Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thần học về thân xác: một sự giáo dục về nhân bản (Bài 7)

VietCatholic News (Thứ Hai 16/08/2004 09:17)

Bài 7 của chủ đề “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body)

Qua những ngôn từ của sách Sáng Thế nói về hôn nhân như là một sự kết hiệp giữa hai thân xác “để trở nên một” (theo sách Gioan, đoạn 2, câu 24), chúng ta đọc và biết được rằng người nam và người nữ đầu tiên mặc dầu cả hai đều trần trụi, nhưng “không bao giờ cảm thấy xấy hổ.” (theo sách Gioan, đoạn 2, câu 25).

Bản in Đọc tiếp 18.08.2006. 23:45

ĐTC: Độc thân cho Nước Trời và cho sự hoàn thiện về bản năng giới tính của con người (Bài 6)

VietCatholic News (Chúa Nhật 15/08/2004 10:06)

Bài 6 của chủ đề “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body)

“Vì có những người yêm hoạn bởi tự lòng mẹ đã sinh ra như vậy; và có những người yêm hoạn bởi người ta làm cho mình nên yêm hoạn; và có những người yêm hoạn bởi mình làm cho mình thành yêm hoạn vì Nước Trời. Ai hiểu nổi thì hãy lo hiểu lấy!” (theo Sách Máthêu, đoạn 19, câu 12). Một người yêm hoạn phải chăng chính là người không có khả năng sinh con, đẻ cái? Thưa phải, khi Chúa Kitô nói về những người yêm hoạn từ lúc mới sinh ra, Ngài muốn ám chỉ tới những ai không có khả năng quan hệ tình dục vì những biến chứng do sinh đẻ gây ra. Còn khi Ngài nói đến những ai yêm hoạn bởi người ta làm cho họ yêm hoạn, có lẽ Ngài muốn ám chỉ tới những ai đang hối hận về phần rỗi linh hồn vì đã bị cắt bì? Thế nhưng những người thành yêm hoạn vì Nước Trời có nghĩa là gì?

Bản in Đọc tiếp 18.08.2006. 23:45

ĐGH: Bí quyết để có được một đời sống tâm linh gia đình và hôn nhân đích thực (Bài 5)

VietCatholic News (Thứ Bảy 14/08/2004 10:01)

Bài 5 của chủ đề “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body)

LTS -- Bài này được viết ra bởi Christopher West, cựu Giám Đốc của Văn Phòng Đặc Trách về Hôn Nhân và Đời Sống Gia Đình của Tổng Giáo Phận Denver. Ông nhận được văn bằng thạc sĩ về thần học từ Viện Đại Học Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Chuyên về Hôn Nhân và Gia Đình. Ông hiện đang là giảng viên tại một số chủng viện và các trường Đại Học Công Giáo tại Hoa Kỳ, và Úc Châu. Ông cũng được mời đến khắp mọi nơi để thuyết giảng về đề tài này tại hầu hết các giáo phận Công Giáo tại Hoa Kỳ. Muốn biết thêm nhiều chi tiết, hãy vào trang web của Ông (www.christopherwest.com).

