Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Xin nhiều quá là một gánh nặng?

Bản thân tôi đang phụ trách một địa bàn mục vụ khá lớn: gồm 3 huyện trọn và 4 xã của một huyện khác thuộc tỉnh Daklak. Vì thế bà con tín hữu tạm gọi là đa diện và nhiều xuất xứ. Trong đó có một số bà con di dân từ miền Bắc vào, vì sinh kế. Có lẽ do thói quen hay tập quán giao tiếp, tạm gọi là đạo đức của mình nên mỗi lần đến gặp tôi, linh mục quản xứ, để trình bày nhu cầu nào đó, bà con thường mào đầu bằng các câu: “Chúng con xin trông ơn cha” hay “xin cha thương ban”… Quả thật đã hơn một lần tôi không kìm được sự khó chịu nên đã buột miệng: “nếu anh chị em còn nói những câu như thế thì tôi không giải quyết chuyện gì cả”. Dĩ nhiên, sự thường sau cơn nắng nóng, trời lại dịu mát. Tôi cố dịu giọng giải thích: “giả như có một ai đó là lương dân hay bà con khác đạo ở đây, nghe thấy thì họ nghĩ ông cha này ra sao đây ? Ông ta chắc là khó tính, hà khắc hay là bủn xỉn, keo kiệt dữ lắm ?” Nếu không tại sao người ta cứ xin xỏ, cứ trông ơn miết vậy. Chuyện bà con lương dân, anh chị em khác đạo đến xin cho con cái theo đạo để kết hôn với người Công giáo ở cái xứ rộng lớn này quả không ít.

Bản in Đọc tiếp 20.03.2007. 12:44

Hãy đến cùng Thánh Giuse

Vai Trò Đặc Biệt Của Thánh Giuse

Các nhà khoa học, các triết gia, các vị lãnh tụ…và những người có công với nhân loại, đều được ghi tên vào cuốn sổ vàng với bao nhiêu thành tích vĩ đại, và nhất là, đều có một tiểu sử với quá trình hoạt động đáng kính nể. Thánh Giuse người Nagiaret, “cha nuôi” của Chúa Giêsu, một nhân vật, đáng lý ra phải nổi tiếng lắm, thì ngược lại, bề ngoài có một vẻ dưới mức bình thường- cả về quá trình lẫn thành tích. Cho là như vậy, vì cái nhìn của chúng ta, những Kitô hữu, bị lệch lạc một phần do từ “cha nuôi”- một vai phụ trong đời sống gia đình. Cha đẻ, hay Cha ruột vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng và tính cực hơn trong việc hình thành nhân cách một người con. Điều nầy không ai có thể phủ nhận. Nhưng nếu nhìn việc hình thành nhân cách Đức Giêsu và vai trò của Thánh Giuse theo cách nhìn ấy, thì thật là một cái nhìn nhầm lẫn đáng tiếc, do một não trạng phàm tục hẹp hòi, thiếu sót những chiều kích thiêng thánh.

Bản in Đọc tiếp 19.03.2007. 10:31

Lễ Thánh Giuse 19-3: 'Hổ phụ sinh hổ tử'

Cái tựa đề của bài suy niệm này thoạt nghe có vẻ đao to búa lớn. Nói về Thánh cả Giuse, một người thợ mộc bình thường với những lời lẽ như thế có hơi quá khích chăng ? Để thẩm định đúng sai, thái quá hay bất cập, không gì hơn ta hãy xem Thánh Kinh nói gì về Thánh Cả. Bài Tin Mừng trong Thánh Lễ kính Thánh Giuse tường thuật lời của Sứ thần : “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria, vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”( Mt 1,20-21 )

Bản in Đọc tiếp 19.03.2007. 10:25

Lễ Thánh Giuse, ngày 19-3

st-joseph-1.jpg

THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA
Lc Mt 1, 16.18.21.24a

THÁNH GIUSE GIÚP TA TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP ( Thánh Têrêsa Avila)

