Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giải đáp Phụng Vụ: Khăn che đầu phụ nữ

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Nói thêm về Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa (CN 2 Phục Sinh)

ROME (Zenit.org) - Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ đại học Regina Apostolorum

Một người bạn của tôi nói với tôi rằng theo Kinh Thánh một người nữ phải che đầu trước sự hiện diện của Chúa (Thánh Thể /lúc dự Thánh Lễ). Trong các nhà thờ chúng tôi điều này không được thực hành. Xin cha vui lòng viết thơ và nói cho tôi bằng cách nào và khi nào việc thực hành này chấm dứt, hay là có phải chúng tôi đang làm một cái gì không còn thích hợp?—J.M., Doha, Qatar.

Bản Kinh Thánh có lẽ qui chiếu tới 1 Côrintô 11:4-16.

“Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà che đầu, thì hạ nhục Đấng làm đầu mình. Phàm người nữ nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để đầu trần, thì làm nhục kẻ làm đầu mình, vì ngưới ấy như thể trọc đầu vậy. Nếu người nữ để đầu trần thì cứ cắt tóc đi! Nhưng nếu cắt tóc hay trọc đầu là một điều xấu hổ đối với người nữ, thì hãy che đầu lại! Người nam không được che đầu, bởi vì là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; còn người nữ là vinh quang của người nam.”

“Thật vậy, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam; bởi thế, người nữ phải mang trên đầu một dấu hiệu phục tùng, vì có các thiên thần. Tuy nhiên trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam. Thật thế, như người nữ tự người nam mà có, thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra, và mọi sụ đều tự Thiên Chúa mà có.”

“Anh em hãy tự xét xem: người nữ không che đầu mà cầu ngưyện với Thiên Chúa thì có xứng hợp không? Chính thiên nhiên lại không dạy anh em rằng người nam mà để tóc dài là điều ô nhục, còn người nữ mà để tóc dài thì lại là vinh dự cho họ đó sao? Là vì Thiên Chúa ban cho người nữ mái tóc làm khăn che đầu. Ngoài ra, nếu có ai nghĩ mình phải cãi lý, thì đó không phải là thói quen của chúng tôi, cũng không phải là thói quen trong các Hội Thánh của Thiên Chúa.”

Một sự xử lý đầy đủ về bản văn này là quá phạm vi của cột này. Nhưng chúng tôi có thể nói rằng đoạn này chứa đựng một số yếu tố có giá trị thần học vĩnh viển và những bản văn khác phản chiếu những tập tục xã hội nhất thời chỉ áp dụng cho thời gian và chỗ riêng biệt của người Côrintô.

Ví dụ, trong vòng lịch sử có những lúc khi những người nam, và cả những giáo sĩ mang tóc dài là chuyện thường; và không ai nghĩ rằng những lời thánh Phaolô chỉ sự thực hành đó là một sự tồi tệ, phải áp dụng cho họ.

Cũng vậy, những qui tắc phụng vụ dạy các giám mục đội calốt tím trong một số kinh trong Thánh Lễ, và các ngài có thể sử dụng mão khi giảng, mà không theo lệnh Thánh Phaolô làm như vậy là làm sĩ nhục kẻ làm đầu mình. Tuy nhiên, những qui tắc dạy giám mục cất mão khi đọc kinh Thánh Thể và khi có đặt Mình Thánh Chúa.

Trừ ra các giám mục, và một số các tu sĩ, tập quán còn dạy tất cả những người đàn ông khác không đội mũ trong nhá thờ trừ trong những Thánh Lễ ngoài trời.

Trong thời Thánh Phaolô, đối với một người nữ, việc che đầu xem ra là một sự nết na, và ngài nhấn mạnh điểm này cho sự hiện diện của người nữ trong cộng đồng phụng vụ.

Tập quán này được xem là bình thường và được ghi trong Giáo Luật 1262. Bộ Giáo Luật 1917 kèm theo sự khuyên các người nam và nữ ngồi riêng trong Nhà Thờ và người nam đi đầu không. Điều luật này đã bị bỏ khỏi Giáo Luật mới phát hành 1983, nhưng sự thực hành đã bắt đầu hết sử dụng từ đầu thập niên 1970. Mặc dầu không còn buộc pháp lý nữa, tâp quán vẫn còn thực hành rộng rải trong một vài nước, cách riêng tại châu Á. Tập quán đó chung chung đã bị bỏ trong hầu hết các nước phưong Tây cho dầu những người nữ, không như người nam, vẫn còn đội mũ và lúp trong thánh Lễ, nếu họ thích.

Những yếu tố xã hội học cũng có thể liên can. Sự nhấn mạnh lớn hơn về sự bình đẳng giữa người nam và người nữ có xu hướng dẹp bỏ những yếu tố nhấn mạnh những khác biệt của họ.

Cũng vậy, lần đầu tiên trong các thế kỷ, việc không đội mũ ngoài trời, cách riêng đối với người nam, bị coi là những tục lệ xấu, đang khi một ít năm về trước việc ra đường không đội mũ bị cho là bất lịch sự.

