiệm trọng đại và trung tâm nhất của đức tin Kitô giáo : Mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng cũng là một mầu nhiệm gần gũi và thân thương nhất đi theo chúng ta trên “từng cây số đức tin”, trong từng hành vi nhỏ nhặt đời thường hay trong những biến cố vui buồn trọng đại.

Bản in Đọc tiếp 01.05.2007. 22:24