Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Từ Trách Vụ Chống Cộng (2)

§ Hà Minh Thảo

Bài này tiếp nối bài ‘Từ Trách Vụ Chống Cộng…’, đăng trên VietCatholic News, ngày 21.02.2020.

I.- SỰ THẬT BỊ VỨT BỎ, DÃ MAN LÊN NGÔI

A./ Sự Thật cần phải xác tín : Sự thãm sát ông Ngô Ðình Diệm đưa đến sự cáo chung của Việt Nam Cộng hòa ngày 30.04.1975. Niềm xác tín của chúng tôi đặt nền tảng trên sự nể sợ của ông Hồ Chí Minh nơi ông Ngô Ðình Diệm :

- Nể vì ông Diệm, theo lời ông Hồ nhiều lần, là một người yêu nước theo cách của ông ấy, tức yêu nước, bảo vệ Tổ quốc bằng phương sách Chống Cộng. Khi ông Diệm nằm trong tay họ Hồ, ông Diệm đã khẳng khái từ chối sự mời tham dự chính phủ cộng sản. Mời xem lại ‘Từ Trách Vụ Chống Cộng…’ nơi III.C.1. Do đó, chiều ngày 02.11.1963, khi nhận được điện tín báo sự chết của ông Diệm, ông Hồ hét to ‘Bác cháu sẽ thắng’. Sự kiện này đã là động lực thúc đẩy việt cộng tiếp tay bọn ‘phản loạn’ đập bỏ Ấp Chiến lược, tăng cuờng khủng bố dân lành và đẩy mạnh sự xâm nhập của bộ đội vào Miền Nam đưa đến ngày 30.04.1975;

- Sợ. Thoạt tiên, chúng ta nghĩ rằng Hồng Y Ðáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bị tù gần chết vì bị chúng ghép Ðức cha vào mưu đồ thỏa hiệp giữa đế quốc Mỹ và Vatican. Nhưng thật sự tội mà Ngài đã bị gắn cho, chứ không bị xử, là ‘cháu ông Diệm’ (ai không có đỉnh cao trí tuệ, không hiểu tội này).

1.- Ngày 15.08.1975, Ủy ban Quân quản Thành Hồ buộc Đức Tổng Giám Mục Nguyễn văn Bình đưa Ðức cha Nguyển Văn Thuận, Phó Tổng Giám mục với quyền kế vị (thâm ý chúng rêu rao là ‘Ðức cha Bình nộp Ðức cha Thuận cho chúng’. Ðồng thời, khoảng 350 giáo sĩ, tu sĩ được buộc nghe tố cáo tội Ðức cha Thuận tại Nhà hát Thành phố. Tại Dinh, Ðức cha Bình đi trước, Ðức cha Thuận đi sau. Bất ngờ, một công an chận Ðức cha Thuận lại và nói: ‘Anh đi lối này’ và lôi Người đi mất. Khoảng 30 phút sau, do chỉ thấy tướng Trà nói chuyện vu vơ, Ðức cha Bình hỏi :

- Thưa Thượng tướng, còn chuyện gì cần nữa không?

- Thôi! Cụ ra về được rồi. Tướng Trà trả lời.

- Ðức cha phó của tôi đâu mời Ngài cùng về.

- Như cụ thấy, chế độ này là chế độ Cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Ðình Diệm, chúng nó chống Cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được.

2.- Năm 1993, nhân việc bổ nhiệm Ðức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi làm Giám quản Sài Gòn, ngày 22.09.1993, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Trương Tấn Sang gửi thư cho Ðức cha Nguyễn Văn Bình có nhắc lại việc bổ nhiệm Ðức cha như sau: « … Như cụ đã biết, năm 1975 Chính phủ ta đã không chấp nhận ông Nguyễn Văn Thuận về Giáo phận thành phố và dứt khóat sẽ không bao giờ chấp nhận, vì ông Nguyễn Văn Thuận đã từng gắn bó với một gia đình có nhiều nợ máu với nhân dân và bản thân ông Nguyễn Văn Thuận cũng có một quá trình lâu dài và tinh vi chống phá sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc… ».

3.- Ngày 05.07.2013, tiến trình phong Thánh cho Ðức Hồng Y Thuận đã hoàn tất ở Tổng Giáo phận Rôma. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Ðức, được Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa bình mời tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’, đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà nội chặn lại không cho xuất cảnh sang Bangkok (Thái lan) trên đường đi Rôma (Ý đại lợi). Ông Ðức kể : « Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Ðức cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Ðình Diệm và sự về Sài gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc ».

