Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Từ Trách Vụ Chống Cộng…
§ Hà Minh Thảo
Người Việt tị nạn toàn cầu buồn cho Quê hương nhuộm đỏ và thương nhớ Ðồng bào khi nghe nhạc khúc ‘Ðêm Nguyện Cầu’ được viết bởi nhạc sĩ Lê Minh Bằng « … Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối… » và kết thúc bằng câu hỏi rướm máu « Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình? »
Chuyện ‘nói dối’ và ‘lường gạt’ là nghề của cộng sản. Người Mỹ có thể thuê mướn kẻ giết ông Diệm và xóa nền Ðệ Nhất Cộng hòa, nhưng sự ‘dối gạt’ của chúng chỉ đáng là học trò của cộng sản mà thôi. Do đó, sau khi thua trận, dù có nói dối ‘ra đi trong danh dự’. Ngày nay, người Mỹ o bế Hà nội, hết Osius, đến Kritenbrink im lặng trước những vi phạm về nhân quyền để lại hy vọng sẽ bán vũ khí sát thương.
Chào đời năm 1944 tại Gò Công. Năm 1945, Việt Minh nổi loạn để cướp chính quyền, gia đình chúng tôi phải lánh nạn và định cư tại Chợ Lớn. Năm 1950, bắt đầu đi học tại trường Ðỗ Hữu Phương (sau đổi tên thành Hùng Vương, công lập, miễn mọi khoản phí đóng), và khi biết chữ, tôi đã đọc báo để rõ những điều cân biết, nhất là các tin tức chiến sự, đặc biệt các tin việt cộng khủng bố lính Tây và giết hại đồng bào vô tội. Ngay từ 1945, chúng đã giêÙt hại nhều thành viên các đảng phái không cộng trong liên minh chính trị Việt Minh*.
Năm 1956, tôi có hai dịp được Trường đưa đi tham dự biểu tình chống cộng :
i. Sau khi thống trị Miền Bắc với bàn tay sắt máu và một hệ thống tuyên truyền rất gian xảo học được từ tổ tiên là Cộng sản Nga Tàu, Hồ Chí Minh đã gặp phản ứng quyết liệt đầu tiên của nông dân chống lại chế độ độc tài, diệt Công Giáo. Do đo, cuộc khởi nghĩa bất khuất đã nổ ra tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tháng 11/1956.
ii. Cuộc khởi nghĩa tại Hung Gia Lợi (Hungary) năm 1956 chống Nhà nước phò Stalin do Liên xô áp đặt từ ngày 23.10 đến 10.11.1956 và đã bị đàn áp dã man bởi hồng quân Liên xô với trên 150.000 quân và 2.500 xe tăng.
* Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, do đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19.05.1941 để ‘Liên hiệp các đảng phái và các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật và Pháp, hầu Việt Nam được độc lập, tạo nên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’.
I.- ÐÔI DÒNG SỬ VIỆT.
A. Dân tộc Việt bao gồm những công dân nước Việt tôn thờ Tổ Quốc Việt Nam, xem quyền lợi dân tộc Việt Nam là tối thượng, kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Tiền Nhân Việt Nam, khởi đi từ Thời Hồng Bàng do các Vua Hùng dựng nước Văn Lang (tên thời lập quốc Việt Nam), qua các triều đại độc lập tự chủ do các vua quan Việt Nam cai trị đất nước (Đinh, Lê, Lý, Trần…) hay những thời kỳ dài ngắn bị ngoại bang xâm chiếm và đô hộ (1.000 năm Bắc thuộc, non 100 năm Pháp thuộc), với các anh hùng hào kiệt đã lãnh đạo toàn dân chống ngọai xâm, giành và giữ độc lập, tự chủ cho dân tộc, viết nên những trang sử oai hùng và vẻ vang cho dân tộc Việt (như Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, …). Trước khi bị chia đôi, Quốc Gia Việt Nam trải dài từ Aûi Nam Quan đến Mũi Cà Mau.
