Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thiên Chúa duy nhất

§ Tú Nạc

Chúa Nhật I Mùa Chay- Năm C
(Deuteronomy 26: 4-10; Psalm 91; Romans 10: 8-13; Luke 4: 1-13)

Sự vong ân là độc tố của trái tim và linh hồn và nhiều người phải chịu đau khổ những hậu quả chết người của nó. Đối với rất nhiều người, một chiếc ly luôn luôn một nửa trống rỗng chứ không phải một nửa đầy đủ và có một sự sẵn sàng tương ứng để tập trung vào những thiếu sót còn hơn thừa thãi.

Chúng ta đang đứng tại khởi điểm của Mùa Chay. Theo truyền thống, giai đoạn ăn chay, cầu nguyện và ăn năn sám hối. Nhưng sự thay đổi quan trọng nhất trên hết tất cả là làm thế nào để chúng ta được chúc phúc và Thiên Chúa ban cho chúng ta được bao nhiêu. Một sự đột phá đã được thực hiện phần còn lại thì không khó khăn cho lắm. Nhưng đạt được tới điểm đó có thể là một vấn đề. Người ta có thể bị chìm sâu trong những tiêu cực và tự nuối tiếc rằng những phúc lành đã nhận được trở nên hoàn toàn vô ảnh.Mặt khác, người ta có thể ý thức về quyền lợi, một sự ngạo mạn tin tưởng rằng người ta có quyền trước những ơn phúc và điều lành. Trong cả hai trường hợp kết quả là tự tạo sự cách ly khỏi Thiên Chúa.

Sách Deuteromony nhắc nhở dân Israel hãy luôn khắc ghi sự hiện diện của Thiên Chúa giai thoại tổng hợp về dân họ. Họ yếu đuối, số lượng ít ỏi, họ không ngoại lệ, họ chẳng là gì – và thiên Chúa chưa chọn họ. Họ được ban phúc, họ được phúc lành giải phóng, hướng dẫn, bảo vệ và một mảnh đất ban tăng để cư trú. Duy nhất sau sự mời gọi những ơn phúc này để lưu ý là họ hãy đặt món quà của họ trước ngôi nhà Thiên Chúa như một dấu hiệu tri ân. Nó không thể là sự biết ơn sâu sắc, và đồng thời là lòng ích kỷ, đắng cay, tức tối. Thực hành một mùa chay tốt đó là sự hồi tưởng và cảm ơn – đánh thức tiềm thức mỗi ngày nhiều điều cho duy nhất là thành kính tri ân. Thêm vào đó, chúng ta phải thừa nhận rằng những ân phúc mà chúng ta lãnh nhận không phải là quyền lợi cũng không phải là hầu hết mọi trường hợp mà chúng được tìm thấy hoặc xứng đáng được ban thưởng. Chúng được mang đến cho chúng ta vì một lý do: tình yêu chân thành của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Và một tấm lòng biết ơn muốn chia sẻ tình yêu đó với tha nhân.

Sự thể hiện tối cao về lòng từ bi độ lượng của Thiên Chúa là sự thay đổi và cứu rỗi được trao ban cho những ai thiết tha nài xin Người. Có lẽ tất cả những điều kỳ diệu về nó đã phai mờ đối với hầu hết chúng ta. Nhưng đối với thế hệ đầu tiên của những người theo Chúa Giê-su chỉ là sự choáng váng và kinh hoàng trước sự nhận thức rằng Thiên chúa không tạo những phân biệt bất kỳ nào giữa những con người khác nhau. Thiên chúa không còn là rào cản hoặc đường ranh chia cắt. Gời đây Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, giới tính và bối cảnh tôn giáo hoặc tư thế xã hội. Đó là một bài học mà các Ki-tô hữu thường lãng quên suốt chiều dài lịch sử của chúng ta, và thỉnh thoảng chúng ta phải được nhắc nhở một cách dứt khoát và minh bạch. Thế còn những người mà không được khẩn xin trực tiếp danh Chúa thì sao? Có nhiều cách để thực hiện điều đó. Danh chúa biểu thị bản tính hoặc yếu tính của Thiên Chúa, đó là tình yêu. Những ai cố gắng tìm kiếm để cứ thế bước đi trong công lý, công bình và bác ái và để phản ánh những phẩm chất này trong cuộc sống của mình thực sự được kêu cầu Danh Chúa.

Vùng hoang dã – thực hay tưởng – là nơi mà chúng ta dễ bị tổn thương và là nơi những sợ hãi của chúng ta bị đe dọa và ngập tràn xúc động. Bản chất của những cám dỗ mà Chúa Giê-su phải đối diện là gì? Trước hết chúng là những cám dỗ hết sức thực tế với khả năng sa ngã. Và chúng không phải là những gì mà chúng ta thường liên tưởng đến sự cám dỗ. chúng bao hàm một cảm giác và quyền lợi tự do cá nhân. Chúng ta có thể tưởng tượng sự êm ái ngọt ngào ấy lại là tiếng nói của Quỷ thần đầy nham hiểm khi nó cố gắng để lung lạc Chúa Giê-su và sứ mệnh của Người. Sau cùng, nếu ông là Con Thiên Chúa vậy ông có những đặc quyền và và năng lực kèm theo với địa vị này. Hãy dùng chúng cho những lợi ích cảu ông. Ông có thể dễ bị tổn thương – ông cần sự bảo vệ và quyền lực, xoay sở đối phó cuộc sống bản thân – từ bỏ Thiên Chúa từ sự ngang hàng. Quỷ thần dồn nén tất cả những giận dữ thuộc tính người – sợ hãi, bất an, những nhu cầu về tình yêu và sự khao khát vượt giới hạn. Quỷ thần mời Người chuyển giao lòng trung thành và tin cậy từ Thiên Chúa cho nó. Cuối cùng nó khẳng định Thiên Chúa bất khả tín. Nhưng Chúa Giê-su từ chối diễn cái trò này. Người không thể bị điều khiển bởi sợ hãi, tàn bạo hoặc ham muốn quyền lực. Tất cả đều thuộc về Thiên Chúa, Người trả lời, và Thiên Chúa khả tín và tuyệt đối trung thành.

Những tình huống mà chúng ta gặp phải sợ hãi và bất an là những cơ hội để trưởng thành. Chúng ta có nương tựa vào Thiên Chúa và sẵn sàng để bước điềm nhiên trong đức tin và sự phó thác không? Chúng ta có thể phúc đáp như Chúa Giê-su: Thiên Chúa duy nhất.

(Nguồn: Regist College – The School Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 18.02.2010. 23:54