Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tín Thác Vào Chúa Để Chống Trả Cơn Cám Dỗ

Chúa nhật 1 Mùa Chay năm C
Đnl 26, 4-10; Rm 10, 8-13; Lc 4, 1-13

Chúa nhật thứ nhất dẫn vào mùa Chay, Hội Thánh mời gọi ta nhìn hay nói đúng hơn là chiêm nghiệm cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Cám dỗ là thử thách đối với con người. Ai nghe đến cám dỗ cũng đều ngao ngán.

Bản in Đọc tiếp 23.02.2010. 10:57

Chúa Nhật I mùa chay: Thanh Luyện

DẪN

Mùa Chay vốn là mùa luyện tập thiêng liêng.

Chính Đức Giê-su trong thân phận con người cũng đã trải qua hành trình này khi sống 40 ngày chay tịnh trong sa mạc (x. Lc 4, 1-13).

Bản in Đọc tiếp 19.02.2010. 00:28

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ

Chúa Nhật I Mùa Chay C
Đnl 26:4-10; Rm 10: 8-13; Lc 4: 1-13

Bắt đầu mùa chay, chúng ta cần nhớ lại Thiên Chúa là ai, và Thiên Chúa đã làm những gì cho chúng ta. Trong sách Đệ Nhị Luật đọc ngày hôm nay, ông Mô-sê nhân dịp Lễ mừng mùa gặt để kêu gọi dân chúng nhớ lại Thiên Chúa đã làm những gì cho họ. Và yêu cầu họ lặp đi lặp lại lời nguyện đó để họ thuộc làu. Vì thế, ông Mô-sê kêu gọi dân chúng Israel nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm cho họ. Ông ta ghi những điều đó thành một bài kinh của đạo Do Thái: Họ nhớ lại những ngày bị tù đày ở Ai Cập, sự cứu thoát ra khỏi tù đày để đi vào Đất Chúa Hứa. Thiên Chúa là Đấng cứu thoát dân Israel và qua Chúa Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đó là Đấng cứu thoát chúng ta. Chúng ta cũng theo lời chỉ dẫn của Mô-sê để nhớ đến Thiên Chúa trong mùa chay. Thiên Chúa đã cứu thoát chúng ta vượt qua tù tội để trở về sự sống, như việc vượt qua sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô.

Bản in Đọc tiếp 19.02.2010. 00:27

Thiên Chúa duy nhất

Chúa Nhật I Mùa Chay- Năm C
(Deuteronomy 26: 4-10; Psalm 91; Romans 10: 8-13; Luke 4: 1-13)

Sự vong ân là độc tố của trái tim và linh hồn và nhiều người phải chịu đau khổ những hậu quả chết người của nó. Đối với rất nhiều người, một chiếc ly luôn luôn một nửa trống rỗng chứ không phải một nửa đầy đủ và có một sự sẵn sàng tương ứng để tập trung vào những thiếu sót còn hơn thừa thãi.

Chúng ta đang đứng tại khởi điểm của Mùa Chay. Theo truyền thống, giai đoạn ăn chay, cầu nguyện và ăn năn sám hối. Nhưng sự thay đổi quan trọng nhất trên hết tất cả là làm thế nào để chúng ta được chúc phúc và Thiên Chúa ban cho chúng ta được bao nhiêu. Một sự đột phá đã được thực hiện phần còn lại thì không khó khăn cho lắm. Nhưng đạt được tới điểm đó có thể là một vấn đề. Người ta có thể bị chìm sâu trong những tiêu cực và tự nuối tiếc rằng những phúc lành đã nhận được trở nên hoàn toàn vô ảnh.Mặt khác, người ta có thể ý thức về quyền lợi, một sự ngạo mạn tin tưởng rằng người ta có quyền trước những ơn phúc và điều lành. Trong cả hai trường hợp kết quả là tự tạo sự cách ly khỏi Thiên Chúa.

Bản in Đọc tiếp 18.02.2010. 23:54

Hoán cải là quyết liệt hoàn toàn đổi hướng cuộc đời

Mùa chay bắt đầu với Thứ Tư Lễ Tro là thời gian đặc biệt của việc hoán cải. Hoán cải không phải là sửa đổi lại môt chút nhưng là thay đổi hoàn toàn hướng đi của cuộc sống chúng ta; không chạy theo kiểu sống hời hợt không trung thực hay cái luân lý tầm thường xoàng xĩnh, mà sống độ cao của cuộc đời kitô và tín thác nơi Tin Mừng sống động cụ thể là Đức Giêsu Kitô.