Thế đời sống tâm linh về hôn nhân nghĩa là làm sao? Làm sao gia đình lại có thể trở thành thiêng liêng đích thực? Thì đối với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, câu trả lời cho những câu hỏi “về tâm linh” như vậy đã được mạc khải qua thân xác. Và đó cũng chính là điều mà chúng ta học được từ Ngài qua “thần học về thân xác.” Trong việc thu thập 129 bài nói chuyện của Ngài, vào thời kỳ đầu của triều đại giáo hoàng, nhân buổi tiếp kiến chung hằng tuần vào mỗi chiều thứ Tư, Đức Thánh Cha đã triển khai điều mà Ngài đã hứa sẽ là một trong những đóng góp lên lũy của Ngài cho Giáo Hội và cho cả thế giới. Việc dựng xây một đời sống tâm linh hôn nhân đích thực rất là cần thiết nếu như chúng ta muốn khôi phục lại gia đình và dựng xây một nền văn hóa sự sống. Thế làm cách nào mà chúng ta có thể hiện thực được điều đó? Theo Đức Thánh Cha, “Những ai muốn hoàn thiện hóa cuộc sống nhân loại của mình và ơn gọi là người Kitô giáo qua hôn nhân, cả thảy đều được mời gọi để biến những gì đã học biết được từ “thần học về thân xác” làm trung tâm điểm của đời mình cũng như qua những cách hành xử của riêng mình.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 2 tháng 4 năm 1980). Càng ngày càng có nhiều người Công Giáo nghe nói đến thần học về thân xác. Thế nhưng, vẫn còn có rất ít người biết được những gì thực sự đã được giảng dạy qua đó. Chính vì thế, mục đích của bài viết này là nhằm giới thiệu một số chủ đề chính về những giảng dạy của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị và tóm lược lại những yếu tố nền tảng để dựng xây một đời sống tâm linh gia đình và hôn nhân đích thực.

Thân Xác Chính Là Sự Mạc Khải Về Mầu Nhiệm Của Thiên Chúa

Theo phân tích của Đức Thánh Cha thì, nếu chúng ta biết nghiền ngẫm về mầu nhiệm này, thì chắc chắn nó sẽ cách mạng hóa những hiểu biết của chúng ta về thân xác con người, về khía cạnh dục tính, cũng như về cuộc sống hôn nhân và gia đình. Ngài nói, “Chỉ riêng thân xác không thôi, nó có khả năng biến những điều hữu hình thành vô hình, cả về cuộc sống tâm linh lẫn thần thánh. Thân xác được tạo dựng để chuyển hóa vào hiện thực hữu hình của thế giới, những bầu nhiệm bí ẩn vô hình kể từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người, và Ngài chính là dấu chỉ của sự vô hình đó.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 20 tháng 2 năm 1980). Thế điều đó có nghĩa là gì? Thưa, nếu xét về mặt thể lý, chúng ta đơn giản chỉ là những thân xác thụ tạo không thể nào nhìn thấy được Thiên Chúa, vì Ngài chính là Thần Khí trong suốt, thanh khiết. Thế nhưng Thiên Chúa muốn biến mầu nhiệm của Ngài thành hữu hình để Ngài có thể khắc dấu vào trong thân xác của chúng ta, bằng việc tạo dựng ra chúng ta như là những người nam, người nữ giống với hình ảnh của Ngài. (theo Sách Sáng Thế, đoạn 1, câu 27). Chức năng của hình ảnh đó chính là phản ảnh về Thiên Chúa Ba Ngôi, như là “một sự hiệp thông nhiệm mầu vô hình của Ba Ngôi” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 14 tháng 11 năm 1979). Từ đó, Đức Thánh Cha kết luận rằng “con người đã trở nên hình ảnh giống như Thiên Chúa không chỉ qua khía cạnh về nhân tính của Ngài không thôi, mà còn qua cả sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa mà người nam và người nữ được tạo dưng ra ngay từ thưở ban đầu.” Và Đức Thánh Cha thêm vào là, “chính ngay từ thưở ban đầu đó, đã có sự chúc phúc về khả năng sinh sản được gắn kết với sự sản sinh con người.” Thân xác mang một ‎ý nghĩa về mặt “hôn nhân” bởi vì nó tỏ lộ ra lời mời gọi cho cả người nam lẫn nữ, hãy trở thành món quà tặng cho nhau, để cả hai cùng nên một trong thân xác. Thân xác cũng còn mang một ‎ý nghĩa nữa là có khả năng sản sinh ra theo ‎đúng ý định của Thiên Chúa một người “thứ ba” qua sự hiệp thông nhiệm mầu đó. Và bằng cách này, hôn nhân chính là “một bí tích nguyên thủy, căn bản” được hiểu như là một dấu chỉ hiệp thông đích thực với mầu nhiệm Ba Ngôi nhập thể của Thiên Chúa: vì lẽ, trước hết nó chính là tình yêu giữa người chồng và người vợ; kế đến, là tình yêu dành cho con cái thông qua gia đình; và rồi, sau cùng tình yêu đó được lan rộng ra khắp cả thế giới. Và đó cũng chính là ý‎ nghĩa của đời sống tâm linh hôn phối, nghĩa là cùng tham dự phần vào cuộc sống của Thiên Chúa, để biết yêu thương và chia sẽ tình yêu đó cho cả thế giới. Quả thật đây đúng là một lời mời gọi hết sức cao cả, nhưng nó không phải là quá xa với hiện thực. Lời mời gọi ấy có khả năng thực thi được. Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu sống động, dồi dào, vô tận, nhưng không, để con người có thể cảm nghiệm và lãnh nhận lấy tình yêu đó mỗi ngày, thì đối với cuộc sống của cặp vợ chồng, và của gia đình cũng tương tự như vậy, đó phải là một tình yêu bền đổ, gắn bó, keo sơn, sống động. Vậy làm thế nào để có được một tình yêu vững bền và sống động như vậy? Thưa, bằng cách sống đúng với sự thật trọn vẹn của thân xác.

