Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ly dị và tái hôn trong các phúc âm nhất lãm (5)

(tiếp theo và hết)

Phủ định hay khẳng định

Những nhận định trên đây về câu “ngoại trừ” trong phúc âm Mátthêu là của linh mục Theodore Mackin S.J trong Divorce and Remarriage, New York, Paulist Press, 1984, những nhận định có tính phủ định. Vấn đề vì thế có vẻ như bỏ lửng ở đây. Và việc ấy chắc chắn khiến nhiều người trong chúng ta không thấy thoả mãn. Hiển nhiên, một câu quan trọng như thế, dù là của chính Chúa Giêsu nói hay là soạn giả phúc âm Mátthêu, nhờ linh hứng, mà tin là nếu Chúa Giêsu hiện diện nơi cộng đoàn của ông lúc đó cũng sẽ nói như vậy, phải có một nghĩa nào đó có tính khẳng định. Chính vì thế đã có rất nhiều cố gắng xác định ra ý nghĩa này.

Bản in Đọc tiếp 22.09.2008. 22:50

Ly dị và tái hôn trong các phúc âm nhất lãm (4)

(tiếp theo)

6. Ý Nghĩa Câu Ngoại Trừ Trong Mátthêu

Vậy thì thử hỏi đâu là ý nghĩa hữu lý hơn cả của mệnh đề ngoại trừ đã trích dẫn ở trên, của hạn từ pornéia mà vì có nó hiện diện nơi người vợ nên soạn giả Mátthêu nghĩ Chúa Giêsu hẳn sẽ nhìn nhận là đủ để biện minh cho việc chồng nàng rẫy bỏ nàng, và giúp chàng khỏi biến nàng thành kẻ ngoại tình khi rẫy bỏ nàng như thế (5:3), và chính chàng khỏi tội ngoại tình nếu tái hôn sau khi rẫy bỏ nàng (19:9), và cũng khỏi tội ngoại tình nếu chàng cưới một người đàn bà từng bị rẫy bỏ vì nó (5:32)? (20). Sau đây là một số lối giải thích:

Bản in Đọc tiếp 20.09.2008. 22:27

Ly dị và tái hôn trong các phúc âm nhất lãm (3)

(tiếp theo)

4. Giáo Huấn Của Chúa Giêsu Trong Mátthêu 5:31-32

Như đã thưa trên đây, Phúc âm theo Thánh Mátthêu có hai phiên bản kể lại giáo huấn của Chúa Giêsu về ly dị và tái hôn, phiên bản đầu ngắn hơn, là lời phán (logion) ít nhiều độc lập bên trong Bài Giảng Trên Núi (5:31-32), phiên bản thứ hai dài hơn, là một trình thuật, giống như trong Máccô, kể lại cuộc đụng độ với một nhóm Biệt Phái (19:1-12).

Bản in Đọc tiếp 20.09.2008. 07:46

Ly dị và tái hôn trong các phúc âm nhất lãm (2)

(tiếp theo)

2. Giáo Huấn Của Chúa Giêsu trong Máccô 10:1-12 (4)

Phiên bản của Máccô được lồng trong một bối cảnh có tính đời thực, thuật lại cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và một nhóm Biệt Phái. Liệu đây là một tường trình thực sự hay là một hư cấu hữu ích, ta không có cách chi biết chắc (5). Đi trước chính cuộc tranh luận về ly dị, ta thấy có lời giới thiệu các nhân vật liên hệ đó là Chúa Giêsu và các Biệt Phái. Trước đó, khi còn ở nhà tại Capernaum (9:33) (6), Chúa Giêsu đã dạy Nhóm Mười Hai về trẻ em và những người bé mọn: việc đối xử với họ được coi là việc đối xử với chính Ngài. Nhưng nay Ngài lên đường rời Capernaum để du hành 80 dặm về hướng nam để vào lãnh thổ Judea và vượt qua Sông Jordan. Một lần nữa, đám đông lại đến với Ngài và cùng Ngài di chuyển đó đây. Và một lần nữa, Ngài lại dạy dỗ họ, như Ngài thường làm. Vì Chúa Giêsu vốn là một rabbi - một thầy dạy. Ta cần nhớ tước hiệu này trong bối cảnh rất nhiều đoạn văn khác trong đó Máccô miêu tả Ngài như một thầy dạy ngoại hạng của Do Thái Giáo. Cả bằng hữu lẫn kẻ thù đều gọi Ngài là “rabbi” - Thầy (7). Ngài dạy trong hội đường (1:2 và 6:2), và trong đền thờ (11:17; 12:35; và 14:49), và ở các nơi Ngài du hành (6:7).