B. Sứ mạng Chống cộng sản là Trách nhiệm Yêu nước phát sinh năm 1930 khi đảng cộng sản, tay sai của Quốc tế Cộng sản, theo chủ nghĩa Marx -Engels – Lenin hình thành. Cộng đảng Việt ra sức thuyết phục tiểu tư sản, trí thức, trung nông, phú nông, tư sản và tư sản bậc trung về phía mình. Cách mạng Việt cộng còn là một bộ phận cách mạng thế giới.
II.- THỜI PHÁP THUỘC.
A. Cách mạng tháng Tám 1945.
Sáng ngày 19.08.1945, nhiều chục vạn người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo đến quảng trường Nhà Hát Lớn. Lúc 10 giờ 30, cuộc tập hợp quần chúng cách mạng được bảo vệ bởi Thanh niên tự vệ và tổ chức bởi Việt Minh để tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!
Ngày 23.08.1945, cuộc khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi nhờ sự đóng góp của lực lượng Thanh niên tiền tuyến, vốn là để bảo vệ trị an cho chính phủ Trần Trọng Kim đã quay sang ủng hộ Việt Minh. Trong những ngày cuối cùng, ông Trần Trọng Kim vẫn ra sức giữ ngôi báu cho nhà Nguyễn nhưng bất thành vì các thành viên nội các đều từ chức và ủng hộ Việt Minh. Ngày 25.08.1945, Việt Minh và Thanh niên Tiền phong tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn, đang chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật. Đến ngày 28.08.1945, Việt Minh cướp được chính quyền toàn quốc.
Ngày 22.08, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền trên khắp cả nước. Vua chấp nhận thoái vị và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25.08.1945, nhiều ngàn dân tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem Vua đọc Tuyên ngôn Thoái vị, ông tuyên bố ‘muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị’.
Ngày 02.09.1945, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ. Về đồng bào Công Giáo, vì hôm đó rơi đúng vào ngày ‘Lễ mừng kính các Á Thánh tử vì đạo Việt Nam’ (Phụng vụ lúc đó cử hành trọng thể Lễ vào Chúa Nhật đầu tháng 9), nên các nhà thờ ở Hà Nội sáng đó tràn ngập người tham dự Thánh Lễ. Việc chọn ngày này của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với Giáo Hội Công Giáo? Các linh mục, sau khi cử hành tác vụ Ðức Kitô cho dân Chúa, đã cùng giáo dân hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự lễ ‘Tuyên bố Ðộc lập’, Bản Tuyên ngôn được chép từ bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: ‘Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’. Suốt dòng lịch sử, điều đó chỉ được hưởng bởi những đảng viên cộng sản chóp bu. Bởi thế, bịnh tình của họ cũng là điều ‘bí mật quốc gia’.
B. Thực dân Pháp trao tặng Miền Bắc Quê hương cho cộng sản Việt.
Ngày 07.05.1954, Điện Biên Phủ thất thủ. Tin này làm thất vọng chánh phủ Pháp khiến họ quyết định phải chấm dứt chiến tranh Ðông Dương, gồm Việt-Miên-Lào, và có thể phải rút quân khỏi vùng đất này. Do đó, họ đã sớm kết thúc Hội nghị ‘Khôi phục Hòa bình Ðông Dương’ tại Geneva (Thụy Sĩ) đã được khai mạc từ ngày 26.04.1954.
Ngày 20.07.1954, Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự có liên quan, là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhằm chia đôi Quốc gia Việt Nam thành hai nước :
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc cho tới vĩ tuyến 17;
- Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mau.
Hôm sau, ngày 21.07.1954, ban thư ký hội nghị phổ biến bản Tuyên Ngôn Sau Cùng (Final Declaration) trong đó có ghi điều khoản đề cập việc tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7-1956 để thống nhất hai nước Việt Nam. Văn kiện này không mang chữ ký bất cứ đại biểu phái đoàn nào của 9 quốc gia tham dự Hội nghị. Đây chỉ là một bản tuyên ngôn ý định (Declaration of Intent) nói lên ý nguyện hay mong ước của Hội nghị. Về mặt pháp lý, tuyên ngôn không phải là hiệp ước, không có chử ký nên không có giá trị pháp lý và không có hiệu lực chấp hành.
