Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (12)

Kết Luận

"Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha (Cl 3:16-17).

Bản in Đọc tiếp 01.09.2008. 23:39

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (11)

Chương VIII: Lời Chúa và ơn hiệp thông

Lời Chúa: sợi dây đại kết

54. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã dành một tầm quan trọng hàng đầu cho việc hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình mọi môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, và tác động của sự hiệp nhất ấy đối với việc làm chứng cho Phúc Âm (97). Các Kitô hữu vốn có chung hai thực tại sau đây: Lời Chúa và Phép Rửa. Nhờ cổ vũ hai ơn phúc ấy, phong trào đại kết sẽ thu lượm được thành đạt. Bài diễn văn từ biệt của Chúa Giêsu tại Thượng Lầu đã mạnh mẽ cho thấy rõ ràng rằng sự hiệp nhất kia phải được biểu hiện bằng việc cùng nhau làm chứng cho Lời của Chúa Cha, Lời chính Chúa Giêsu đã nói (xem Ga 17:8). Theo Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, “Lắng nghe Lời Chúa là một ưu tiên đối với việc dấn thân đại kết của chúng ta. Thực vậy, không phải ta hành động hay tổ chức ra sự hiệp nhất của Giáo Hội. Giáo Hội không tự tạo ra mình mà cũng không tự sống bằng chính mình, nhưng là sống nhờ Lời sáng tạo từ miệng Thiên Chúa phán ra. Cùng nhau nghe Lời Chúa, thực hành lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) trong Thánh Kinh, nghĩa là lối đọc nối liền với cầu nguyện, ngưỡng phục trước tính mới mẻ của Lời Chúa, Lời không bao giờ già nua hay cằn cỗi, khắc phục sự giả điếc giả mù của ta đối với những lời không phù hợp với thiên kiến và ý kiến ta; lắng nghe và cũng nghiên cứu nữa, trong tình hiệp thông với tín hữu mọi thời; tất cả những điều ấy sẽ tạo nên con đường cần phải theo để thực hiện việc hiệp nhất trong đức tin như một đáp ứng đối với việc lắng nghe Lời Chúa” (98).

Bản in Đọc tiếp 01.09.2008. 15:15

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (10)

Chương VII: Lời Chúa trong việc phục vụ và đào tạo Dân Chúa

Gắn bó với Sách Thánh (xem DV 25)

Đào tạo tín hữu trong việc tiếp nhận và thông truyền Lời Chúa là một cam kết mục vụ hết sức quan trọng. Hiến chế Dei Verbum nhắc tới nhiệm vụ này bằng cách nhắc ta nhớ tới giá trị nhiều mặt của Lời Chúa và bằng cách chỉ ra các trách vụ, các trách nhiệm và chương trình đào tạo.

Bản in Đọc tiếp 31.08.2008. 23:08

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (9)

Chương VI: Hướng tới “việc mở rộng lối vào Sách Thánh nhiều hơn”(DV 22)

Sứ vụ của Giáo Hội là công bố Lời Chúa và xây dựng Nước Chúa

43. Đầu thiên niên kỷ này, sứ vụ của Giáo Hội cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa qua việc trở thành người phục vụ Lời Chúa trong công trình phúc âm hóa (70).Không còn hoài nghi gì nữa, công bố Phúc Âm chính là lý do hiện hữu (raison d’être) của Giáo Hội và của sứ vụ Giáo Hội. Điều ấy hàm nghĩa rằng Giáo Hội phải sống điều mình giảng dạy. Làm như thế một cách cương quyết nhất định sẽ biến được điều Giáo Hội công bố thành khả tín, bất kể các thiếu sót và yếu đuối của các thành phần Giáo Hội. Trước đây, khi đáp lại Lời Chúa, dân Israel đã thưa như sau: “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi điều Chúa phán, và chúng tôi sẽ vâng theo” (Xh 24:7). Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ thực hiện cùng một đáp trả như thế (xem Mt 7:21-27).

