Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giáo Hội và nạn buôn người

Buôn người là một ngành thương mại và buôn bán chuyên chuyển dịch hay đưa người đi di dân hợp pháp hay bất hợp pháp, trong đó có cả các sinh hoạt lao động hợp pháp và cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, hạn từ này thường được sử dụng để chỉ việc tuyển dụng, chuyên chở, chứa chấp và tiếp nhận người nhằm mục đích bắt họ làm nô lệ, đĩ điếm, lao động cưỡng bức (trong đó có vấn đề lao động để trả nợ) và làm tôi mọi.

Bản in Đọc tiếp 30.06.2009. 22:35

Những Thời Sự Trong Hội Thánh Công Giáo

Một trong những việc khiến Toà Thánh bận tâm những năm đầu thế kỷ 21 nầy, là sự trổi dậy của một bộ phận không nhỏ các tín đồ Hồi giáo cực đoan, gây thương vong cho tín hữu các tôn giáo khác, đặc biệt là trong các quốc gia đa số là Hồi giáo, cùng lúc không đếm xuể những vụ khủng bố, ban đầu lấy danh nghĩa ‘thánh chiền” chống lại các thế lực phương Tây và Hoa Kỳ; nhưng thực tế cho thấy kết cục chủ yếu là sự tranh giành quyền lực và ảnh hưởng giữa các phe nhóm trong Hồi giáo, đặc biệt là giữa hai phái Shiite (Si-ai) và Sunnite (xu-ni).

Với các thế lực phương Tây và Mỹ, với các tôn giáo khác hay cả giữa phe phái nội bộ, thì những sai lầm của Hồi giáo bắt nguồn từ cái nhìn hết sức phiếm diện về truyền thống. Đức Thánh Cha Biển-Đức đã gặp phản ứng dữ dội, khi Người vạch ra cho thế giới Hổi giáo cái sai, cái thiếu của họ, để họ phải nhìn vào sự thật. Cha Samir đã không ngần ngại nêu kên những điều đó, nhưng bằng cách giải thích truyền thống và phân tích nhãn quan Kitô giáo và Hồi giáo về truyền thống, dẫn đến suy nghĩ và hành động khác biệt, dù khởi thủy như nhau. BTGH xin giới thiệu bài viết bổ ích nầy.

Kitô Hữu Có Thể Cứu Hồi Giáo Khỏi Văn Hoá Sự Chết

(AsiaNews, 26.06.2009, Samir Khalil Samir, SJ)

Truyền thống Hồi giáo có thể tàn lụi vì sợ cái hiện đại mà nó coi là chống tôn giáo. Thỉnh thoảng tất cả những gì chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo đề ra, là sự quay về với một quá khứ thần thoại, thuở do bốn kha-lip (vua hồi) tiên khởi ‘được hướng dẫn đúng đắn’, bằng việc đề xuất những cách sống không thay đổi và bề ngoài. Kitô giáo đương đầu với sự hiện đại hàng bao thế kỷ qua và có thể giúp Hồi giáo có được cái nhìn thấu đáo vần đề nầy.

Hơn 70 người từ 20 quốc gia khác nhau tụ họp tại Isola San Giorgio ở Venise dự hội nghị thường niên Uỷ Ban Khoa Học Oasis, một tạp chí do Thượng Phụ Venise Angelo Scola sáng lập, như một cách thế để tìm cho ra, được “những điểm gặp gỡ chung” cho cuộc đối thoại giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo (www.oasiscenter.eu).
Diễn ra vào hai ngày 22 và 23.06, chủ đề cuộc họp năm nay là Giải thích truyền thống trong thời đại Lai tạp nầy. Từ ngữ “métissage” (lai tạp) nầy, mà Đức hồng y Scola rất tầm đắc, xem xét những cách thức mà các nền văn hoá và tôn giáo đối thoại với nhau, so sánh nhau, mô phỏng nhau, hội nhập và va chạm, luôn thay đổi như là kết quả của việc chạm trán.

Năm nay, hội nghị tập chú vào truyền thống, đặt nhẹ chú tâm vào tầm quan trọng của việc chuyển niềm tin và văn hoá của một ngườii nào đó vào trong một thế giới đa văn hoá ngày càng tăng.

Một khía cạnh hết sức quan trọng của tiến trình nầy là làm thế nào những người nhập cư (tín đồ Hồi giáo ở các nước phương Tây) và các thiểu số (Kitô hữu trong các nước Trung Đông) có thể chuyển các truyền thống của họ cho các thế hệ trẻ hơn.

