Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Cẩn thận – Sẵn sàng

Chúa Nhật XXXII THƯỜNG NIÊN
(Mt 25, 1-13)

Khi rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu thường dùng những hình ảnh cụ thể thường ngày để giúp cho người ta dễ hiểu về mầu nhiệm Nưới Trời. Nước Trời như hạt cải, Nước Trời như chuyện mở tiệc cưới. Và hôm nay Đức Giêsu nói, Nước Trời giống như chuyện mười cô trinh nữ trong đám rước dâu. Vậy chúng ta tự hỏi : Bài dụ ngôn hôm nay muốn nói gì? Và qua dụ ngôn ấy, Đức Giêsu muốn nói gì với chúng ta?

Bản in Đọc tiếp 07.11.2017. 17:20

Nếu đánh mất khả năng cảm nhận tình yêu thương, bạn sẽ đánh mất tất cả

Đừng đánh mất khả năng yêu thương, bởi vì nếu đánh mất khả năng cảm nhận rằng mình được yêu thương, thì bạn sẽ đánh mất tất cả. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Bản in Đọc tiếp 07.11.2017. 12:19

Một cõi đi về

Trong cõi đời tạm này, khi ý thức mình có một cõi đi về, chúng ta sẽ được đỡ nâng giữa những khó khăn thử thách. "Cõi đi về" chính là niềm hy vọng cậy trông của chúng ta.

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

Bản in Đọc tiếp 06.11.2017. 18:33

Giải đáp phụng vụ: Giới hạn của Thừa tác viên ngoại thường. Nói thêm về kinh đọc khi tráng chén

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi 1: Con phục vụ trong một giáo xứ rộng lớn, làm việc chăm sóc mục vụ cho người bệnh, đến với người già, bệnh nhân và người bị bệnh ở giai đoạn cuối. Trong tác vụ này, chúng con thực thi chức năng mục vụ bao gồm việc chia sẻ lời Chúa, đọc kinh, lắng nghe và hiện diện với người bệnh, và chúng con cho họ Rước lễ. Gần đây chúng con đã được thông báo rằng để chúng con có thể tiếp tục cho người ta Rước lễ trong các lần thăm viếng của chúng con, chúng con phải giúp cho Rước lễ trong Thánh lễ đã. Con hiểu rằng, một cách lý tưởng, các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ nên thực hiện chức năng mục vụ trong khi đi thăm viếng, nhưng sự duy trì cả hai chức năng thật là nặng nề, và rất ít người cảm thấy mình có thể duy trì được như vậy. Con muốn đề cập đến bài "Chỉ dẫn về một số câu hỏi liên quan đến sự cộng tác của các tín hữu không có chức thánh vào Thừa tác vụ thánh của linh mục", trong đó có nói rằng “một thành viên không có chức thánh trong hàng ngũ tín hữu, trong trường hợp thật cần thiết, có thể được Giám mục giáo phận ban quyền, dùng hình thức ban phép thích hợp cho các tình huống này, để hành xử như một thừa tác viên ngoại thường để trao Mình Thánh cho người khác Rước lễ bên ngoài các buổi cử hành phụng vụ ad actum vel ad tempus (theo việc và theo lúc), hoặc cho một thời gian ổn định hơn". Thưa cha, liệu có thể là đúng để hiểu từ câu này rằng các tín hữu giáo dân có thể được ban quyền để hành xử như một thừa tác viên ngoại thường, để trao Mình Thánh ngoài Thánh Lễ, nghĩa là được ban quyền để cho Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, chứ không phải cho Rước lễ trong Thánh Lễ chăng? - E. T., Singapore.

Bản in Đọc tiếp 06.11.2017. 18:22

Giải đáp phụng vụ: Tại sao vợ chồng không tuyên xưng lại thề hứa hôn phối?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong Sách nghi thức cử hành Hôn phối, có một "nghi thức chúc lành cho cặp vợ chồng trong Thánh Lễ Kỷ Niệm Hôn phối". Nghi thức này mời gọi hai vợ chồng nhắc lại lời cam kết của họ cách âm thầm, nhưng cũng cho phép có một cam kết lại công khai, nhưng không cho phép sự tuyên xưng lại thề hứa hôn phối. Nhiều cặp vợ chồng xin tuyên xưng lại thề hứa hôn phối - tại sao điều này không được phép? Tại sao lại có sự khác biệt của lời thề này so với lời khấn của đan sĩ và tu sĩ, khi họ mừng kỷ niệm khấn Dòng và tuyên đọc lại lời khấn Dòng? Tại sao lời thề hứa hôn phối không được phép tuyên xưng lại? Tương tự như vậy, trong Sách Lễ Rôma, có việc các linh mục tuyên đọc lại lời hứa truyền chức trong Lễ Truyền Dầu. - L. P., Tampa, Florida, Hoa Kỳ.

