Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 2 - Mặc Khải của Thiên Chúa

Trong bài bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các định nghĩa khác nhau về Lời Chúa. Lời Chúa còn hơn cả các sách Thánh Kinh, vì Lời Chúa chính là Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa, Đấng xuống trần để mặc khải cho chúng ta trọn vẹn chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta tìm hiểu cách tóm tắt về mặc khải của Thiên Chúa và mặc khải này được lưu truyền thế nào trong Hội Thánh.

Bản in Đọc tiếp 26.11.2008. 12:14

Khái quát Tin Mừng theo Thánh Gio-an

1. Sơ lược về nội dung

Trung thành với truyền thống nguyên thủy, sách Tin Mừng thứ tư thuật lại những việc đã xẩy ra từ thời ông Gio-an Tẩy giả cho đến ngày Chúa Giê-su lên trời. (Cv 1, 21-22). Sách được trình bày như một lời chứng và chắc là tác giả có ý soạn một sách Tin Mừng thật sự. Sau bài đề tựa thần học rất trang trọng (1,1-18), tiếp theo là phần thứ nhất. Trong phần này, tác giả thuật lại các biến cố và các giáo huấn gắn liền với bài tựa (1,19-12,50). Phần thứ hai kể lại các biến cố Thương Khó và Phục Sinh (13,1-21,23). Như nói trong phần kết luận, Gio-an đã chọn một số dấu chỉ để nêu lên ý nghĩa và tầm quan trọng của những biến cố đó, nhằm đưa các tín hữu tới chỗ đào sâu hơn niềm tin của mình vào Chúa Giê-su, Đấng Mê-si-a, Con Thiên Chúa, hầu phát triển đời sống hiệp thông với Thiên Chúa nơi họ.

Bản in Đọc tiếp 23.11.2008. 00:52

Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 1 - Lời Chúa là gì?

Hội Thánh dành Năm Phụng Vụ mới này để khuyến khích mọi người Công Giáo học hỏi Lời Chúa, cầu nguyện với Lời Chúa, và sống theo Lời Chúa.

Để mở đầu Năm Lời Chúa, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào Tháng 10 vừa qua để các Nghị Phụ cầu nguyện và bàn thảo về đề tài “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh”. Thượng Hội Đồng đã kết thúc ngày 26 thánh 10, 2008 và các Nghị Phụ đã đệ trình lên Đức Thánh Cha 55 đề nghị. Giờ đây chúng ta hãy cùng Hội Thánh Hoàn Vũ học hỏi, cầu nguyện, suy niệm và sống Lời Chúa. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ chia sẻ về ý nghĩa của Lời Chúa.

Bản in Đọc tiếp 18.11.2008. 17:48

Khái quát Tin Mừng theo thánh Luca

1. Lời tựa sách Tin Mừng

Chỉ Tin Mừng Lu-ca mới có lời mở đầu, giống như các sách Hy-lạp thời bấy giờ. Lời tựa gửi cho một người tên là Thê-ô-phi-lê. Ông này có vẻ là một nhân vật quan trọng. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng mở đầu bằng một lời tựa và cũng gửi cho nhân vật này. Trong sách Công Vụ, tác giả mời nhân vật Thê-ô-phi-lê tham chiếu sách trước là sách Tin Mừng nói về mọi việc Đức Giê-su đã làm, và những điều Người đã dạy (1,1-2). Do đó, ngay từ sơ khai của Hội thánh, người ta đã kết luận sách Tin Mừng và sách Công Vụ đều có cùng một tác giả, Khoa chú giải Kinh thánh hiện nay cũng đồng ý như vậy, dựa vào sự đồng nhất của lời văn và ý tưởng trong hai tác phẩm cũng như ý định của tác giả. Sách Tin Mừng thì nhấn mạnh đến việc Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người, còn sách Công Vụ thì nói về việc rao giảng mầu nhiệm này, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem cho đến tận cùng cõi đất.

Bản in Đọc tiếp 14.11.2008. 09:22

Khái quát về Tin Mừng theo Thánh Mác-cô

1. Thứ tự và các chủ đề chính

Sách Tin Mừng Mác-cô có vẻ như là một chuỗi những bài tường thuật, thường vừa ngắn lại vừa không ăn ý với nhau một cách rõ rệt. Dàn bài rõ nhất là cái khung về địa lý, nói đến những hoạt động của Đức Giê-su, từ Ga-li-lê và những vùng lân cận cho đến miền đất dân ngoại (7,24.31; 8,27), xuyên qua Phê-rệ và Giê-ri-khô lên tói Giê-ru-sa-lem (11,1).