Bản in Đọc tiếp 30.08.2008. 07:19

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (8)

Chương V: Lời Chúa trong các thừa tác vụ của Giáo Hội

“Bánh Ban Sự Sống từ Bàn Thánh của cả Lời Chúa lẫn Thân Thể Chúa Kitô” (DV21)

Thừa tác vụ Lời Chúa

32. "Giống như chính Kitô giáo, tất cả các rao giảng của Giáo Hội phải được Sách Thánh nuôi dưỡng và điều hướng” (DV 21). Điều trói buộc đặc thù này, từng được Công đồng Vatican II nhắc nhở, đòi ta phải cố gắng thực sự.

Bản in Đọc tiếp 29.08.2008. 22:30

Hai mặt phải trái của sự tự do tư tưởng

(Lm. Tommaso Campanella OP biện hộ cho Galileo Galilei)

Sự tự do tư tưởng là một trong những sự thủ đắc quan trọng nhất và đồng thời là nền tảng của thế giới tân thời: Tư tưởng con người phải được tự do, và không chỉ âm thầm tư riêng nhưng công khai trong đời sống xã hội.

Bản in Đọc tiếp 29.08.2008. 08:52

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (7)

Phần II: Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội

“Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy. Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55:9-11)

Bản in Đọc tiếp 25.08.2008. 22:22

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (6)

Chương III: Các thiên hướng cần thiết để nghe Lời Chúa

"Dân Ta ơi, hãy lắng nghe” (Tv 50:7)

Trong các câu trả lời cho Bản Đề Cương, các vị giám mục có nhắc đến nhu cầu phài vun trồng nơi tín hữu, từng cá nhân hay từng nhóm, thói quen cầu nguyện bằng Lời Chúa, một thói quen sẽ thúc đẩy và nuôi dưỡng việc đáp ứng đức tin.

Bản in Đọc tiếp 24.08.2008. 23:59

Thế giới hiện tại là một thế giới hoàn hảo nhất

(Gottfried Wilhelm von Leibniz: Die Theodizee)

Tác phẩm quan trọng nhất của Gottfried Wilhelm von Leibniz (1647-1716), một triết gia và là nhà trí thức vĩ đại sau cùng của nước Đức, là: “Abhanlungen über die Theodizee von der Güte Gottes, der Freiheit des Menschen und dem Ursprung des Bösen“ – (Những khảo lược thần luận về lòng nhân hậu của Thiên Chúa, sự tự do của con người và nguồn gốc sự dữ), xuất bản năm 1710. Tác phẩm được tàng giữ tại một trung tâm được gọi là “Zentrum von Theodizee-Thematik“- (Trung tâm chuyên đề thần luận). Bởi vì, qua Leibniz công cuộc nghiên cứu về thần luận thời tân đại đã được trình bày cũng như được thiết lập một cách đầy đủ.

Bản in Đọc tiếp 23.08.2008. 21:43

Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội (5)

Chương II (tiếp theo)

B. Giải thích Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội

"Lời Chúa sống động và hữu hiệu” (Heb 4:12).

Vấn đề chú giải trong viễn tượng mục vụ

19. Khoa chú giải, trong đó Lời Chúa và việc bản vị hóa (19) được thể hiện, là một chủ đề quan trọng nhưng khá tế nhị. Việc Chúa thông đạt với người nào đó không phải chỉ là vấn đề truyền đạt một thứ thông tri ít nhiều thích thú, và càng không phải chỉ thuộc lãnh vực thuần túy nhân bản hay khoa bảng. Đúng hơn, Chúa thông đạt cho ta lời sự thật và cứu rỗi, lời đòi người nghe phải đáp ứng cách thông minh, sống động và thực sự. Điều ấy bao hàm một chuyển động hai chiều: một chiều phát xuất từ người biết cảm thức một cách đúng đắn Lời nói hay Lời viết như đã được Chúa truyền đạt qua các tác giả thánh. Chiều kia phát xuất từ chính Lời Chúa mà đối với người biết lắng nghe ngày nay đúng là có một ý nghĩa thực sự.

Bản in Đọc tiếp 23.08.2008. 21:41