Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tư liệu Thánh Kinh (9):Thủ Công và Tay Nghề

Thời Cựu Ước, Ít-ra-en ít có, nếu không muốn nói là không có, thợ thủ công nào biết làm những đồ mỹ thuật tự nó có giá trị. Ngay cả khi phải dựng xây những nơi thờ phượng, họ cũng phải mời các nghệ nhân nước ngoài vào hoàn tất việc trang trí. Ít-ra-en là một xứ nghèo, nên chỉ có những kỹ năng chế tạo những vật dụng cần thiết mà thôi. Tuy nhiên, có những nghề được coi là tài nghệ ngay từ thời xa xưa. Ðó là tay nghề của một số gia đình, có lẽ được bí truyền từ đời cha đến đời con.

Bản in Đọc tiếp 27.12.2008. 15:59

Tư liệu Thánh Kinh (8):May Mặc và Áo Quần

Các vật liệu chính để may quần áo là lanh (linen, chế tạo từ cây lanh), len (lông chiên, lông cừu) và da thú. Bông sợi chỉ được sử dụng tại Ít-ra-en mãi sau này khi nhập từ ngoại quốc, có thể sau thời lưu đầy. Người Ít-ra-en thích trang trí quần áo của họ bằng những mép, những viền và những tua mầu sắc sáng chói. Chỉ vàng được dùng để thêu những quần áo rất đặc biệt, như phẩm phục các thầy cả thượng phẩm (Xh 39:3).

Bản in Đọc tiếp 26.12.2008. 10:53

Tư liệu Thánh Kinh (7): Người và Tôn Giáo Canaan

Trên Núi Xi-nai, Chúa truyền cho dân Ít-ra-en không được thờ chúa nào khác ngoài Ngài. Vì thế khi vào đất Ca-na-an, người Ít-ra-en phải tránh mọi tiếp xúc với tôn giáo bản địa. Nhưng trước cả lúc họ vào đất Ca-na-an, người Ít-ra-en đã thờ thần Ba-an, vốn là thần của dân Ca-na-an, rồi. Khi họ định cư xong tại Ðất Hứa, Ba-an trở thành địch thủ nghiêm trọng đối với Thiên Chúa của Ít-ra-en.

Bản in Đọc tiếp 25.12.2008. 22:59

Tư liệu Thánh Kinh (6): Việc Xây Cất Thời Thánh Kinh

Kỹ thuật xây cất phát triển khá chậm tại Ít-ra-en. Khi còn làm nô lệ bên Ai Cập, người Do Thái đã làm gạch để xây những tòa dinh thự đồ sộ. Nhưng khi vào đất Ca-na-an, họ không tha thiết đến chuyện xây cất nữa. Những người đi do thám trở về báo cáo đã thấy những thành thị ‘lớn và được phòng thủ kỹ càng’ tại đất Ca-na-an (Ds 13:28). Nhiều thành ấy đã bị người Do Thái hủy diệt và để thay thế, họ xây những thành kém kiên cố nhiều lắm.

Bản in Đọc tiếp 23.12.2008. 09:39

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 3 - Thánh Kinh

Khi nói đến Thánh Kinh, phần lớn người Tin Lành cho rằng Thánh Kinh là Lời duy nhất của Thiên Chúa nói với loài người, và Thánh Kinh là quy luật tối thượng và độc nhất mà mọi người phải theo. Thực ra, như đã trình bày trong hai bài trước, Thánh Kinh không phải là Lời Duy Nhất của Thiên Chúa, mà chỉ là Lời Chúa được viết trên văn tự. Nhưng Thiên Chúa không chỉ dùng văn viết để truyền thông với chúng ta. Ngài đã dùng các ngôn sứ trong Cựu Ước và đến ngày viên mãn, Ngài đã sai chính Con Một của Ngài là Đức Chúa Giêsu Kitô xuống thế để nói và mặc khải trực tiếp cho chúng ta. Chính Chúa Giêsu cũng chỉ giảng dạy mà không viết một câu Thánh Kinh nào, trừ vài chữ trên cát mà chúng ta không biết là Người viết gì. Tuy nhiên, để giúp chúng ta ghi nhớ những giáo huấn của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đã linh hứng các thánh ký ghi lại trên giấy tờ những Lời của Thiên Chúa cùng những việc làm của Ngài trong chương trình cứu độ, và Hội Thánh đã thu góp những tài liệu này lại thành Sách Thánh Kinh. Nhưng Lời Duy Nhất của Thiên Chúa không phải là Thánh Kinh, mà là Đức Kitô, Ngôi Lời Hằng Hữu nhập thể làm người.