Sau 13 năm tù dã man, chúng còn quản thúc Ðức cha tại Hà nội cho tới khi Người xuất ngoại hội kiến Ðức Gioan Phaolô II tại Vatican và kính thăm song thân tại Uùc Ðại Lợi, bị cấm trở lại Quê Hương. Khi đó, nhà nước mới hết sợ.

B./ Sự Dã Man và Vô Liêm Sĩ.

1.- Để hoàn thành việc xóa bỏ Ðệ I Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống John F. Kennedy (đảng Dân chủ) đã phải dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge làm Đại sứ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:

1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;

2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;

3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;

4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra ngoại quốc.

Trước những đòi hỏi không khôn ngoan này, Tổng thống Ngô đình Diệm, đạo đức và vì sự độc lập cùng sự toàn vẹn lảnh thổ đất nước, đã lờ đi toàn bộ. Dĩ nhiên, sau ngày 02.11.1963, chúng tung hoành thực hiện những đòi hỏi này.

Ðúng ngày đảo chính 01.11.1963, Lodge, tháp tùng Ðô đốc Harry Felt, Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Hoa kỳ, gặp Tổng thống Diệm vào buổi sáng (Phải chăng mưu độc của chúng là để giữ ông Diệm ở lại Dinh?). Sau cuộc gặp, hắn đánh điện về Tòa Bạch ốc để trình: « Khi tôi đứng lên để ra đi, ông ấy bảo: Xin nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và trung thực ». Bức điện về đến Bộ Ngoại giao Mỹ lúc 9 giờ 18 giờ Washington, và đến Bạch ốc lúc 9 giờ 37. Khi đó, các phản tướng đảo chính tại Sài Gòn đã nổ súng tạo phản.

Sáng ngày 02.11.1963, giờ Washington, khi Tổng thống Kennedy và các cố vấn họp, đã nhận tin từ CIA rằng phe các tướng Việt Nam thông báo hai anh em Diệm - Nhu đã ‘tự sát’. Sự thật, hai người đã bị quân đảo chính giết. Các tờ báo khi đó đăng hình thi thể, hai tay bị trói và nói họ tự sát. Thật là dối trá.

2.- Dương Văn Minh.

Vì tham tiền và ham quyền, hắn cùng các phản tướng đã nhận bạc thực dân Mỹ để biến thành tên đao phủ giết ba anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn rồi, sau đó, bị chúng hạ từng công tác cho tới khi phải đầu hàng bắc việt xâm lược ngày 30.04.1975.

1.- Giết Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Biết ‘Big’ Minh bất mãn ông Diệm nên các sát nhân Mỹ (chánh trị gia tại bộ Ngoại giao cùng Lodge) thuê ông ta đảo chánh, lật đổ ông Diệm. Hắn đồng ý ngay. Thật ra, tuy đứng đầu cuộc đảo chánh. Nhưng đúng ra CIA (Central Intelligence Agency, Cơ quan Trung ương Tình báo) chỉ giao cho ông một nhiệm vụ duy nhất là giết gia đình ông Diệm. Còn việc lập kế hoạch và điều khiển cuộc đảo chánh, CIA trao cho nhân viên của chúng là Trần Thiện Khiêm, có thể chính tên này ra lịnh hạ sát hai ông. Khi tiến hành cuộc phản loạn, tướng Minh đã ra lệnh hạ sát Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lịnh Hải Quân, Đại tá Lê Quang Tung, Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt, và em là Thiếu tá Lê Quang Triệu, Tham mưu trưởng Lực lượng Đặc biệt.

Hoàn toàn trái ngược và thật đáng kính, lối 18 ngày 01.11.1963, Thiếu tá Phạm Văn Phú, Chỉ huy phó Sở Liên lạc, nhờ Thiếu úy Hòa, sĩ quan cận vệ ông, đến Dinh Gia Long gặp Thiếu tá Phạm Văn Hưởng để nói: ‘Thưa chú, Thiếu tá Phú cho cháu lên thưa với chú: « Lữ đoàn đưa Thiết giáp và 2 Đại đội Bộ binh lên phối hợp với Lực lượng Đặc biệt đánh thẳng vào tòa nhà chính nơi các tướng lãnh đang họp. Bộ Tổng Tham Mưu hiện chỉ có tân binh Quang Trung canh gác. Lữ đoàn yểm trợ hỏa lực và Lực lượng Đặc biệt đánh mìn 3 cầu thang. Thắng lợi chắc chắn 100% ». Sĩ quan này trình Thiếu tá Duệ, Tham Mưu Trưởng để cùng thảo luận. Sau cùng, Thiếu tá Duệ trình Tổng thống và Tổng thống ban lệnh: « Không được. Hãy dành lực lượng và võ khí để đánh Cộng sản. Người nhà không nên tàn sát lẫn nhau ».