Đọc lại câu nói của thánh Têrêsa Avila về thánh cả Giuse sau đây chúng ta không khỏi khâm phục và ngạc nhiên:” Tôi thấy không lần nào xin sự gì cùng thánh Giuse mà không được như ý. Dường như Thiên Chúa ban ơn cho các Thánh giúp ta việc này việc nọ nhưng kinh nghiệm cho tôi biết Thánh Giuse giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Tôi lấy danh Chúa mà xin những ai không tin lời tôi hãy thử mà xem”. Hội Thánh qua bao thế kỷ đã dành cho thánh Giuse một chỗ đứng cao vời trong Phụng Vụ thánh. Theo truyền thống Kitô giáo, lòng đạo đức bình dân của các Kitô hữu trên thế giới lúc nào thánh Giuse cũng được mọi người tôn kính như một Đấng đầy uy quyền. Giáo Hội đã trao tặng cho thánh Giuse rất nhiều tước hiệu cao quí, danh xưng nào cũng đẹp, tên nào cũng tuyệt vời chẳng hạn như: Thánh Giuse, Cha nuôi của Chúa Giêsu, thánh Giuse thợ, Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria vv…Hội thánh hàng năm vẫn dành cả tháng 3 để tôn vinh thánh Giuse mà cao điểm là lễ ngày 19/3, Giáo Hội truyền mừng lễ này cách rất trọng thể.

Bản in Đọc tiếp 18.03.2007. 16:25

Lễ Thánh Giuse

Ngày 19.3.2007, Thứ hai sau Chúa nhật IV mùa Chay

Thánh Giuse thuộc dòng tộc Đavit. Truyền thống Hội Thánh vẫn tin rằng, thánh Giuse được Chúa thánh hóa trước khi sinh ra, vì Chúa đã chọn thánh nhân làm cha nuôi của Con Chúa. Bởi: “Khi Thiên Chúa muốn tuyển chọn ai, để nhận lãnh một ơn gọi đặc biệt, hoặc một chức phận cao sang, Chúa luôn ban những ân sủng cần thiết cho người được tuyển chọn để thi hành ơn gọi hay sống chức vụ của mình. Ân sủng của Chúa sẽ tô điểm rất đầy đủ cho người được tuyển chọn ấy” (thánh Bênađô thành Siêna, sách đã dẫn trang 124).

Bản in Đọc tiếp 18.03.2007. 16:22

Ðường của con người và đường của Thiên Chúa

Chúa Nhật IV Mùa Chay
(Lc 15,1-3; 11-32)

Dụ ngôn "Người cha nhân hậu" trong bài Tin Mừng hôm nay đã nêu rõ những con đường khác nhau:

Bản in Đọc tiếp 17.03.2007. 14:21

Trở về...

TỘI

Tôi vẫn thường thấy tội lỗi của người khác một cách dễ dàng hơn là nhìn thấy tội lỗi của tôi. Tôi vẫn thường đóng vai quan tòa để kết án người khác theo như tội trạng của họ. Tôi vẫn nghĩ rằng người khác tội lỗi hơn tôi- hoặc nghĩ là tôi thánh thiện-và tôi loại trừ họ, không giao du, không tiếp xúc với họ. Tôi vẫn đấm ngực người khác, trước khi đấm ngực tôi: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại người ta một phần”. Như có một lần, tôi đến thăm một Linh Mục, bạn cùng lớp tôi, hỏi thăm về Giáo xứ, Ngài nói: “Ở đây mình ngán nhất là việc giải tội, vì họ xưng tội của người khác nhiều hơn xưng tội của chính mình”…Não trạng của những Biệt phái, những người Phariseu, thời Chúa Giêsu, vẫn còn hiện thực trong tim óc và cách sống của tôi, tín hữu thời nay. Và còn hơn thế nữa, những cảm thức về tội của thời nay còn biến thay muôn hình vạn trạng: Không thấy mình có tội hoặc tự tha tội cho mình, tự chước giảm mức nặng của tội, tội phong trào: người ta phạm được mình phạm được, sự cần thiết của Bí tích Hòa Giải để trở về với Thiên Chúa cũng giảm nhẹ, nếu không nói là không còn, đối với một số người. Thì ra, ở đâu và thời nào, sức bành trướng của thế lực thù nghịch Thiên Chúa luôn lôi kéo con người ra chổ càng xa Thiên Chúa càng tốt- như các người biệt phái xưa, thấy những người thu thuế, tội lỗi tìm đến Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu tiếp đón họ ân cần, thì lòng họ khinh bỉ luôn cả Chúa Giêsu là không có tư cách cứu thế.