Bản in Đọc tiếp 22.12.2008. 00:49

Tư liệu Thánh Kinh (5): Việc Phiên Dịch Thánh Kinh

Đối với nhiều Ki-tô hữu thế kỷ thứ nhất, ‘Thánh Kinh’ có nghĩa là bản dịch Hy Lạp bộ Cựu Ước [tức bản Bẩy Mươi] đã khởi sự trong thế kỷ thứ 3 trước CN. Việc dịch thuật Tân Ước đã khởi đầu ngay sau khi bộ này được hoàn tất. Dịch bản đầu hết có lẽ là bản La-tinh. Vì đó là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc Rô-ma, dù tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trong các cộng đoàn Ki-tô hữu, kể cả tại Ý Đại Lợi. Tiếng Hy Lạp là tiếng được sử dụng tại hầu hết các giáo hội.

Bản in Đọc tiếp 22.12.2008. 00:43

Tư Liệu Thánh Kinh (4): Việc Giải Thích Thánh Kinh

Một số câu truyện trong Phúc Âm rõ nghĩa đến độ ai cũng có thể hiểu được. Nhưng đối với các phần khác trong Thánh Kinh, hiểu được nghĩa không phải là việc dễ dàng. Thánh Kinh là một sách cổ xưa gồm nhiều phần khác nhau, do nhiều người khác nhau viết, và nói với nhiều thứ cử tọa khác nhau, dưới nhiều văn phong và ngôn ngữ khác nhau. Khi đọc một đoạn Thánh Kinh, ta nên đặt ba câu hỏi sau đây: Đoạn này thực sự nói gì ? Đoạn này lúc ấy có nghĩa gì? Đoạn này ngày nay có nghĩa gì?

Bản in Đọc tiếp 22.12.2008. 00:41

Tư liệu Thánh Kinh (3): Babylon

Một thành phố nằm trên Sông Eu-phơ-rát, cách nam Bác-đát 50 dặm [80 cây số]. Thành này được Nim-rốt [người săn bắn thiện nghệ] xây dựng. Sau này, thành thủ đô của nước Ba-by-lon và đế quốc Ba-by-lon. Khoảng năm 1750 trước CN, Hammurabi, một trong những vị vua đầu tiên của Ba-by-lon, đã viết lên đá bộ luật thời danh của ông, mà đem so với bộ luật của Mô-sê sau này, ta thấy có nhiều điều thích thú.

Bản in Đọc tiếp 17.12.2008. 00:20

Tư liệu Thánh Kinh (2): Assyria

Át-sua (Assyria) là phần phía bắc của I-rắc hiện nay, dọc theo sông Tích-ra và chạy về phía đông tới tận chân dãy Núi Zagros. Những trận mưa mùa Đông và những nhánh sông chẩy vào Tích-ra cung cấp đủ nước cho mùa màng. Lúa mạch và lúa mì được trồng ở đồng bằng. Nho, ô-liu, mơ, anh đào và nhiều loại cây sinh trái khác được trồng trên đồi dốc. Ðồng quê được bao phủ bởi cỏ xanh trong mùa Đông và mùa Xuân, khác với đất đai phía tây Tích-ra. Ở đó, phần lớn đất đai chỉ là sa mạc, với những ngọn núi lởm chởm cây cối về phía đông, tuyết phủ dầy về mùa Đông. Ðối với những người thuộc các bộ lạc hoang dã quen sống với sa-mạc và núi non, Át-sua tỏ ra rất hấp dẫn. Lịch sử của mảnh đất này là một lịch sử của chiến tranh triền miên với những lân bang hay ganh ghét. Người Át-sua gọi thủ đô, đất nước và quốc thần của họ bằng một tên chung là Át-sua. Ðô thành Át-sua nằm về phía nam xứ sở, phía bắc Sông Tích-ra. Thành phố thứ hai, Ni-ni-vê, nằm ở phía đông của Sông, đối diện với Mosul ngày nay, cách bắc Át-sua 68 dặm. Cả hai thành phố đều thịnh vượng rất sớm từ năm 2,500 trước CN và có thể còn sớm hơn thế nữa.

Bản in Đọc tiếp 14.12.2008. 23:10

Tư liệu Thánh Kinh (1): Ngành Khảo Cổ Thánh Kinh

Những bước đáng kể đầu tiên trong việc học hỏi về thế giới cổ thời được thực hiện năm 1798 khi cuộc xâm lăng Ai Cập của Na-pô-lê-ông đòi một cuộc thám hiểm vùng đồi núi tại đó. Dịp đó, Khối Ðá Rosetta đã được khám phá ra. Ðó là một khối đá trên đó cùng một bản văn đã được khắc bằng hai ngôn ngữ Hy Lạp và Ai Cập. Nó giúp người ta lần đầu tiên giải mã được lối viết tượng hình (hieroglyphs) của cổ Ai Cập (1824). Ít năm sau đó, một nhà ngoại giao Anh tại Baghdad, là Claudius James Rich, thực hiện những cuộc khám phá chính xác đầu tiên tại những địa điểm thuộc cổ Ba-by-lon và Ni-ni-vê. Ông cũng thực hiện được bộ sưu tập tiêu biểu đầu tiên những con dấu và bản khắc của Át-sua và Ba-by-lon.

Bản in Đọc tiếp 06.12.2008. 10:48