Islam-modernity.jpg

Tất cả những người phát biểu tại hội nghị, bao gồm những tín đồ Hồi giáo từ Pháp, Tunisie và Hoa kỳ, nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống trường học như một chỗ để chuyển tiếp và đương đầu với những truyển thống văn hoá. Bài diễn văn của Cha Samir Khalil Samir có y nghĩa đặc biệt. Nhà học giả Dòng Tên nầy xem xét những khó khăn mà Hồi giáo phải đối mặt ngày nay, bị giằng xé giữa một nhãn quan chai cứng lỗi thời của quá khứ (tín đồ Hồi giáo cực đoan cho là Hồi giáo ‘đich thực’) và thời hiện đại với tất cả mọi vấn nạn của nó.

Ở một mức độ nào đó, các Kitô hữu cũng đối mặt với những khó khăn tương tự vì thời hiện đại đem chủ nghĩ tục hoá và bác bỏ đức tin. Nhưng khác với Hồi giáo, Kitô giáo đã bị dính vào một cuộc đối thoại với thế giới hiện đại đã từ lấu và ví lý do đó có thể giúp nó thảo luận, đối phó với xã hội đương thời, làm dịu nguy cơ chủ nghĩa cực đoan, là điều chỉ có “sự chôn cất Hồi giáo” ca tụng.

Sau đây là diễn văn của Cha Samir:

1. Truyền thống có nghĩa là tính liên tục, đồng nhất và phục hồi.

Truyền thống (chữ la-tinh Tradere) có nghĩa là chuyển di sản quý báu của một người rồi đến lượt nó lại được chuyển cho nhũng người khác, và cứ như thế. Vì thế truyền thống giả định tính liên tục thời gian ngay trước mắt. Không có nghĩa là đi lui, mà thay vào đó thực hiện việc tìm cho ra trong những gốc rẽ của nó sự linh hứng bảo đảm tính liên tục, củng cố lý lịch của nó và nói tóm lại, phục hồi sự liên tục, căn tính và sự canh tân hiện có. Khi truyền thống trở nên đồng nhất với quá khứ va thôi không linh ứng cho hiện tại nữa, thì nó chết. Vì nó không còn hiện hữu nữa, nó bị coi như một thứ gì đó linh thiênh; với việc biến nó thành linh thiêng, nó bị chôn vùi lãng quên vì không còn được hiểu nữa.

Chúng ta ngày càng thấy mình ở trong tình hình nầy trong các xã hội Ả rập và Hồi giáo của chúng ta. Chúng ta không còn một tương lai hoặc một hiện tại, mà chỉ đơn thuần bị quá khứ ám. Chúng ta ta đi lùi về quá khứ và trở thành một chuyện thần thoại, một cái gì đó linh thiêng, vì chúng ta chẳng có gì khác ngoài.

Thực tế, khi làm điều dú, chúng ta củng cố cái chết văn hoá và tinh thần của chúng ta. Khái niệm truyền thống của thế giới Hồi giáo ngày nay có nghĩa là trở về lại cách thức mà những điều ở thế kỷ thứ 7, một thời kỳ vốn trở thành linh thiêng. Chúng ta thường tập trung chú ý vào các chi tiết bên ngoài như để râu, mang khăn trùm hoặc niqàb, miswàk (một loại tăm dài từ một rễ mà vị tiên tri đạo Hồi đã dùng), áo choàng trắng,v.v….

Ngược lại, các Kitô hữu (nhất là Tây Phương) có khuynh hướng loại bỏ các truyền thống của mình. Một số người nghĩ rằng họ phải quên đi hoặc loại bỏ quá khứ của họ để nên hiện đại. Nguy cơ trong trường hợp nầy là đánh mất gốc rẽ và tính chất xác thực của mình. Đó là một mối nguy tôi nhìn thấy ở Châu Âu.

Điều nầy có thể lôi kéo một số người trở thành duy truyền thống, cú bám riết vào một số chi tiết (chẳng hạn, Thánh Lễ bằng tiếng La-tinh, áo dòng, v.v.). Vụ nổi dậy của GM Lefèbvre và những người theo ông là một tấm gương loại bỏ truyền thống.

Vấn đề trong tay do vậy không giới hạn ở thế giới Hồi giáo, nhưng trong phần nầy của thế giới nó trông thấy rõ nhất và nỗi bật nhất.