Như Đức Thánh Cha đã từng nhấn mạnh đi, nhấn mạnh lại rằng, “Thực ra, việc hiểu thấu đáo về ý nghĩa của thân xác là điều không thể nào thiếu được, qua bản tính của người nam cũng như của người nữ, và qua chính ơn gọi của họ! Việc hiểu biết chính xác được ý ghĩa về hôn nhân cũng như khả năng sinh sản của thân xác là một điều hết sức cần thiết-vì lẽ, đó chính là mục đích của cuộc sống vợ chồng, của cuộc sống lứa đôi, để qua đó, các cặp vợ chồng không ngừng kiếm tìm những chiều kích chung trọn vẹn, cũng như những chiều kích cá nhân qua cuộc sống với nhau, qua thái độ cử chỉ và qua những cảm xúc của nhau!” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 2 tháng 4 năm 1980).

Khía Cạnh Thể Hiện Tiềm Ẩn của Tâm Linh

Một trong những đe dọa lớn nhất đang diện đối với Giáo Hội ngày nay chính là “thuyết duy linh” qua đó con người được mời gọi để nên thánh. Có được một cuộc sống tâm linh không có nghĩa là tránh đụng tới thân xác. Một đời sống tâm linh đích thực luôn là một đời sống được biểu hiện bằng chính sự thiêng liêng. Đây chính là ý nghĩa logic cơ bản của đạo Kitô giáo. Thiên Chúa hiện thể cuộc sống của Ngài cho chúng ta thông qua thân xác của chúng ta, và thông qua phép Thánh Thể, chính là máu thịt của Ngài. Sự tâm linh nào mà chối bỏ đi “sự hiện thân của thực tại” chính là chống lại với Chúa Kitô (theo Thư Thứ I gởi cho tín hữu Gioan, đoạn 4 từ câu 2 đến câu 3). Chúng ta hãy dừng lại để nghĩ suy một chút về điều này. Đức Thánh Cha dạy cho chúng ta biết rằng thân xác con người-qua vẻ đẹp của sự khác biệt về giới tính và lời gọi mời chúng ta vào sự hiệp kết hôn nhân-tiềm ẩn một “tiếng nói”, một “ngôn ngữ” được ghi ấn bởi chính Thiên Chúa, để thân xác đó không chỉ loan truyền mầu nhiệm muôn thưở của Ngài mà còn thể hiện mầu nhiệm đó ra cho chúng ta. Nếu có một kẻ thù của Thiên Chúa nhằm muốn tách rời chúng ta khỏi đời sống và tình yêu của Thiên Chúa, thì kẻ thù đó là ở đâu, và khi nào, nó sẽ ra tay thực hiện điều đó? Mục đích của Satăn chính là cố chiếm lấy đi tiếng nói đó trong cơ thể của chúng ta! Và chúng ta hãy xem, nó đã thành công tới đâu. Vì lẽ, chúng ta sẽ rơi vào bẩy của Satăn, nếu như chúng ta không biết đọc ra ngôn ngữ tiềm ẩn từ trong thân xác của chúng ta. Vậy thì có bao nhiêu người trong chúng ta hiểu được rằng là thân thể của chúng ta chính là nơi cuối cùng để tìm hiểu ra được sự mạc khải về mầu nhiệm của Thiên Chúa?