[Phạm Văn Phú (1928 - 1975) là một Thiếu tướng gốc Nhảy dù Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân Quốc gia Việt Nam khi Quân đội Quốc gia còn là thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường, ông gia nhập vào Binh chủng Nhảy dù, từng có mặt tại Ðiện Biên ¨Phủ và bị cộng quân bắt và cầm tù. Về sau ông chuyển sang Chỉ huy Lực lượng Đặc biệt và Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng chiến thuật. Cuối trận chiến, Thiếu tướng Phú là một trong năm Tướng lãnh đã tự sát và gởi thân xác trong lòng Ðất Mẹ.]

Lối 4 giờ 30 ngày 02.11.1963, Thiếu tá Lạc nhận điện thoại và chuyển nguyên văn lời Tổng thống cho toàn thể cộng sự viên tại Dinh Gia Long: « Tổng thống và ông cố vấn được bình an. Tổng thống cám ơn chúng con. Các con hãy ra đầu hàng để khỏi bị tàn sát ».

Khi được ông Diệm báo tin đang ở nhà thờ Cha Tam, ông Minh đã cho lập ‘toán hành quyết’ đi đón và giết hai ông Diệm và Nhu, do tướng Mai Hữu Xuân cầm đầu, với Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của mình, đi theo làm sát thủ. Khi xác ông Diệm đưa về Tổng Tham Mưu, một Quân cảnh cho biết chính mắt ông ta thấy tướng Minh đã mở quần ông Diệm ra xem có ‘chim’ không. Mục đích cuộc cách mạng thật cao thượng như vậy sao!

Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin hai ông đã chết, ông rất xúc động và đến hỏi Minh: – Tại sao hai ông ấy chết? Ông Minh có vẽ khó chịu, trả lời bằng tiếng Pháp: Ils sont morts! Ils sont morts! (Các ông ấy chết rồi, chết rồi).

2.- Tại sao Dương Văn Minh thù ghét Tổng thống Diệm?

a. Biển thủ một thùng vàng.

Thừa lịnh Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, Đại tá Nguyễn Văn Y, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Đặc ủy trưởng Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo đã tường thuật: Lúc đó ông là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu đoàn 184. Khoảng tháng 5/1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các nhân viên Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn (Lê Văn Viễn, lãnh tụ Bình Xuyên) được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đã cho thợ lặn xuống tìm nhưng không thấy. Nhân viên Phòng 2 tiếp tục phỏng vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi đã nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn xuống mò một lần nữa, nhưng trong một phạm vi rộng hơn. Ðúng vậy, thợ lặn đã vớt được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, vì bị nước cuốn trôi đi. Đây là thứ thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít. Công cuộc kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, còn một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500 đồng, được gói trong những bao nylon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm nước. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào Ngân khố. Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại tá Dương Văn Minh, Quân trấn trưởng Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Khánh, Chỉ huy phó cho biết số vàng này khi giao nạp đã được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không còn nghe ông Minh nói gì về số vàng này.

Ông Diệm đã ra lệnh cho Thẩm phán Lâm Lễ Trinh, Biện lý Tòa Sơ thẩm Sài Gòn, và Thiếu tá Mai Hữu Xuân, Giám đốc An ninh Quân đội, mở cuộc điều tra vụ này. Khi bị hỏi về số vàng này, ông Minh đã sừng sộ và giận dữ, cho rằng ông Diệm là người bội bạc, ông đã giúp ông Diệm đánh dẹp Bình Xuyên mà còn hỏi cái gì. Trong bản báo, ông Xuân chỉ xác nhận số vàng Tiểu khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho ông Minh cất giữ và đề nghị nên đem ra chia nhau. Ông Diệm đã nói với ông Nhu: «Thôi, cho nó số vàng đó đi cho yên!».

b. Chứa chấp gián điệp việt cộng.