Bản in Đọc tiếp 19.09.2008. 07:38

Ly dị và tái hôn trong các Phúc Âm Nhất Lãm

Hai truyền thống thuật lại lời dạy của Chúa Giêsu về ly dị và tái hôn là truyền thống Nhất Lãm và truyền thống Phaolô. Nhưng, hai trong ba tác giả phúc âm Nhất Lãm, tức các nhà soạn thảo ra hai phúc âm Luca và Mátthêu (người ta tin không phải là tông đồ Mátthêu) chưa bao giờ được tự thân nghe chính Chúa Giêsu. Máccô thì rất có thể đã được diễm phúc ấy. Nhưng nếu ông là Gioan Máccô, đồng hành của Thánh Phaolô và Barnaba được nhắc đến lần đầu trong Công Vụ 12:25 chứ không phải chàng thanh niên cởi trần chạy thoát thân sau khi Chúa Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu (Mc 14:51-52), thì rất có thể đã xuất thân từ Antioch thuộc Syria và do đó tự thân cũng đã không được nghe chính Chúa Giêsu. Nếu ông Máccô này soạn ra phúc âm mang tên Máccô và sau này trở thành bạn đồng hành và là ‘con cưng’ của Thánh Phêrô mà truyền thống thường tin, thì hẳn là ông đã được nghe lời dạy của Chúa qua giáo huấn của Thánh Phêrô.

Bản in Đọc tiếp 18.09.2008. 08:13

Vài nhận định về bản dịch Thánh Kinh do giáo phận thành phố HCM phát hành

Gần đây tôi có viết hai bức tâm thư gửi lên bộ Đức Tin của Toà Thánh Vatican, xin Roma cứu xét bộ Thánh Kinh do giáo phận thành phố Hồ Chí Minh phiên dịch ra Việt ngữ và phát hành từ Toà Tổng Giám mục Sài gòn. Bức tâm thư thứ nhất rất vắn tắt vì chỉ bình luận sơ qua hai câu Gio-an 21: 15-17 và 1 Thessalonica 4:4, liên quan tới hai vấn đề quyền bính Đức Giáo Hoàng trên các giám mục và lời các giáo sĩ Công giáo Roma thề ước giữ mình độc thân. Thư gửi đi vào đầu năm 2007, thì giăm ba tháng sau tôi đã nhận được hồi âm, một tấm thiếp từ bộ Congregation for the Doctrine of the Faith. Tấm thiếp viết:

Bản in Đọc tiếp 05.09.2008. 12:03

Một suy tư về bản dịch Thánh Kinh

Nguồn: Hồn Nhỏ

Văn chương Hy-lạp có rất nhiều truyện thần thoại làm say mê độc gỉa thuộc nhiều lớp tuổi khác nhau, vì ngoài những bài học dạy đời rất đa dạng về nhiều mặt chẳng hạn như luân lý, xã hội, binh pháp, v.v…, chứa đựng trong câu truyện, nó còn lôi cuốn độc gỉa vì có đặc tính kích thích trí tưởng tuợng phong phú của con người, chẳng hạn như câu truyện thành Troy sau đây.

Bản in Đọc tiếp 30.08.2008. 10:09

Tương Quan Giữa Các Sách Tin Mừng

Tin Mừng được truyền đến chúng ta dưới hình thức bốn cuốn sách nhỏ. Đọc qua, ai cũng thấy sách Tin Mừng thứ tư, có những đặc tính cho phép đặt cuốn sách này riêng ra. Ba sách Tin Mừng Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca là những lời chứng được biên soạn trước sách Tin Mừng thứ tư. Tin Mừng Mác-cô hầu chắc phát xuất từ Rô-ma và có lẽ được viết vào khoảng năm 65-70. Hai sách Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca được viết 15 năm sau, không phản ánh cùng một môi trường và nhằm những độc giả khác nhau. Tuy vậy, cả ba cuốn sách đều trình bày giống nhau nên được gọi là nhất lãm nghĩa là cùng nhìn một lúc vào ba bản văn, để thấy những chỗ giống nhau và khác nhau. Nhất lãm là tên một cuốn sách xuất bản vào cuối thế kỷ XVIII. Sách chia làm ba cột, mỗi cột in bản văn một cuốn sách song hành với nhau để tiện việc so sánh.

Bản in Đọc tiếp 23.06.2008. 14:36

Tin Mừng và các sách Tin Mừng

Tin Mừng hay Phúc âm có nghĩa là tin vui, tin mừng, tin lành (x Mc 1,1). Tin Mừng này là Tin Mừng cứu độ. Thánh Phao-lô đã hiểu như thế, khi nói về Tin Mừng của ngài, nghĩa là lời loan báo ơn cứu độ nơi con người của Chúa Giê-su là Đức ki-tô. Khởi đầu, Tin Mừng không phải là một cuốn sách do một văn sỉ hay sử gia biên soạn. Nếu gọi là Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, Mát-cô, Lu-ca và Gio-an, thì chính là vì các vị đã rao giảng Tin Mừng cứu độ, khi thuật lại các việc Đức Giê-su đã làm và những lời Người đã giảng, cũng như khi kể lại cuộc Thương khó và sự Phục sinh của Người.

Bản in Đọc tiếp 11.06.2008. 12:35

Thánh Vịnh: Tiếng Nói Của Con Người Bất Toàn

Thấy được chỗ đứng của Thánh vịnh trong dòng lịch sử cũng như đời sống của dân Israel, đồng thời khám phá ra con người và thái độ của Đức Yêsu Kitô đối với Thánh vịnh, chắc hẳn chúng ta không những yêu quý Thánh vịnh mà còn muốn thật sự biến Thánh vịnh trở nên như “tập hồi ký” của bản thân,của hội thánh mình.

Bản in Đọc tiếp 01.05.2007. 21:42