Dựng Xây Một Đời Sống Tâm Linh Đích Thực

Để dựng xây một đời sống tâm linh hôn nhân đích thực, chúng ta phải bắt đầu học hỏi ra cách thức đọc được ngôn ngữ thật sự của thân xác chúng ta. Chúng ta phải cầu nguyện để cho cặp mắt con người của chúng ta nhìn thấy được mầu nhiệm của Thiên Chúa mạc khải qua thân xác của chúng ta, và qua chính sự hiệp kết trong hôn nhân. Tội lỗi đã làm mờ mắt chúng ta: sự thèm khát về máu thịt, sự thèm khác của cặp mắt và sự tự hào về cuộc sống (theo Thư Thứ Nhất gởi cho Tín Hữu Gioan, đoạn 2, câu 16). Khi nói về tình yêu giữa người nam và người nữ, chúng ta thường hay có khuynh hướng nghĩ về sự ham muốn của thân xác. Hôn nhân chưa bao giờ “hợp thức hóa” sự ham muốn cả. Cả hai người nam và người nữ được gọi mời bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần để cảm nghiệm được một tình yêu “thật sự và sâu sắc” để vượt thắng những ham muốn nhục dục. Thông qua “việc cứu rỗi của thân xác chúng ta,” Chúa Thánh Thần đã làm cho những ham muốn nhục dục của chúng được thấm nhuần bởi “tất cả những gì là cao quý và đẹp đẽ nhất,” với “giá trị cao quý nhất chính là tình yêu.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 22 và 29 tháng 10 năm 1980). Thì đây chính là cách để người chồng và người vợ cùng dựng xây một đời sống tâm linh đích thực: bằng việc yêu thương nhau theo thần khí của Chúa Thánh Thần và qua thân xác của nhau. Tình yêu hôn nhân được lộ tỏ ra dưới rất nhiều cách khác nhau, nhưng với những cặp vợ-chồng nào tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, họ sẽ sớm nhận ngay ra được ‎ý nghĩa quan trọng của cử chỉ yêu thương, âu yếm vợ chồng. Họ sẽ hiểu được rằng sự hiệp kết về mặt tính dục của họ “tự bản thân nó mang dấu chỉ về mầu nhiệm vĩ đại của sự sáng tạo và cứu rổi của Thiên Chúa.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 14 tháng 11 năm 1984).