Ðồng thời, trong ngày 21.07.1954, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đã ra tuyên cáo phản kháng sự áp đặt các giải pháp chính trị trong một hiệp định thuần túy quân sự như Hiệp định Đình chiến Geneva này, mà không có sự thỏa thuận và ký kết của phái đoàn Quốc gia Việt Nam. Vả lại, thật nực cười, Tạ Quang Bửu làm gì có tư cách đại diện cho nhân dân Miên và Lào để giải quyết những vấn đề chính trị của họ, chiếu nguyên tắc Dân tộc Tự quyết). Thật đúng, các ‘đỉnh cao trí tuệ’ quốc tế và việt cộng không cách xa nhau lắm. Cũng thế, những kẻ ký Hiệp định này và Hiệp định Paris 1973 đều vô trách nhiệm như nhau vì khi mực chưa khô, hai văn kiện đều bị việt cộng vi phạm, họ đứng đó nhìn. Danh dự còn đâu ! Cần gì danh dự, miễn có tiền là được… Do đó, hết Pháp 1954, rồi Mỹ 1973 và còn dài dài bị Việt cộng gạt.
Sau khi Quê Hương bị chúng và người Pháp chia đôi bởi Hiệp định Geneva 20.07.1954, Miền Bắc rơi vào tay chúng. Nhà nước cộng sản, qua các cuộc cải cách kinh tế, đấu tranh giai cấp, tiêu diệt tôn giáo và nhất là cướp ruộng đất, đã giết hại bao nhiêu người dân vô tội, kể cả cha mẹ chúng. Họ là bọn vô Tổ quốc vì phục vụ Quốc tế Cộng sản, vô gia đình vì giết cha mẹ, vô tôn giáo vì chúng nuôi cái đám công an tôn giáo đàn áp tín hữu sống đạo đúng giáo lý dạy. Do đó, sứ nhiệm tự nhiên của chúng ta là Chống Cộng và nhiệm vụ thiêng liêng của chúng ta là cầu nguyện cho họ sớm tỉnh ngộ đừng nghe theo Tàu cộng khuyên giết đến người Việt cuối cùng, sau khi phải ‘đánh Mỹ là đánh cho liên xô, trung quốc’. Tuy nhiên, người Việt ‘chống cộng’ đã làm gì từ thời Quê hương bị chia đôi cho đến hôm nay, 44 năm sau ngày Miền Nam bị nhuộm đỏ.
III. THỜI KỲ QUỐC GIA VIỆT NAM ÐỘC LẬP.
A.- Quốc trưởng Bảo Ðại cử Thủ tướng toàn quyền Ngô Ðình Diệm.
Trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam’, Quốc trưởng Bảo Đại cho thấy ông rất quý trọng ông Ngô Đình Diệm và đã mời ông này lập chính phủ tới 4 lần và ông chỉ nhận 2 lần :
1.- Lần đầu năm 1933, vì muốn thực hiện chương trình cải cách hầu khôi phục dần chủ quyền Việt Nam, tôi đã đặt ông Diệm vào chức vụ thượng thư bộ Lại, đứng đầu nội các kiêm tổng thư ký hội đồng hỗn hợp Việt Pháp về ‘Canh Tân’ do nhận thấy ông là một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất, Tuần vũ tỉnh Phan Thiết, chỉ mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ…. Vì thấy người Pháp không đáp ứng những yêu cầu của ông về canh tân nên chỉ vài tháng sau, ông Diệm đã từ chức để phản đối, dù vua cố thuyết phục ông tiếp tục. Bất đắc dĩ, vua phải chấp thuận sự từ chức… Lúc đó, Bảo Đại đã chỉ kỳ vọng ở ông Diệm khi viết ‘Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng’.