Ðầu năm 1960, nhân viên Đoàn Công tác Đặc biệt thấy một người thường tới nhà Dương Văn Minh ở Sài Gòn, và mỗi lần đi ra, đều nhìn trước sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà này này một khoảng xa, nhân viên hữu trách tình báo bắt anh ta lên xe và đem về thẩm vấn. Lúc đầu hắn nói hắn chỉ là người đến dạy học cho các con ông Minh. Tuy nhiên, sau nhiều lần thẩm vấn khéo léo, hắn nhìn nhận là một ủy viên của Huyện ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Minh để lấy tin tức. Hắn đã bị giam, nhưng ông Minh không biết.

Đoàn Công tác và Tổng Nha Cảnh sát đã bố trí thường trực tại nhà Minh, theo dõi từng bước đi của những người ra vào nhà ông. Tháng 3/1960, một người có mặt rất giốùng ông Minh, đã đến ở luôn nhà này. Sưu tra hồ sơ, nhân viên an ninh biết đó là Dương Văn Nhựt, em của Minh, bí danh Mười Tỵ, Thiếu tá bộ đội. Vợ hắn cũng đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân viên tình báo biết được hắn đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.

Khi vợ Nhựt có bầu gần sinh, hắn đưa vợ tới ở nhà Trung tá Dương Văn Sơn, em của Minh. Lúc đó Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin Biệt khu Thủ đô. Minh thường đến nhà Sơn để nói chuyện với Nhựt. Vì thế, nhà Sơn cũng bị theo dõi.

Một hôm, Tổng thống Diệm gọi Đại tá Nguyễn Văn Y vào Dinh với hồ sơ vụ này. Có lẽ Đoàn Công tác đã trình nội vụ cho ông Diệm biết rồi. Khi ông Y đem hồ sơ vào, Tổng thống hỏi: « Dương Văn Minh có theo Cộng sản không? » và tiếp: «Võ Nguyên Giáp có nhiều công trạng như rứa mà nay Cộng sản chỉ mới cho lên Trung tướng. Dương Văn Minh công trạng có bao nhiêu đâu mà nay đã lên Trung tướng rồi, còn muốn gì nữa?». Đại tá Y vốn là đàn em và là người quen biết với Tướng Minh nên chưa biết phải trả lời như thế nào. Tổng thống liền đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng thống nói: « Mỹ mà nó biết được Trung tướng của mình theo Việt cộng thì xấu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa ». Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Nhựt và dẫn hắn ra chiến khu để ông ta đi qua Cambodia và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: ‘Nếu trở lại sẽ bị thanh toán’. Câu chuyện này có lẽ Tổng cục Phản gián của Hà Nội không hề hay biết.

Sau đó, ông Diệm đã bảo Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, thông báo cho Tướng Minh biết từ nay ông ta chỉ có thể xử dụng các đơn vị cấp đại đội trở xuống mà thôi. Tướng Minh biết lý do tại sao, nhưng các cố vấn Mỹ không biết chuyện gì đã xẩy ra, nên rất thắc mắc. Họ nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh làm đảo chánh nên mới hạn chế như vậy.

c. Ngày 13.10.1963, khi đang kinh lý Đà Lạt, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đến thăm trạm phát tuyến Phát Chi cách đó hơn 20 km. Đại úy Nguyễn Văn Lung, Đại đội trưởng Truyền tin Lữ đoàn trình Tổng thống một mật thư từ Bangkok gửi cho Tướng Minh, nói ra phi trường nhận. Tướng Tôn Thất Đính trình Tổng thống xin cho chận đường Tướng Minh lúc về, tịch thu bức thư để khai thác. Tổng thống bảo: ‘Không được’. Người tôn trọng luật pháp. Trong đêm 20.08.1963, khi chỉ Quân đội và Cảnh sát khám các chùa, Tướng Đính cũng đã điện trình Tổng thống cho xông vào USAID (Cơ quan Viện trợ Mỹ) để bắt ‘thượng tọa’ Thích Trí Quang. Tổng thống trả lời ‘không được’.