Bản in Đọc tiếp 06.11.2017. 18:17

Đối diện với tội lỗi, chúng ta hãy đến với lòng Chúa xót thương

Khi Chúa tặng quà cho chúng ta, Ngài không bao giờ hối tiếc, Ngài chẳng bao giờ lấy lại. Ngài không hành xử theo kiểu nay cho mai đòi lại. Khi Thiên Chúa kêu gọi, thì tiếng gọi mời ấy vang vọng và còn mãi trong toàn bộ cuộc sống. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Bản in Đọc tiếp 06.11.2017. 11:28

Chiếc Ghế Danh Dự

Chúa Nhật XXXI Thường Niên A
Mt 23, 1-12

Gần tới ngày 20 tháng 11, những học trò cũ của tôi đã đến thăm tôi và trong lúc hàn huyên, các bạn hỏi tôi: Thưa Thầy, trong cuộc đời còn là học sinh thì thầy có ấn tượng gì nhất về những thầy cô ngày xưa đã dạy thầy? Tôi chẳng cần suy tư gì nhiều, bởi vì những gì ấn tượng về những thầy cô ngày trước dạy tôi, hiện tại vẫn luôn nằm ngay trong con tim và trí óc của tôi. Tôi cũng chia sẻ với các bạn ấy rằng: Nếu nói là mang ơn thì tôi mang ơn tất cả những thầy cô đã dạy tôi từ mẫu giáo cho đến hết đại học, bởi vì chính tất cả các thầy đã nỗ lực truyền đạt cho chúng tôi, không những chỉ là kiến thức, mà còn hơn thế nữa, chính các thầy cô ấy đã sống với những điều các ngài đã dậy cho chúng tôi. Nhưng để mà hình thành một nhân cách cho tôi, thì ngoài cha mẹ là người thầy đầu tiên đã uốn nắn giáo dục tôi ngay từ khi tượng thai trong bụng mẹ cho đến khi tới tuổi đến trường, thì ấn tượng nhất là những người thầy đã dậy dỗ tôi trong những năm tháng đầu tiên của đời học trò. Ngày nay, tôi đã thành đạt và có được một phong cách sống, cũng chính là do những ảnh hưởng của quý thầy ngày xưa đó luôn tồn tại trong cuộc sống của tôi. Tôi vẫn nhớ từng người thầy đã dạy tôi từ Mẫu giáo đến lớp Năm. Ngày thành đạt sau những năm tháng miệt mài học tập, tôi trở về nơi tôi đã sống và học tập khi còn bé, ghé thăm lại người thầy còn lại duy nhất của đời học trò cấp một của tôi, đó là thầy dậy tôi học năm lớp Bốn. Tôi đã hãnh diện kể về những gì tôi đạt được trong việc hoc tập cũng như trong cuộc sống.

Bản in Đọc tiếp 05.11.2017. 16:41

Đừng làm gương xấu sống hai mặt

Một khuyết điểm thông thường của những người có quyền bính, quyền bính dân sự cũng như quyền bính tôn giáo, là đòi hỏi nơi những người khác các điều cả khi đúng đắn, nhưng họ lại là những người đầu tiên không thực hành chúng. Thái độ này là một gương xấu trong việc thực thi quyền bính, đáng lý ra phải nêu gương tốt. Quyền bính là một trợ giúp, nhưng nếu được thực thi một cách xấu xa thì nó trở thành áp bức, không để cho con người lớn lên và tạo ra một bầu khí mất tin tưởng thù nghịch và cả thối nát nữa.

Bản in Đọc tiếp 05.11.2017. 16:36

Quáng gà

Bản in 03.11.2017. 16:42

Tránh thói giả hình và kiêu căng của người Pharisêu

Bản in 03.11.2017. 16:33