2. Lo sợ rằng thời hiện đại có vẻ bài tôn giáo.

Một lý do tỏ tường của thái độ nầy là một sự sợ hãi thời hiện đại. Đó là một điều gì chúng ta có thể nhìn thấy ngày nay trong thế giới Ả Rập. Ngày nay hiện đại ăn vần với Tây Phương, trong khi vào thế kỷ 9 đến 11.nó ăn vần với Hồi giáo. Với nhiều tín đồ Hồi giáo thì Tây phương rùng rợn và gây khó chịu vì nó xa rời tôn giáo và bị tục hoá. Rất bất ngờ. với nhiều tín đồ Hồi giáo, hiện đại trông giống như một Jâhiliyyah (sự ngu dốt, tên dùng để chỉ những kẻ không tin trong kinh Coran), mà kinh Coran cũng như Hồi giáo chiến đấu chống lại một cách dữ dội. Với nhiều người Hồi giáo, Hiện đại là một hình thức tân chủ nghĩa ngoại giáo.

Cũng vì thế, nhiều tín đồ Hồi giáo tìm ẩn thân trong quá khứ và trong tôn giáo, đối với họ vốn như những giá trị an toàn và bền lâu và với một mục lục an toàn những cách ứng xử.

Chính vì vậy mà ngày nay có một khuynh hướng linh thiêng hoá thời kỳ bốn vị ca-líp tiên khởi (kế vị Muhammad), được biết đến như là “những vua Hồi (kha-lip) được hướng dẫn đúng đắn” : Abù Bakr al-Siddip (632-634); Umar Ibn al-Khattâb (634-644); Uthmàn Ibn ‘Affân ( 644-656) và Alì Ibn Abi Tâbib (656-661).

Thời kỳ nầy, từ 632 đến 661, giống như Thời Hoàng Kim, một thời tuyệt trần, nhưng có một nguy cơ lớn lao, vì nó muốn nói là thiên đàng, một khuôn mẫu để đi theo và tái tạo, ở phía sau chúng ta, chứ không phải ở phía trước, một điều gì đó mà chúng ta cố tự học phấn đấu để đạt tới.

Sợ rằng chúng ta quên, ngoại trừ vị kha-lip đầu tiên, tất cả ba người khác đều bị sát hại. Umar bị giết ngày 04.11.644;Uthman bị sát hại năm 656 và Ali vào tháng Giêng 661 do các kharijite (những người thuộc phái thứ ba, bất mãn với các khalip. BGTH).

Nếu chúng ta muốn canh tân Hồi giáo, chúng ta phải đối diện với những thách thức mà thế giới hiện đại đã ném vào các tôn giáo, dù đó là Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo và những tôn giáo khác.

Đó là những gì Kitô giáo đôí diện ngày ngày, nhất là ở phương Tây. Nếu nó quay lại với quá khứ của nó, thì nó sẽ chết. Điều đó cũng đúng với Hồi giáo. Tuy nhiên thế giới Hồi giáo xem ra rất hay ưa chuộng gác lại hạ hồi phân giải vấn đề nầy hơn và điều đó sẽ khiến tìm ra một giải pháp khó khăn hơn.

Cùng lúc, điều đó không có nghĩa la chúng ta phải chọn theo một cách không có phân tích phê bình mọi điều mới mẻ, chỉ vì nó mới. Nhìn thấu vấn đề là cái cần phải làm cũng như là một điều kiện để tồn tại.

3. Kết luận.

Những gì cần đến, là một sự hài hoà nhất định giữa quá khứ và tương lai, giữa các truyền thống (nó phải là nguồn cảm hứng chứ không phải là trói buộc, hạn chế) và hiện đại (không nhất thiết phải là tự do hơạc giải phóng).

Hồi giáo đã bắt đầu tìm thấy điều nầy vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20. Nó khởi đầu sự canh tân của riêng mình từ bên trong bằng việc đương đầu với nền văn minh và văn hoá phương Tây, được giúp đỡ ở một mức độ lớn bởi các Kitô hữu gốc Ả Rập, những kẻ đã bắt đầu cũng chình quy trình ấy trước họ.

Đáng buồn vào giữa thế kỷ 20, phong trào nầy bị những ý thức hệ mới (chủ nghĩa dân tộc,chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Liên Ả Rập, v.v.) quét đi và bắt đầu bước lùi.

Tôi nghĩ rằng Kitô giáo, do đã đối diện với tình hình nầy từ nhiều thế kỷ, có thể giúp cho thế giới Hồi giáo đạt tới cái nhìn thấu triệt nầy.

Tuy nhiên chỉ có các tín đồ Hồi giáo mới có thể thực hiện được quy trình nầy, cùng việc xem xét kỹ truyền thống riêng họ, phê bình những gì đáng phê bình và duy trì những gì tốt đẹp nhất.

Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo (và những người tin khác nữa) cùng đối diện với những thách thức như nhau. Bằng việc hợp tác, chứ không phải chống đối nhau, hết thảy chúng ta đều được hưởng lợi.