Đề đáp lại sự đối đãi đó của ông Diệm, ông Minh đã hành động như sau, theo những dòng chữ viết bởi Đại tá Phạm Bá Hoa trong ‘Hồi Ký chính trị 1963-1975’, xin được tóm gọn :

Lúc 17 giờ, Ðại úy Bằng, sĩ quan tùy viên Tổng thống, gọi điện thoại vào Bộ Tổng tham mưu, nơi các tướng tá đảo chính đang họp để tìm gặp tướng Khiêm và đã gặp Ðại úy Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng tướng Khiêm, bắt máy :

‘Đại Úy Hoa tôi nghe’.

‘Chào anh Hoa. Tôi là Đại úy Bằng đây. Anh mời Thiếu tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng thống’.

Ðiện thoại được mang vào phòng họp và bị Minh đoạt máy, nên chỉ nghe hắn trả lời :

- ‘Chúng tôi chỉ chấp nhận cho ông đi ngoại quốc như một người bình thường’.

- ‘.......................’ (lời ông Diệm)

- ‘Không’.

Tiếp đó, Minh nói với các vị có mặt trong phòng họp, sau khi dằn ống nói xuống vị trí:

- ‘Ổng đòi đi như một Tổng thống, tôi không đồng ý’.

Lúc đó trong phòng im hoàn toàn, chừng như cách giải quyết của Minh tạo niềm suy nghĩ cho họ qua thái độ.

Điện thoại lại reo và vẫn là Đại úy Bằng với cùng lý do. Lần này, Minh cướp ống nói và nói : ‘Không cần nói chuyện với ổng’.

Tôi trở ra phòng và trả lời Đại úy Bằng: ‘Rất tiếc là Trung tướng Minh cắt đường giây rồi. Chào anh’.

Cuối cùng, đêm 29.4.1975, tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc lập vì sợ pháo kích. Lúc đó, ông chỉ còn hy vọng ‘Thượng tọa’ Thích Trí Quang vì ông này hứa sẽ đưa người ‘phía bên kia’ đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Ðến 4 giờ 35 ngày 30.04.1975, Thích Trí Quang nói với ông Minh qua điện thoại: « Thưa Tổng thống, cũng như Tổng thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thế hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắt nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng thống, hơn nữa là một Đại tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng thống, à quên Đại tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng thống ». Ông Minh chỉ trả lời gọn một câu: « Thầy giết tôi rồi! » và cúp điện thoại.

Trông chờ sự được trọng dụng của cộng quân, phản tướng Minh đã kêu gọi quân nhân Cộng hòa buông súng. Nhưng, sự thật không được như vậy. Từ đó, vị Tổng thống 40 giờ chờ ngày rời Quê hương, được tha học tập cải tạo như bao nhiêu quân, cán, chính khác. Nhưng thua tẩu tướng Khiêm được Mỹ mang về mẫu quốc trước tiên. Thật bí mật, nhất là đối với cái chết của hai anh em ông Diệm?

C. Bất hạnh cho Người Việt không cộng sản.

Sáng ngày 07.04.2020, một tin mà tôi phải đọc lại lần nữa ‘Tối cao Pháp viện Úc Đại Lợi đã tuyên ‘Trắng Án’ sau khi hủy bỏ bản án cái gọi là lạm dụng tình dục trẻ em, tuyên bởi Tòa sơ thẩm Melbourne và xử y án bởi Tòa Thượng thẩm Tiểu bang Victoria. Lập tức Tòa Tối cao truyền ‘Trả tự do tức khắc cho Đức Hồng Y George Pell. Tạ ơn Chúa : Sự Thật đã được tôn trọng, dù Người đã phải bị giam và cấm cử hành Thánh Lễ trong hơn 400 ngày.

Chúc mừng Ðức Hồng Y được thoát nạn ‘toà án phi công lý’, nhưng bổng nhiên, chúng tôi thấy mắt cay muốn khóc khi nhớ đến Tổng thống Ngô Ðình Diệm bị bạo quyền Mỹ thuê đám phản tướng giết Người, không được xét xử, khiến, cuối cùng, Graham Martin, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và các tướng Việt phải tháo chạy, bỏ Ðất Nước, Ðồng Bào vào tay việt cộng độc tài và độc đảng.