Bản in Đọc tiếp 18.02.2010. 23:53

Thứ Tư Lễ Tro: Hoa và Rác

Những ngày gần Tết, hoa và cây cảnh được bày bán khắp mọi nẻo đường phố thị. Đủ mọi loại hoa kiểng, lắm màu hương sắc. Gia đình nào cũng mua hoa chưng Tết. Tôi cũng mua cây mai nhiều nụ và mấy chậu hoa hồng hoa cúc để làm đẹp phòng khách. Nâng niu, chăm sóc thật kỹ lưỡng. Hôm nay Mồng Ba Tết, hoa đã héo rụng đầy phòng. Phải quét rác thôi, gom cả mai cả hoa đi đốt. Ôi Hương sắc của hoa! Hôm qua tươi đẹp, hôm nay héo tàn rụng úa. Hôm qua “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, hôm nay quét bỏ như rác rưởi.

Bản in Đọc tiếp 18.02.2010. 17:22

Sứ điệp của tro

Lễ Tro mọi người tín hữu tiếp nhận tro xức trên trán, trên đỉnh đầu. Ðây là tập tục tôn giáo đạo đức có từ thời xa xưa trong Cựu ước. Nhưng tro nói lên dấu chỉ ý nghĩa gì cho đời sống niềm tin đạo giáo?

1. Sau buổi lửa trại một đống củi được đốt thắp sáng lên lúc chiều tối, sáng hôm sau chỉ còn lại một nắm tro tàn nguội.

Bản in Đọc tiếp 18.02.2010. 17:19

Chia Sẻ - Cầu Nguyện – Ăn Chay

Thứ Tư Lễ Tro
Ge 2,12-18 ; 2 Cr 5,20-6,2 ; Mt 6,1-6.16-18

BÀI ĐỌC I : Ge 2,12-18

12 Đây là sấm ngôn của Đức Chúa : "Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van." 13 Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ. 14 Biết đâu Người chẳng nghĩ lại và hối tiếc mà để lại phúc lành, hầu anh em có lễ phẩm và lễ tưới rượu dâng lên Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em. 15 Hãy rúc tù và tại Xi-on, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; 16 hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê! 17 Giữa tiền đình và tế đàn, các tư tế phụng sự Đức Chúa hãy than khóc và nói rằng:"Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài! Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Chẳng lẽ các dân lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi? "

Bản in Đọc tiếp 18.02.2010. 16:57

Suy Niệm Về Tình Yêu Đôi Lứa

Ngày Lễ Tình Yêu, 14-2-2010

Một câu ca dao thật đẹp và đáng nhớ, đã được cha ông chúng ta đúc rút rừ kinh nghiệm sống bao thế hệ mà hầu hết người Việt đều biết, đó là: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Câu ca thật đẹp vì nó đã nói lên được giá trị cao quý của tình yêu nam nữ; cụ thể hơn qua tình yêu đôi lứa.

Bản in Đọc tiếp 18.02.2010. 09:48

“Đừng Xé Áo, Nhưng Hãy Xé Lòng”

Thứ Tư Lễ Tro Năm C (17.02.2010)
Ge 2,12-18; 2 Cr 5, 20-6,2; Mt 6, 1-6.16-18

I. Dẫn Vào Phụng Vụ

1.1 Theo NHỮNG QUY LUẬT TỔNG QUÁT VỀ NĂM PHỤNG VỤ VÀ NIÊN LỊCH của Giáo Hội thì “Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành Lễ Vượt Qua. Phụng Vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo; còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm Bí Tích Thánh Tẩy và việc Sám Hối” (số 27). Như vậy Mùa Chay là thời gian đặc biệt để các tín hữu chúng ta chuẩn bị cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua bằng hành động cụ thể và thiết thực là (a) tưởng niệm Bí Tích Thánh Tẩy và (b) Sám Hối.

Bản in Đọc tiếp 18.02.2010. 09:47