Nói chung việc bỏ đội mũ cho cả hai phái có thể đã ảnh hưởng sự biến mất của tập quán tôn giáo.

* * *

Những Phép Lành trong các Thánh Lễ đầu tiên

Liên quan với bài viết nói về những phép lành được ban do một tân linh mục, một độc giả tại Durban, Nam Phi Châu, hỏi: “Có những giáo xứ mà linh mục chúc lành các thừa tác viên đọc Lời Chúa và những thừa tác viên Thánh Thể truớc khi họ thực hiện những bổn phận của họ trong Thánh Lễ. Những phép lành này có thích hợp và đúng theo phụng vụ không.”

Trả lời vắn tắt là không. Những phép lành duy nhất thể đó, được dự liệu trong những sách phụng vụ hiện nay là những phép lành linh mục ban cho phó tế, hay là giám mục ban cho phó tế hoặc linh mục sắp đọc bài Tin Mừng.

Một số nghi thức phương Đông ban phép lành cho người đọc sách hầu như luôn luôn là giáo sĩ. Nghi thức Latinh, trước cuộc cải tổ hiện nay, đã tiên liệu thầy 5 chức (phụ phó tế) lãnh một phép lành sau khi hát bài thánh thư trong thánh Lễ trọng.

Trong nghi thức Roma hiện nay lý do về phép lành này là vừa để chuẩn bị thừa tác viên thi hành nhiệm vụ mình và vừa đề cao vai trò đặc biệt của bài Tin Mừng so với những bài đọc khác. Đó là lý do bài Tin Mừng là bản văn duy nhất được dành cho thừa tác viên được phong, được cầm sách Lễ trong cuộc kiệu, được đặt trên bàn thờ, và được xông hương trước khi được công bố.

Như vậy, tuy ý niệm chúc lành những người đọc khác không phải hoàn toàn xa lạ với truyền thống phụng vụ, việc đưa phép lành vào trong nghi thức hiện tại là một sự mới không có phép và có khuynh hướng làm giảm giá trị riêng biệt mà phụng vụ chỉ định khi công bố Tin Mừng.

Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót

Một độc giả khác hỏi cho rõ hơn về ân xá ban Ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thươnbg Xót: “Tôi đã nghe nói trong chương trình mới EWTN có một sự khác biệt, tức là, một trong những đều kiện để hưởng đai xá không bắt buộc, tức là sự cần thiết dứt bỏ hoàn toàn các tội nhẹ. Nơi khác tôi đã nghe rằng sự dứt bỏ như thế xem ra rất khó đạt vì biến việc hưởng môt đại xá thành một luật trừ họa hiếm. Rõ ràng, nếu điều đó là hoàn toàn đúng, bấy giờ đại xá Lòng Chúa Thương Xót-điều này chẳng phải là một sự ban quảng đại hơn của Giáo Hội hay sao?”

Sắc lệnh thiết lập ân xá dạy rằng đó là một chủ đề được ban theo những điều kiện thông thường, bao gồm sự dứt bỏ mọi thứ tội, kể cả tội nhẹ. Đó là một điều kiện sine qua non (điều kiện thiết yếu) và không có điều kiện này thì không có đại xá.

Tuy nhiên đó không phải là một điều kiện bất khả thi, như chúng tôi đã giải thích trong những cột bài trước vào chủ đề này.

Một độc giả từ Sydney, Australia, đã gởi tới một ghi chú (thích ứng ở đây) có thể làm sáng tỏ vấn đề:

“Tôi nghi câu hỏi độc giả của cha liên quan Lòng Chúa Thương Xót gây rối ren bởi vì rất có khả năng ông qui chiếu về ơn riêng Chúa Giêsu đã nói được cống hiến cho Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa (x. Nhật Ký Thánh Faustina Số 699)—ơn riêng này, dầu tương đương, không hẳn là một như đại xá. Hơn nữa, Toà Thánh đã ban một đại xá trong ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Như vậy ơn riêng nói đây giống như một đại xá; dầu sao, từ cách tôi giải thích, ơn này không tùy thuộc vào nội tâm một người ‘có sẵn sàng dứt bỏ trọn vẹn tội lỗi, kể cả tội nhẹ.’ Đúng hơn, những điều kiện sau đây phải có và, không như một đại xá, ơn này chỉ có được mà thôi trong chính ngày Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa.

The special graces mentioned in this clarification are not a question of liturgy but of particular devotion due to a private revelation.

Những ân sủng riêng được nhắc tới trong việc làm sáng tỏ này không phải là một vấn đề phụng vụ nhưng một vấn đề sốt sắng do một mạc khải riêng.

Chúa chúng ta tự do ban những ân sủng của Người như Người thấy thích hợp. Nhưng Giáo Hội không thường chính thức phê chuẩn mọi phương diện mạc khải tư, cho dầu có thể ban một số biện pháp phê chuẩn bằng cách thiết lập những lễ phụng vụ và ban những ân xá cho những thực hành được giới thiệu.

Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

Đọc nhiều nhất Bản in 26.05.2007. 12:17