Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta

Từ gương mẫu cầu nguyện của Chúa Giê-su, Đức Thánh Cha nêu lên bốn điểm chính và mời gọi hãy học hỏi Chúa Giê-su, bậc thầy về cầu nguyện. Chúng ta phải cầu nguyện vào sáng sớm, thường xuyên, trong thinh lặng và phó thác hoàn toàn cho Chúa.

Bản in Đọc tiếp 04.11.2020. 13:53

Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành

HỎI: Một tài liệu của Thánh Bộ Bảo Vệ Đức Tin chỉ ra rằng việc sử dụng “Chúng tôi (và có thể là một danh sách những người hiện diện) rửa tội anh nhân danh Cha …” là thay đổi công thức của bí tích và dẫn đến bí tích rửa tội không thành hiệu. Nhiều trao đổi khác nhau đã nảy sinh liên quan đến bí tích rửa tội của các công đoàn giáo hội khác. Ý chính của các trao đổi này là có thể có nhiều bí tích rửa tội không thành hiệu trong thế giới Tin Lành và việc một số/nhiều/đa số người Tin Lành gia nhập Giáo Hội cần được rửa tội có điều kiện (vì sợ rằng đã dùng sai công thức) hay vì tin rằng đã thực sự dùng sai công thức và cần được rửa tội (vô điều kiện). Không khó tìm thấy các ví dụ về các bí tích rửa tội dưới khe nước hay dưới hồ: dìm hoàn toàn cùng với “Chúng tôi rửa anh …” và sau đó là công thức bình thường. Điều này đã gây ra nhiều nỗi bàng hoàng nơi một số người Tin Lành mới gia nhập Giáo Hội; họ tìm cách thuyết phục một linh mục rửa tội có điều kiện cho họ, nhưng không thành công. Có cách nào để biết Giáo Hội có cho rằng các bí tích giải tội do các cộng đoàn giáo hội khác là không thành hiệu nếu thừa tác viên (hay trưởng lão hay phó tế, vân vân) không dùng công thức “Tôi rửa …” hay không? Có nhiều chương trình Nghi Thức Khai Tâm Ki-tô Người Lớn (RCIA = Rite of Christian Initiation of Adults) có thể sử dụng hướng dẫn về việc áp dụng tài liệu vi tính ấy. -- T.M., Keizer, Oregon

Bản in Đọc tiếp 02.11.2020. 14:47

Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Tư tưởng hàm chứa trong bức hoạ 117 các vị Tử Ðạo Việt Nam xuất phát từ câu Khải Huyền (7:9): “Tôi thấy đám người rất đông, không ai đếm được, thuộc đủ mọi dân tộc, chi họ, quốc gia và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên con, mặc áo trắng dài, tay cầm ngành thiên tuế và lớn tiếng hô vang: Hoan hô Thiên Chúa.” Theo Thánh Gioan, đám người đông đảo đó, kể cả muôn vàn vị Tử Ðạo trong lịch sử Giáo Hội hoàn vũ đã bỏ mình vì trung kiên với Thiên Chúa, và hiện nay đang vinh hiển trong cõi hoan lạc trường sinh. Còn trong Giáo Hội Việt Nam, 117 Thánh Tử Ðạo đại diện cho hơn 130,000 Kitô hữu đã anh dũng hy sinh mạng sống trong suốt 261 năm bách hại: Từ sắc chỉ cấm đạo đầu tiên năm 1625, cho tới hết thời Văn Thân (1886).

Bản in Đọc tiếp 01.11.2020. 15:38

Về Cội

Khi ngắm nhìn những chiếc lá xa cành, những người đầu bạc từng trải thường nghĩ đến ngày chúng ta phải từ giã cõi đời này vì trần gian chỉ là nơi tạm trú. “Sinh ký, tử qui”, quan niệm sống – chết của các dân tộc Á đông nói chung và dân tộc Việt nói riêng đã đem lại cho chúng ta những giáo huấn khôn ngoan, những suy tư sáng suốt về cuộc đời. Vì vậy, người ta thường “nói” với người đã khuất “sống khôn chết thiêng” với ngụ ý chỉ có ai biết sống khôn thì mới được chết thiêng!

Bản in Đọc tiếp 01.11.2020. 15:13

Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”

Nối tiếp ngàn năm, qua những nẻo đường xuôi ngược,
Cuốn nhau đi, thiên hạ kẻ trước người sau.
Khố rách áo ôm hay quyền quý sang giàu,
Bến cuối, ga cùng… điểm dừng chân: cổ mộ !

Bản in Đọc tiếp 01.11.2020. 15:06

Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời

Lễ Các Đẳng Linh Hồn

Bước vào tháng 11, tháng mà Giáo Hội hướng tâm hồn chúng ta về các thực tại mai hậu, tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời “những người đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I), ở nơi luyện ngục, để dâng lễ cầu nguyện cho họ.

Bản in Đọc tiếp 01.11.2020. 14:36

ĐTC Phanxicô: sống hiền lành và thương xót, chống lại não trạng hiếu chiến của thế gian

Đức Thánh Cha đề cao các Thánh và Chân phước như những nhân chứng có thẩm quyền nhất của niềm hy vọng Kitô giáo. Ngài cũng mời gọi tất cả tín hữu hãy chọn sự trong sạch, hiền lành và thương xót trong khi phó thác mình cho Chúa và dấn thân cho công lý và hòa bình, ngược lại với não trạng hiếu chiến, hơn thua. đàn áp của thế gian.

Bản in Đọc tiếp 01.11.2020. 14:17

ĐTC Phanxicô: sống hiền lành và thương xót, chống lại não trạng hiếu chiến của thế gian

Đức Thánh Cha đề cao các Thánh và Chân phước như những nhân chứng có thẩm quyền nhất của niềm hy vọng Kitô giáo. Ngài cũng mời gọi tất cả tín hữu hãy chọn sự trong sạch, hiền lành và thương xót trong khi phó thác mình cho Chúa và dấn thân cho công lý và hòa bình, ngược lại với não trạng hiếu chiến, hơn thua. đàn áp của thế gian.

Bản in Đọc tiếp 01.11.2020. 14:14

Lời Sám Hối Muộn Màng

Kính thưa cộng đoàn,

Người xưa có câu: “Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, Giáo hội Công giáo cũng mời gọi con cái mình sống thảo hiếu mẹ cha qua việc đọc kinh dâng lễ trong tháng 11 để cầu cho ông bà tổ tiên, cách riêng vào ngày 02/11 hằng năm chúng ta lại có dịp quy tụ nhau nơi chốn an nghỉ của ông bà cha mẹ và người thân để cùng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các ngài.

Bản in Đọc tiếp 30.10.2020. 14:51

Sự hiệp thông giữa các Thánh làm cho chúng ta hiệp nhất hơn bao giờ hết

Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để chăm chút đời sống nội tâm của mình, cầu nguyện, đồng hành và chăm sóc những người thân yêu của chúng ta và những người mà chúng ta mang trong lòng trí của chúng ta, ngay cả khi họ ở xa chúng ta. Điều đó nằm trong tầm tay của mọi người. Đó là cả một chương trình của đời sống tâm linh cho những ngày bị giam hãm và cách ly, những ngày này đang tỏ ra là khó khăn.

Bản in Đọc tiếp 30.10.2020. 14:38

<< Tr Đầu < Trước 1 2 3 4 5 ... Tr Cuối >>