Chiều ngày 01.11.1963, lần lượt các tướng tạo phản tự xứng danh sau bản buộc tội Tổng thống dân cử, không bằng chứng hay như biến cố lục soát các chùa để tìm các sư sải và ni cô giả hay tay sai cộng đêm 20.08.1963 và trong suốt thời gian thiết quân luật đã hoàn thành được, nhờ có sự tuân hành tuyệt đối các quân lịnh từ Tư lịnh Tối cao bởi các tướng Ðôn, Khiêm và, nhất là Ðính. Chúng tôi còn nhớ, nhiều lần trong những ngày đầu, phải nghe các thông cáo ký tên : Thiếu tướng Tôn Thất Ðính, Tư lịnh Quân đoàn III kiêm Vùng 3 Chiến thuật, Tổng trấn Sài Gòn, Gia Ðịnh. Thật oai vệ ! Ðặc biệt lịnh đóng cửa các Trường Tiểu, Trung và Ðại học.

Một trong những tội mà chúng buộc cho ông Diệm là ‘tham quyền cố vị’. Sự thật ra sao? Do có tiếng là mẫn cán và công chính, theo chủ nghĩa dân tộc, đang là Tỉnh trưởng Bình Thuận, ngày 08.04.1933, ông Diệm đáp lời đề cử của Vua Bảo Ðại vào chức Thượïng thư Bộ Lại (Nội vụ ngày nay), đứng đầu Nội các và trẻ nhất ở tuổi 32. Ðược bầu làm Tổng thư ký, đứng đầu Ủy ban cải cách hành chánh. Ông đề nghị tu chỉnh chính quyền bảo hộ và canh tân lối cai trị. Pháp từ chối, ông từ chức. Sau đó, Pháp đe doạ bắt và lưu đày ông, nhưng may, ông không bị thuê giết cùng hai người em năm 1963 và 1964.

Tháng 3/1945, ông Diệm từ chối đảm nhiệm chức Thủ tướng, Bảo Ðại cử ông Trần trọng Kim thành lập Chánh phủ.Năm 1948, sau khi vua Bảo Ðại ký với Pháp Hiệp định ở Hạ Long châp nhận cho Việt Nam một nền độc lập hạn chế, lần nữa, ông Diệm từ chối lời mời làm Thủ tướng Quốc gia của Vua.

Xin mời xem lại bài ‘TỪ TRÁCH VỤ CHỐNG CỘNG…’ đoạn I.D)

Sau cùng, ngày 18.06.1954, vua Bảo Ðại mời ông Diệm đến thảo luận về việc nhà vua muốn cử ông Diệm làm Thủ tướng toàn quyền trong một thời gian gần như tuyệt vọng khi Quân đội Pháp muốn tháo chạy, sau khi thất trận tại Ðiện Biên Phủ ngày 07.05.1954, với nhiều lính tàu cộng tham chiến, khó ai phân biệt giữa những người Việt và Tàu, và Hội nghị Geneva sắp chấm dứt với hậu quả chia đôi Ðất Nước. Bảo Ðại cũng kể những Tài và Ðức mà ông Diệm đã thể hiện trong thời gian là Thượng thư Bộ Lại, nhất là khi ông Diệm quyết định Việc Nước, khó ai có thể lay chuyển.

Hôm đó, thoạt tiên, ông Diệm từ chối với lý do Ði Tu, nhưng nhà vua, biết tôn trọng ‘tự do tôn giáo’*, đã nhân danh ‘lòng ái quốc’ và ‘trách nhiệm về sự tồn vong của Việt Nam’ để nhắc ông Diệm không từ chối điều hành Quốc Sự. Kết quả thật đẹp, ông Diệm đáp : ‘trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó’.

[* Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại, nhủ danh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan (Công Giáo) có 5 con (2 nam, 3 nữ)].

Sau đó, nhà vua kéo ông Diệm sang phòng bên cạnh, nơi có Thánh Giá và nói ‘Đây Chúa của ông, ông hãy thề trước Ngài là giữ vững Ðất Nước đã được trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa’. Ông Diệm đứng yên lặng cầu nguyện một lúc lâu, rồi nhìn ông Bảo Ðại, lại nhìn Thánh Gia và nói với giọng nghẹn ngào ‘Tôi xin thề’. Một cuộc đề cử độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam.

Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã tạm gát qua bên ước nguyện Ði Tu, mà nhiều Kitô hữu khác có thể đáp ứng Ơn Gọi phục vụ, để nhận ‘trách nhiệm về sự tồn vong của Việt Nam’ mà Nhà Vua giao phó, với ngụ ý, chỉ còn mình. Tuy biết trước, nhưng khi về nước, ông Diệm chỉ nhận được Dinh Gia Long và Tiểu đội Cảnh sát bảo vệ Dinh. Sau khi nhậm chức và trình Chính phủ với Quốc dân ngày 07.07.1954, chỉ hai tháng sau, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm tiếp thu Dinh Nodorom, nơi làm việc của Toàn quyền Pháp, thay mặt Tổng thống Pháp để cai quản Việt Nam, từ tay Thống tướng Paul Ely. Lập tức, Thủ tướng đổi tên thành Dinh Ðộc Lập, biểu hiệu Việt Nam độc lập từ nay từ tay Chính phủ Pháp để, từ đây, Quốc gia Việt Nam sẽ thương thuyết với họ để tiếp thu các chủ quyền về kinh tế, tài chính, giáo dục… của một quốc gia có chủ quyền. Có Ðộc lập, người Việt mới có Tự do, Dân chủ và quyền Bầu cử để trao quyền cho Giới Cầm Quyền điều hành Quốc Sự.

Hiến pháp 1956 Ðệ Nhất Cộng hòa dành cho Tổng thống hai nhiệm kỳ 4 năm. Như vậy, ông Diệm sẽ hoàn tất nhiệm vụ năm 1964. Chuẩn bị cho tương lai, ông tâm sự sẽ phụng dưỡng mẹ và, sau đó, ông sẽ đi tu, hình như Dòng Chúa Cứu Thế và ước ao được chăm sóc các cô nhi tử sĩ (con các chiến sĩ đã đền nợ Nước).

Xin đừng ‘chụp mũ‘ chúng tôi là ví ông Diệm với Đức Kitô khi so sánh đảo chính giết ông Diệm với biến cố Chúa Giêsu chết để chuộc tội nhân loại. Thật vậy, quần chúng mừng ‘cách mạng thành công’ vì ham vui và chạy theo đám đông, bị lường gạt bởi các Thượng tọa, Đại đức, và thiểu số tu sĩ Công Giáo nhân danh ‘thương người bị đàn áp’, trong khi Bản Điều trần của Ủy ban Điều tra Liên hiệp quốc xác nhận không có đàn áp Phật giáo có hệ thống chưa kịp công bố và, sau đảo chính, bị Mỹ không cho phổ biến. Còn đám chánh trị gia salon kết tội ‘ông Diệm độc tài’, giống như đám Pharisêu hô hào ‘giết Chúa Giêsu’, nhưng khi cờ đến tay thì không biết phất. Lãnh đạo các nước toàn cầu, bắt chước Philatô rữa tay để khỏi lên án Mỹ vi phạm nguyên tắc ‘Dân tộc Tự quyết’ để cho rằng đó là ‘Sự tranh quyền và thanh toán lẫn nhau.

II.- ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA.

Sau khi thực dân Mỹ thuê các tướng phản loạn giết chết Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Việt Nam Cộng hòa mất Ðộc Lập vì, dần dần, chúng thi hành những đòi hỏi mà ‘hung thần’ Henry C. Lodge đã đề nghị ông Diệm ngày 27.08.1963. Lần hồi và tuy kín đáo, hắn trở thành Toàn quyền Mỹ và biến các tướng thành những con rối hành động làm Quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị (mất chính nghĩa chiến đấu chống cộng, mất chủ quyền vào tay Mỹ và Phật giáo Ấn Quang, đảo chính và thanh toán nhau thường trực ‘thắng làm vua, thua làm đại sứ’, khủng hoảng xã hội (‘me Mỹ’, nhờ đô la xanh và đỏ, đã lên ngôi) và khủng hoảng kinh tế (hàng hóa PX, chợ giá rẻ dành cho công chức và lính Mỹ được biếu hay mua các bạn gái Việt làm phát triển ‘chợ trời’ khiến ngân quỹ quốc gia thất thu thuế và phải nhập cảng gạo, vì chiến tranh, sản xuất thiếu so với thời Đệ Nhất Cộng hòa). Những điều này ông Diệm đã tiên đoán. Ông cũng đã ti ên đo án ‘việc Mỹ đưa quân tác chiến vào Miền Nam. Khi chúng thua chạy, dân Việt sẽ chạy theo chúng’.

