Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lễ Chúa Chiên Lành: Ơn gọi phục vụ

Chúa Nhật 4 Phục Sinh

Chúa nhật IV Phục Sinh, Lễ Chúa Chăn Chiên Lành, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúa Giêsu Mục tử nhân lành chính là mẫu gương tuyệt hảo cho mọi Ơn Gọi Phục Vụ.

Bản in Đọc tiếp 09.04.2008. 13:36

Dưới tác động Thánh Thần

Suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ. Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giê-su, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.

Bản in Đọc tiếp 09.04.2008. 13:33

Cửa Chuồng Ở Ðâu?

Nguồn: nguoitinhuu.com

"Hình ảnh mục tử nhân lành làm nổi bật mối tương giao và sự hiến thân của Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta."

Vào thời Chúa Giêsu, khi màn đêm buông xuống, các mục tử lùa đàn chiên của họ vào chuồng. Nếu ở gần làng, họ sẽ lùa chúng vào cái chuồng công cộng, còn nếu ở xa làng, thì họ sẽ lùa chúng vào một cái chuồng ở ngoài đồng hoặc đôi khi trong một cái hang. Các mục tử làm thế là để che chở bầy chiên khỏi sương đêm lạnh lẽo và khỏi lũ thú rừng. Trong bài Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu ám chỉ đến cả hai loại chuồng trên.

Bản in Đọc tiếp 08.04.2008. 17:39

Bài huấn dụ Chúa Nhựt 6-4-08: Trên đường Emmaus

Nguồn: Đài Vatican

Bài huấn dụ trưa Chúa Nhựt thứ Ba Phục sính chú giải đoạn Tin mừng được đọc trong Thánh lễ, kể lại việc Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường về Emmaus. Đức Thánh Cha đã dừng lại ở những điểm chính sau đây:

Bản in Đọc tiếp 06.04.2008. 23:48

Thánh Lễ Trên Đường Emmaus

Suy niệm Tin Mừng CN 3 PS (Ga 24, 13-35)

Nối tiếp trình thuật việc Chúa Giêsu sống lại và hiện ra cho các Tông đồ - những người được truyền chức linh mục trong đêm trước ngày chịu nạn, hôm nay, Thánh Gioan gửi đến trình thuật Chúa Giêsu sống lại và hiện ra với hai giáo dân đầu tiên của Giáo Hội.

Bản in Đọc tiếp 05.04.2008. 18:32

Bức chân dung của con ông họa sĩ

Chúa Nhật III Phục Sinh (A - 2008)

Dẫn nhập đầu lễ:

Anh chị em thân mến,

Như chúng ta vẫn biết và vẫn tuyên xưng: Đại lễ Phục sinh hằng năm và Ngày Chúa Nhật hàng tuần chính là cuộc “tưởng-niệm-tái-diễn” mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô, là cuộc tái khám phá và đào sâu mầu nhiệm nầy để đem vào hiện thực cuộc sống. Chính vì thế, trọng tâm của sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật III Phục sinh hôm nay chính là trình bày mối tương quan liên vị của người Kitô hữu với chính Đấng Phục sinh, nhấn mạnh mối quan hệ sinh động giữa mầu nhiệm Phục Sinh được tuyên rao, làm chứng và cuộc sống đời thường; đó cũng chính là cách thể hiện, sống, tuyên xưng, rao giảng của thế hệ các Tông Đồ, các cộng đoàn Kitô hữu nguyên thủy.

Bản in Đọc tiếp 05.04.2008. 16:15

Chúa Kitô, Thánh Thể và hành trình Emmau của chúng ta

Chúa Nhật 3 Phục Sinh A
Lc 24,13-35

Thưa quí vị.

Mỗi con ngừơi đều có một câu truyện đời mình để mà kể. Nhưng kể được rành rẽ, chúng ta phải làm chủ về mọi mặt: sáng tối, vui buồn, tốt xấu, ngọt ngào, đắng cay. Tuy nhiên về mặt tích cực dễ kể hơn, còn mặt tiêu cực thật khó nói, trừ phi có những người biết lắng nghe và thông cảm. Nhiều trường hợp quá đau xót khiến đương sự phát triển bệnh tâm lý. Những ai giầu kinh nghiệm về cuộc sống biết rõ điều này. Câu truyện sau đây có thể minh họa chút ít.

Bản in Đọc tiếp 05.04.2008. 07:03

Hãy luôn vững tin trong mọi thử thách đau khổ!

Chúa nhật III Mùa Phục Sinh/A
(Lc 24,13-35)

Chắc hẳn bài Tin Mừng về hai môn đệ Em-mau lại khơi dậy trong chúng ta những tình cảm và tư duy mới. Có lẽ trong những cảm xúc hoang mang và đầy thất vọng của hai môn đệ Em-mau phản ảnh những gì đang làm bức xúc nhiều Kitô hữu ngày nay!

Bản in Đọc tiếp 04.04.2008. 06:15

Bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis về Lòng Từ Bi Chúa

Trong những ngày này, từ 2-4, đến 6-4-2008, Hội nghị tông đồ quốc tế đầu tiên về lòng từ bi Chúa đang tiến hành tại Roma với sự tham dự của hơn 4 ngàn người, trong đó có 20 HY, GM, đến từ các nước năm châu.

Trong phiên họp sáng 3-4-2008, tại Đền thờ thánh Gioan Laterano với chủ đề ”Mầu nhiệm lòng từ bi, kho tàng của Giáo Hội”, đã có bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis, TGM giáo phận Vilnius, thủ đô Lituani, tiếp đến là phần trình bày chứng từ của ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon và Cha Daniel Ange, người Pháp. Sau đó là thánh lễ quốc tế. Ban chiều đã có buổi cầu nguyện tại nhiều thánh đường ở Roma, rồi hội thảo và chầu Mình Thánh Chúa.