Nói cách khác, họ sẽ hiểu ra rằng sự hiệp thông của họ chính là “Phép Thánh Thể.” Khi chúng ta lãnh nhận Phép Thánh Thể một cách xứng đáng và đúng đắn, chúng ta lãnh nhận được một sự sống mới trong con người của chúng ta. Khi chúng ta lãnh nhận Phép Thánh Thể một cách bất xứng, chúng ta ăn và uống mất đi công trình cứu rỗi Thiên Chúa dành cho chúng ta (theo Thư Thứ Nhất gởi cho Tín Hữu Corintô, đoạn 11 câu 29). Cũng tương tự như thế, khi các cặp vợ chồng biết mở rộng sự hiệp thông của họ với Chúa Thánh Thần, thì toàn bộ cuộc sống hôn nhân của họ cứ tiếp tục được lãnh nhận một sức sống mới trong Chúa Thánh Thần, và cứ như thế mãi thôi. Tuy nhiên, nếu các cặp vợ chồng khép kín sự thông hiệp của họ với Chúa Thánh Thần, thì họ xem thường tính xác thực về đời sống hôn nhân và gia đình của họ. Một trong những cách chính yếu để chúng ta có thể mở lòng cho Chúa Thánh Thần, chính là mở rộng lòng chúng ta ra cho chính con cái của chúng ta. Ai là Chúa Thánh Thần ngoài Thiên Chúa là Đấng Ban Sự Sống? Những cặp vợ chồng nào không biết mở rộng lòng họ với con cái, sẽ cũng đồng thời khép kín sự hiệp thông của họ với Chúa Thánh Thần, thì khi đó, sự thông hiệp của họ, đã không còn là một dấu chỉ về tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa nữa, mà là một mật lệnh cho ma quỹ. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị nói rằng: “sự tương phản của đời sống tâm linh vợ chồng, qua nhiều trường hợp, được hình thành nên bởi sự thiếu vắng chủ quan của hiểu biết về tính nhân phẩm của hành động vợ chồng được gắn kết qua nảo trạng và việc áp dụng các biện pháp ngừa thai.” Đối với những cặp vợ chồng nào tràn đầy thần khí của Chúa Thánh Thần sẽ đơn giản nghĩ việc ngừa thai là điều mà họ không hề nghĩ tới. Vì chưng, họ biết rằng nó sẽ thay thế tiếng nói thật sự tiềm ẩn trong cơ thể họ bằng một sự dối lừa, khuếch lác, và từ đó sẽ phá vở đi sự yêu thương thân mật của hôn nhân. Những cặp vợ chồng nào biết cùng thành thật với nhau trong hôn nhân, sẽ luôn biết cách mở rộng lòng mình, và luôn sống thành thật với nhau cho đến lúc bạc đầu, long răng.

Như giáo sư Mary Rousseau đã diễn tả, khi các cặp vợ chồng có được một cuộc sống tâm linh đích thực, thì “tình yêu từ cái giường ngủ của vợ chồng sẽ cứ lan rộng ra: cho đến cái nhà bếp, cái sân, khu chợ đô thị, sở làm và xa hơn nữa. Và rồi, tình yêu đó cũng sẽ được trải rộng ra cho cả thế giới, để rồi vào cả luôn môi trường chính trị, học hành, giải trí, chăm sóc sức khỏe, và cả đến những mối quan hệ quốc tế. Thì đó chính là tiến trình mà nền văn mình tình yêu lan tỏa tới.” (trích từ các Bài Nghiên Cứu tại Chicago, mục 39 phần 2, trang 175).

Kết Luận

Đây là lý do tại sao, mà theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, việc giáo dục và học hỏi thần học về thân xác “tạo ra những nguyên tố hạt nhân cơ bản của đời sống tâm linh vợ chồng” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 3 tháng 10 năm 1984). Việc học hỏi này là một tiếng kêu thúc giục liên lũy để không những trở nên một cách “thiêng liêng” hơn mà còn để trở nên một sự hiện thân rõ ràng hơn - để cho phép Chúa Thánh Thần giúp làm thấm nhuần thân xác của chúng ta bằng một sự sống thánh thiện, tâm linh hơn. Đây chính là những gì đã xảy ra qua các phép bí tích, cụ thể là Phép Thánh Thể và Phép Hòa Giải, vì lẽ, đó chính là những phương cách mà Đức Thánh Cha gọi là “không thể nào sai lạc, cũng như, không thể nào tách rời được-để giúp hình thành nên đời sống tâm linh của người Kitô giáo qua cuộc sống gia đình và cuộc sống đôi lứa. Có như vậy thì quyền năng sáng tạo tâm linh của tình yêu Thiên Chúa mới trải rộng ra được cho mọi trái tim của nhân loại và đồng thời, qua thân xác phàm tục của con người. Vì thực ra, qua tình yêu đó, con người mới có thể dựng xây một đời sống hôn nhân trọn vẹn theo đúng dấu chỉ của sự thật, và đó cũng là cách mà hôn nhân được dựng xây nên qua tính nhân phẩm của phép bí tích.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 3 tháng 10 năm 1984).