Ngày 02.11.1963, sau khi Dinh Gia Long bị chiếm, bọn hôi của đã tràn vào, tranh nhau cướp mọi thứ, nhất là những hiện vật của bà Nhu mà chúng hoang tưởng là ‘đồ đặc biệt và bí mật’. Thật khôi hài và bị ‘cách mạng’ gạt khi chúng không tìm thấy gì như tuyên truyền xuyên tạc.

Chuyện đầu tiên của tướng Đính tự xưng ‘cách mạng’ đã tuyên bố ‘cho phép tự do nhảy đầm’. Lập tức hằng đêm, với đồng chí Trần Văn Đôn cùng đàn em nam nữ sinh viên và học sinh nhảy nhót. Sáng tinh sương ngày 30.01..1964, trong khi đang an giấc, tân tướng 3 sao Trần Thiện Khiêm, thừa lịnh ‘quan toàn quyền’, đem lính đến bắt bốn tướng đã cùng phản loạn với Khiêm trong biến cố mệnh danh ‘Chỉnh Lý’ tuyệt đẹp, không đổ máu. Chỉ có tân Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, bị cho là đã giết hai anh em ông Diệm. Sau khi viết tờ khai tướng Thu đã hạ sát cả hai (trong Quân đội, lúc đó, không có ai là tướng Thu). Sau đó, dùng dây giày, Nhung đã tự sát. Bí mật vẫn chưa ‘bật mí’. Phần các tướng, họ bị buộc tội ‘thân Pháp, mưu toan trung lập hóa Việt Nam Cộng hòa và bị quản thúc ở Đà Lạt. Tướng Minh an phận ‘bù nhìn’.

Sau khi đảo chính, Hiến pháp 1956 bị thay thế bởi Hiến ước tạm thời dự trù chức vụ Thủ tướng. Do quen thân với Big Minh và được OK bởi Lodge, ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng thống thời ông Diệm, được chỉ định vào chức vụ này. Do đó, nhiều chính trị gia ồn ào phản đối, nhất là Bùi Diễm, đảng viên Đại Việt, trước đó, đã viết nhiều bài báo bằng tiếng Anh để đặt điều nói xấu ông Diệm hầu làm vui lòng thực dân Mỹ. Họ cho đây là ‘Chính phủ Diệm không có Diệm’. Cuộc tranh quyền giữa những người kém tài, dưới sự dẫn dắt của thực dân Mỹ, tiêu tiền dân Mỹ đóng thuế và sinh mạng chiến sĩ Mỹ, Việt Nam Cộng hòa đã bị rơi vào tay cộng sản để đồng bào bị đàn áp nhân quyền và bị cướp nhà đất.

Xin mời đọc ‘Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ’ (Stephen B. Young, Nguyễn Vạn Hùng chuyển ngữ) trang 36 và 37 về một biến cố cười ta nước mắt trong cùng ngày 30.01.1964:

- Khi tướng Nguyễn Khánh được mời về Bộ Tham mưu của phe đảo chánh bằng chiếc thiết vận xa* đã khiến ông ta hãi sợ. Vừa đến nơi những người phe đảo chánh đang họp, ông ta cúi người quì trên sàn nhà và xin mọi người tha tội. Người sĩ quan trẻ đã tiến cử ông lúc trước vội kéo ông đứng dậy : « Ðừng làm thế ! Chúng tôi muốn đưa ông lên làm nguyên thủ quốc gia mà».

Dựa trên liên hệ qua đảng phái** mà tướng Nguyễn Khánh khi trở thành Chủ tịch nước chỉ loay hoay trong đảng của mình, bỏ mặc miền Nam Việt Nam chìm đắm trong những hỗn loạn chánh trị. Quân đội miền Nam trước đó vốn đã hùng mạnh, trở nên suy sụp, mất tinh thần chiến đấu. Ðể chận đứng đà leo thang chiến tranh của Việt cộng, Hoa Kỳ không còn con đường nào khác hơn là phải đưa quân chiến đấu của mình vào miền Nam Việt Nam***.

[Ghi chú :
* ông hoảng sợ khi nhớ lại hai ông Diệm và Nhu đã bị giết chết trong loại xe này;
** đảng Ðại Việt;
*** rõ ràng nhà nước Mỹ đã đưa Nguyễn Khánh cầm quyền để làm ‘suy sụp, mất tinh thần chiến đấu’]

(Còn tiếp)

45 năm ngày 30.04.1975

Hà Minh Thảo

Đọc nhiều nhất Bản in 01.05.2020 15:08