Bản in Đọc tiếp 03.04.2008. 17:08

Sống mầu nhiệm Phục sinh

1. Ngay từ những ngày đầu thời gian giảng đạo, Chúa Kitô đã được khen là "đấng có thẩm quyền trong lời nói cũng như trong hành động" (Mc 1,22-28). Chúa đã làm biết bao nhiêu phép lạ trên bánh rượu, sóng nước, cây cối, con vật, con người, và ma quỉ.

2. Nhưng Chúa Giêsu đã bị chống đối, bị đóng đinh, và trên thập giá bị các thầy cả, dân chúng, quân lính, và cả tên trộm cướp thách thức, nhạo cười…(Mt 27,39-44). Thế coi như là hết….là thất bại. Cửa mồ đã đóng lại, mọi người im lặng ra về, môn đồ sợ hãi, mấy người lại đi làm nghề đánh cá. Chấm hết những ngày tháng bôn ba, sôi động!!!

3. Sau cùng, thế cờ hoàn toàn lật ngược, sự việc hoàn toàn biến đổi: Ngài đã sống lại…vì Ngài là Thiên Chúa, Đấng cầm nắm mọi sự trong quyền phép của Ngài.

Thánh Luca kể việc Chúa sống lại theo diễn tiến thời gian và thứ tự lí luận:

- Từ ngôi mộ an táng Chúa nay không còn Chúa, nhưng đó cũng chỉ là bằng chứng tiêu cực.

- Chúa Giêsu xuất hiện rõ ràng cho 2 môn đệ trên đường đi Emmau, nhưng bằng chứng ấy vẫn chưa đủ, có thể người ta cho là bóng ma.

- Bởi vậy thánh Luca kể lại việc Chúa hiện ra với 11 Tông đồ lúc đêm về, ông nhấn mạnh Chúa hiện ra bằng thể xác con người (24,37-40), một thân xác có thể ăn được cá nướng trước mặt các ông ( 24,42-43).

- Ngài lại cho phép môn đệ Tôma thọc tay vào cạnh sườn nơi bị đâm thủng.

- Ngài lại hiện ra trên bờ biển và trao nhiệm vụ cho tông đồ Phêrô như thánh Gioan thuật lại trong cuối sách Phúc âm người.

- Đạo Công giáo như thế là được xây trên nền tảng vững chắc theo lịch sử: Con Thiên Chúa làm người, rao giảng chân lí, chết thật và sống lại thật.

Các môn đệ "đã được chứng kiến Chúa phục sinh, phải đi rao giảng để cứu rỗi muôn dân.

4. Chúa Kitô đã về trời là quê hương của Ngài, và ban Thánh Thần xuống dẫn dắt Giáo hội.

5. Giáo hội đề cao việc Chúa sống lại trong mỗi thánh lễ hàng ngày, sau khi truyền phép Mình Máu thánh: "Con tuyên xưng, Chúa đã chết đi, con tuyên xưng Ngài đã sống lại, trong vinh quanh, mai ngày lại đến đón chúng con trên đường về với Chúa Cha". Nhất là ngày Chúa nhật được coi là " ngày của Chúa" .

Sự việc Chúa sống lại đem niềm hi vọng cho giáo dân, và ngay cả người ngoài Công giáo.

Truyện một người đàn ông trung niên đến ghi danh xin học giáo lí. Lí do làm ông xin học là "Một ngày kia, dự lễ tang một người công giáo, ông ngạc nhiên khi thấy trước cảnh chia li tủ biệt, dù đậm nét đau buồn và lệ tuôn rơi, người Công giáo vẫn tự tin để hát , và hát rất hùng dũng chân tình. Lời của những bài hát ấy diễn tả niềm vui và hi vọng vào sự Phục sinh đời sau và đã đi sâu vào tâm hồn, làm cho ông ta tiếp tục suy nghĩ về những điều đã thấy và đã nghe. Ông đã trao đổi những suy nghĩ của mình với một vài tín hữu mà ông quen biết, và điểm đến cuối cùng là xin được ghi danh học giáo lí khai tâm kitô giáo tại nhà thờ.

Sau này ông thú nhận:

"Đầu tôi đã 2 thứ tóc, thăng trầm của cuộc đời đều đã trải qua, chứng kiến việc tuyên xưng đức tin vào cuộc sống đời sau của các tín hữu trong tang lễ hôm đó đã làm tôi thao thức. Đành rằng cái chết là một sự giải thoát, nhưng chưa có tôn giáo nào cho con người thấy một hướng đi rõ ràng, đầy hi vọng và thăng hoa như Kitô giáo. Tôi thật hạnh phúc khi tìm thấy và gắn bó phần đời còn lại cùng Chúa sự sống". (Ns TTDM số 339 tr 24).

Mừng Chúa phục sinh, ta cần nhớ những điều quan trọng trong đời sống Công giáo như sau:

  1. Qua cái chết mới tới phục sinh, qua thập gia mới tới vinh quang, hạt lúa mì phải thối đi mới trổ sinh bông trái, ai bỏ sự sống vì Chúa, sẽ lại được sống đời đời.
  2. Người Kitô hữu đích thực không sống trong phiền muộn và tuyệt vọng. Họ tin rằng: mọi buồn vui trong cuộc đời đều nằm trong kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa là người Cha nhân lành, nên họ luôn sống trong niềm tin yêu và trông cậy, phó thác như trẻ thơ trong tay Cha mẹ.

xuanha.net

Bản in 02.04.2008. 22:08