Bản in Đọc tiếp 10.11.2008. 10:42

Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (4)

PHẦN HAI: KHÍA CẠNH KHẢO CỔ HỌC

Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là không một khám phá khảo cổ học nào từ trước đến nay đã nói ngược lại một qui chiếu Thánh Kinh (19). Ngược lại, khảo cổ đã xác nhận lịch sử tính chủ yếu của truyền thống Cựu Ước. William F. Albright ghi chú rằng: “chủ nghĩa hoài nghi thái quá đối với Thánh Kinh của các trường phái lịch sử quan trọng trong các thế kỷ 18 và 19 đã dần dần bị mất uy tín. Hết khám phá này đến khám phá khác đã thiết lập được sự chính xác của không biết bao nhiêu sự kiện, khiến người ta càng ngày càng phải công nhận nhiều hơn giá trị của Thánh Kinh như một nguồn tài liệu lịch sử” (2).

Bản in Đọc tiếp 25.10.2008. 23:26

Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (3)

(tiếp theo)

III. Sự Đáng Tin của Thánh Kinh về Phương Diện Chứng Cớ Nội Tại

1. Nguyên Tắc Chấp Nhận Hoài Nghi (Benefit of Doubt)

Các học giả cho rằng trong khoa phê bình văn học (literary critics), ta phải chấp nhận nguyên tắc bất hủ của Aristotle, tức nguyên tắc: phải cho là đúng nếu ta không có bằng chứng rõ ràng để trợ lực cho cảm giác của ta cho rằng điều nào đó có thể không đúng sự thật. Do đó, ta phải lắng nghe các khẳng định (claims) của tài liệu đang được phân tích, chứ không được giả thiết là lừa lọc hoặc sai lạc ngoại trừ tác giả tự loại bỏ mình bằng các mâu thuẫn hoặc những sai lầm rõ ràng về sự kiện (31)... Mà ngay một mâu thuẫn biểu kiến cũng chưa đủ để bác bỏ một tài liệu. Ta còn cần phải chắc chắn mình đã hiểu đúng đoạn văn, hiểu cái ý nghĩa trong đó nó sử dụng các từ ngữ hoặc con số. Mặt khác ta cũng cần phải nắm vững mọi kiến thức hiện có về vấn đề ấy, và không còn cách nào khác để soi dẫn vấn đề dù từ các hiểu biết mới, các tìm kiếm văn bản mới, hoặc khoa khảo cổ học... Khó khăn tự mình không tạo nên phản luận (objections). Những vấn đề chưa giải quyết không nhất thiết phải là những sai lạc. Ta phải đương đầu với các khó khăn và các vấn nạn phải thúc đẩy ta đi tìm ánh sáng rõ ràng hơn; tuy nhiên bao lâu ta chưa đạt được cái ánh sáng toàn diện và sau cùng kia để sáng tỏ một vấn đề nào đó, ta vẫn không có quyền khẳng định rằng: ‘đây rõ ràng là một sai lầm, một phản luận không còn thắc mắc gì nữa chống lại sự vô ngộ của Thánh Kinh’. Vì ai cũng biết rằng có biết bao nhiêu ‘phản luận’ đã từng được giải đáp trọn vẹn kể từ đầu thế kỷ này” (21).

Bản in Đọc tiếp 22.10.2008. 03:03

Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (2)

II. Sự Đáng Tin của Cựu Ước về Phương Diện Thư Mục Học

Về trường hợp Cựu Ước, ta không có được sự phong phú về bản chép tay như với Tân Ước. Trước khi khám phá ra các Sách Cuộn Biển Chết, bản chép tay trọn bộ lâu đời nhất của Thánh Kinh Do-thái là vào khoảng năm 900 A.D. Như thế khoảng cách là 1,300 năm (Cựu Ước Do-thái được hoàn tất khoảng năm 400 B.C.). Thoạt nhìn, người ta có cảm tưởng Cựu Ước không có chi đáng tin cậy hơn các tác phẩm học thuật cổ thời khác. Với việc khám phá ra các Sách Cuộn Biển Chết, một số các bản chép tay Cựu Ước cũng đã được tìm ra mà các học giả đều quả quyết là có trước thời Chúa Giêsu.

Bản in Đọc tiếp 21.10.2008. 01:51

Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh

Tính chất đáng tin cậy của một tài liệu cổ như Thánh Kinh phải được xem sét dưới hai khía cạnh căn bản đó là khía cạnh sử học và khía cạnh khảo cổ học.

Bản in Đọc tiếp 19.10.2008. 03:35

Khái quát Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu

Từ sau Công đồng, Kinh thánh được đề cao và khuyến khích rất nhiều. Đã có cả một hiến chế vĩ đại để nói về vấn đề này. Đó là hiến chế Dei Verbum. Nhiều sách vở, tài liệu biên soạn hay phiên dịch được phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Thật là điều đáng mừng. Nhưng người ta có đọc hay không, đó mới là vấn đề. Vì vậy, để những người không có thời giờ hay không muốn đọc nhiều, xin trình bày khái quát đôi nét về cuốn Tin Mừng thứ nhất này như sau:

Bản in Đọc tiếp 18.10.2008. 11:00