Truyền thống phải là một nguồn mạch sự sống; bằng không, nó sẽ chết, vì thế cần phải có một sự phê phán và một cái nhìn thấu triệt để đạt tới sự hài hoà và tự do đích thực

Xin đọc thêm bài Nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo - Đức Ông Linh Tiến Khải (SD 30-4-2008; Avvenire 27-2-2008)

BTGH

Bản in 30.06.2009. 22:31

Sống Bí Tích Thánh Thể Ở Châu Á

So với tín hữu Công giáo ở Châu Âu hay ở Mỹ, thì tỷ lệ người Công giáo Châu Á nói chung siêng năng đi nhà thờ và tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật hơn rất nhiều và cũng sốt sằng rước lễ, tham dự các giờ Chầu Thánh Thể đông hơn. Nhưng điều đó vẫn không nói lên được sự liên kết, gắn bó và thực hành thấm nhuần tinh thần, ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống các tín hữu.

Bản in Đọc tiếp 30.06.2009. 22:29

Phúc âm mới cho Wall Street

Phúc âm mới cho Wall Street” là nhan đề bài của nhà báo Charles Lewis trên tờ National Post số ra ngày 27.06.2009, viết về Thông điệp xã hội mà Đức Giáo hoàng Bênêđictô đã ký buổi sáng ngày 29.06.2009 nhưng sẽ được phổ biến vào tuần sau trùng với lúc khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh các Nước G8.

Bản in Đọc tiếp 29.06.2009. 18:41

Giáo hội Công giáo Campuchia bế mạc Năm Thánh Phaolô

PHNON PENH - Ngày thứ Bảy 27/06/2009 Giáo hội Công giáo Capuchia, dịp bế mạc Năm thánh Phaolô tại giáo phận Phnom Penh, có Đức Hồng Y đặc sứ đến từ Vatican chủ sự Thánh Lễ trọng thể cầu nguyện cho Giáo hội tại đây.

Bản in Đọc tiếp 29.06.2009. 18:29

Đức Thánh Cha trao dây pallium cho 34 vị Tổng Giám Mục chính tòa

VATICAN. Sáng 29-6-2009, lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ thánh Phêrô và trao dây Pallium cho 34 vị TGM chính tòa thuộc 20 quốc gia.

Bản in Đọc tiếp 29.06.2009. 12:25

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Obama sẽ được ĐTC tiếp kiến vào 10-07-2009

WASHINGTON D.C - Nhà Trắng vừa xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ được Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến vào ngày 10 tháng 7 năm 2009 tại Vatican.

Tuy chưa chính thức loan báo cuộc gặp gỡ, linh mục Federico Lombardi - giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, nói với Thông tấn xã Italia ANSA rằng ĐTC Benedict XVI sẵn sàng gặp gỡ Tổng thống Hoa kỳ vào buổi chiều 10-07-2009.

Bản in Đọc tiếp 28.06.2009. 23:16

Đức Giáo Hoàng ghi nhận mục tiêu của Ngài cho năm Linh Mục

Đức Thánh Cha suy tư về những ưu tiên cho thừa tác vụ

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói một linh mục là một người nô lệ của Chúa Giêsu, chính Người đã trở thành một người nô lệ khi Người mặc lấy bản tính nhân loại.

Hôm Thứ Tư 24/6 trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Giáo Hoàng suy tư về vai trò của linh mục và về ơn gọi của linh mục phải đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Ngài dành suy niệm của ngài cho Năm Linh Mục, mà ngài đã khai mạc hôm thứ Sáu vừa qua.

Bản in Đọc tiếp 28.06.2009. 23:03

Sự gần gũi ngày càng gia tăng của Nhật Bản và Tòa Thánh

Phỏng vấn Đại Sứ Kagefumi Ueno

ROME (Zenit.org).- Toà Thánh và Nhật Bản đã thiết lập bang giao trong năm 1942. Sau đó lối 67 năm qua mà không có quan chức cao cấp Vatican thăm viếng chính thức quốc gia Á châu này. Nhưng tháng 3 Tổng Giám Mục Dominique Mamberti đã thay đổi điều này. Và đại sứ Nhật Bản bên cạnh toà thánh khẳng định cuộc thăm viếng của ngài đã rút ngắn “cảm giác xa cách” giữa hai quốc gia.

Bản in Đọc tiếp 28.06.2009. 19:08

Vatican công nhận phép lạ của Đức Hồng Y Newman

LONDON (CNA) - Tòa Thánh đã công nhận phép lạ cần thiết để có thể tiến hành phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman, nhà thần học Anh thế kỷ 19, người đã bỏ Giáo hội Anh giáo để gia nhập Giáo hội Công giáo La Mã.

Bản in Đọc tiếp 25.06.2009. 17:01