Qua “tính nhân phẩm của phép bí tích” các cặp vợ chồng và các gia đình biết tham dự vào mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa và để loan truyền mầu nhiệm ấy cho toàn thể thế giới thông qua “sự tiềm ẩn của một đời sống tâm linh.”

(còn tiếp)

Anthony Lê

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Bản in 18.08.2006. 23:45

Đức Giáo Hoàng về vấn đề giao hợp tình dục (Bài 4)

VietCatholic News (Thứ Sáu 13/08/2004 09:37)

Bài 4 của chủ đề “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body)

LTS: Bài này được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị viết ra vào năm 1960 khi Ngài vẫn còn là vị Hồng Y của Tổng Giáo Phận Krakow, bên Ba Lan. Bài viết được in lại từ cuốn sách có nhan đề “Tình Yêu và Trách Nhiệm.”

Bản in Đọc tiếp 18.08.2006. 23:45

Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 3)

Qua Phần 2 vừa rồi, chúng ta tìm về “tiếng gọi” sâu lắng của con tim khi hướng về thời “tiền sử”. Qua đó, chúng ta khám phá ra được kinh nghiệm trần tục về thân xác của chúng ta như là người nam và người nữ trước khi phạm vào đều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị gọi là sự tỉnh nội nguyên thủy, sự hiệp thông nguyên thủy và sự trần truồng nguyên thủy. Điều mà giờ đây chúng ta cảm nghiệm được sau khi đã phạm tội chính là về một vài khía cạnh “tiêu cực” về hình ảnh “tích cực” từ những kinh nghiệm nguyên thủy (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 4 tháng 2 năm 1981).

Bản in Đọc tiếp 18.08.2006. 23:45

Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 2)

VietCatholic News (Thứ Tư 11/08/2004 07:10)

Thoạt đầu, trông có vẽ ngộ ngộ, khi nghe Đức Giáo Hoàng nói về thân xác như là một cái gì đó thật là “siêu phàm”, thì té ra Ngài đề cập tới nó như là thần học, vì chưng, mầu nhiệm trung tâm điểm của người Kitô giáo chính là niềm tin chắc vững vào sự hiện thân, nhập thể của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã mạc khải chính Ngài cho nhân loại thông qua thân xác con người. Do đó, chẳng có gì làm cho chúng ta ngạc nhiên cả khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị xem thân xác như là thần học. Và Ngài viết rằng, “Dẫu qua sự thật rằng: Lời Chúa đã trở nên một, thì thân thể đã trở nên thần học thông qua cửa chính này.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 2 tháng 4 năm 1980).

Bản in Đọc tiếp 18.08.2006. 23:45

Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 1)

VietCatholic News (Thứ Ba 10/08/2004 08:55)

LTS: Trong khóa Biện Giải về Tôn Giáo (Apologetics Series) mùa hè 2004 tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA, đề tài đầu tiên được Văn Phòng Đặc Trách về Truyền Giáo của Tổng Giáo Phận Atlanta, Giorgia, chọn có liên quan tới chủ đề: “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, xin được phép dịch lại tám loạt bài có liên quan đến chủ đề vừa kể, do chính tác giả Christopher West viết và trình bày - Anthony Lê dịch ra Việt ngữ.

Bản in Đọc tiếp 18.08.2006. 23:45

<< Tr Đầu 6 Sau > Tr Cuối >>