Bản in Đọc tiếp 17.03.2007. 14:15

Sám Hối Chân Thành

Thời nào và ở đâu cũng có những oan sai. Oan sai có thể do luật sai tự bản chất, cũng có thể do người thi hành luật và cũng có thể do phía tố tụng có tính cách áp chế. Vì thế, oan sai luôn là một bất công đáng tiếc dẫn đến những tai họa khôn lường. Cái chết của những người Galilee do quyết định của Tổng Trấn Philato có thể là một oan sai, mà “tiếng dân kêu chẳng thấu trời”. Những cái chết thật bi thương. Và khi mấy người đến kể cho Chúa Giêsu nghe câu chuyện ấy, những tưởng Đức Giêsu đồng quan niệm với họ rằng những người ấy bị án tử vì phạm pháp, không ngờ Chúa Giêsu lại nói “ Các ông tưởng mấy người Galilee đó bị như vậy, là vì họ tội lỗi hơn mấy người Galilee khác sao?” (Luc 13,2). Tôi muốn hiểu từ “tội lỗi” ở đây đồng nghĩa với từ “phạm pháp”, phần đời. Như vậy, theo ý của Chúa Giêsu, thì không chắc là những người nầy đã bị án tử vì phạm pháp. Trong suốt mùa chay, bất kỳ một đoạn Kinh Thánh nào mà phụng vụ đã chọn, có nhắc tới “sự chết”, đều làm tôi liên tưởng đến cái chết của Đức Giêsu. Tôi thiết tưởng, Ngài cũng muốn nói đến cái chết của Ngài, một cái chết do oan sai, một cái chết của người vô tội, chết thay cho người có tội. Vì thế Ngài nói tiếp “ Nếu các ông không sám hối, thì hết thảy các ông cũng chết như vậy” (Luc 13,3).

Bản in Đọc tiếp 09.03.2007. 13:19

Núi Tabor và cuộc sống hằng ngày

Chúa Nhật II Mùa Chay, C
(Lc 9,28b-36)

"Thật phi thường! Quá trời! Không thể tưởng tượng được! Số dách! Số một! Kinh khủng! Hạng nhất!" và còn bao nhiêu danh từ kỳ cục khác, nếu không nói là nhiều khi còn vô nghĩa nữa, mà chúng ta đã xử dụng khi phải diễn tả một sự kiện ngoại thường mà chúng ta chưa tìm ra được những danh từ và những ý niệm thích hợp. Ðó là những sự kiện hay biến cố điển hình đã làm cho chúng ta quá sung sướng và ngạc nhiên, những sự kiện và biến cố cực kỳ lạ thường, độc nhất vô nhị và không sao diễn tả hết! Và trong hoàn cảnh đó, chúng ta thường nói: "Tôi không có đủ lời để nói; nó làm cho tôi hết đổi sững sờ và không sao nói lên lời; thật không sao diễn tả hết!"

Bản in Đọc tiếp 01.03.2007. 10:47

Mùa Chay: chiến đấu và chiến thắng

Chúa Nhật I Mùa Chay (C)

Dẫn nhập đầu lễ:

Kính thưa Ông Bà Anh Chị Em,

Cộng đoàn Dân Chúa đã long trọng tiến vào Mùa Chay, tiến vào một giai đoạn phụng vụ đặc biệt để sửa soạn tâm hồn sống lại những biến cố đặc biệt của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, và cũng là những biến cố liên quan mật thiết đến đức tin và thân phận của mỗi người chúng ta. Đặc biệt, phụng vụ hôm nay đưa chúng ta vào chính cuộc chiến đấu và chiến thắng của Chúa Giêsu với những cám dỗ tiêu biểu của thân phận người: Bánh mì, giàu sang và thành đạt. Đây cũng chính là cuộc chiến đấu liên quan đến cuộc dấn thân chọn lựa Đức Kitô và chân lý cứu độ của vô số anh chị em dự tòng trên khắp thế giới trong dịp lãnh nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo vào Đại Lễ Phục Sinh sắp tới.

Bản in Đọc tiếp 01.03.2007. 10:45