2.- Lần thứ tư và cũng là lần chót ngày 18.06.1954 khi hội nghị Genève đang khai diễn, Quân đội Pháp thất thủ Ðiện Biên Phủ gây viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho giải pháp Bảo Đại và phe Quốc Gia, Quốc Trưởng lại một lần nữa tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông đã thuật lại đầu đuôi câu chuyện như sau:
« …Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:
– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
– Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
–Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây Thánh Giá. Trước Thánh Giá tôi bảo ông ta:
– Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh Giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề. »
Như vậy, thật rõ ràng, Quốc trưởng đã ủy nhiệm cho ông Diệm chức vụ Thủ tướng toàn quyền vì sự thông minh liêm khiết của ông Diệm, môät Kitô hữu đạo đức, dự định đi tu. Nhưng, do lòng ái quốc, ông Diệm không có quyền từ chối trách nhiệm mình vì sự tồn vong của Việt Nam. Sự toàn quyền đó là để ông Diệm bảo vệ Quê hương và Dân tộc để chống lại bọn Cộng sản, tức ‘chống cộng’, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp, tức ‘chống thực dân’.
Ngoài những đức tính mà Vua Bảo Ðại kể ra để tiến cử vào sứ vụ Thủ tướng toàn quyền, ông Diệm đã có một quá trình học tập và lãnh đạo hành chính qua các chức vụ từ thấp đêÙn cao : Năm 1913, lúc 12 tuổi, ông thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương trình tổng hợp Việt-Pháp ngữ. Năm 1917, ông đỗ hạng nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học. Vì tuổi trẻ mà đạt thành tích cao, nên chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối.
Năm 1918, ông được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. Năm sau, ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, tương tự với Học viện Quốc gia Hành chánh. Trong ba năm học, ông luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp và đã tốt nghiệp thủ khoa.
Sau khi tốt nghiệp trường Hậu Bổ, năm 1921, ông Diệm nhậm chức Tri huyện Hương Trà, Hương Thủy và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1926, ông được thăng Quản đạo Ninh Thuận. Năm 1930, vừa tròn 29 tuổi, với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết.
Trước khi trở thành Thủ tướng, ông Diệm đã có thời gian tìm hiểu hoạt động chính trị và nghị trường tại các nước dân chủ Aâu-Mỹ.
Ngày 16.06.1954, họp báo ở Paris, ông Diệm tuyên bố : « một nền hòa bình lâu dài và trù phú đặt trên một nền tảng Quốc gia Ðộc lập và Dân tộc Tự do. Chỉ có một cuộc chuyển hướng chính trị mới mẻ, mới có thể đưa đến mục đích đó ». Ngày 26.06.1954, khi đặt chân xuống Sài Gòn, ông Diệm nói ông về là để ‘cứu vãn tình thế, thực hiện hòa bình với sự Thống nhất Lãnh thổ và Chủ quyền Quốc gia, hoàn bị một nền hòa bình trong Tự do, trong sự tôn trọng Nhân phẩm và Gia đình. Vì chỉ nền hòa bình ấy mới phù hợp với nguyện vọng của đồng bào là an cư lạc nghiệp trong một xã hội Công bình và Dân chủ’.
Trong bản Hiến pháp Đệ Nhất Cộng hòa, công bố ngày 26.10.1956, ở Thiên Thứ Nhất, mục Điều Khoản Căn Bản, Điều 2 có ghi: « Chủ quyền thuộc về toàn dân ».
Sau đó, ông đi Hà nội để xem xét tình hình và tiếp xúc chánh khách miền Bắc hầu mời tham gia chính phủ và Nội các được trình diện quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954, Thủ tướng Diệm tuyên bố : « Quốc dân mong mỏi công lý và an ninh. Quốc dân có thể tin cậy ở chính phủ tôi để tổ chức một nền hành chánh và tư pháp công minh và liêm chính. Quốc dân khát vọng những tự do và dân chủ. Chính phủ sẽ xây dựng một Quốc gia dân chủ có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với dân chúng ». Sau đó, ông bắt tay làm việc :
a. Công cuộc chống cộng.
- Tổ chức Di cư 1954 là hành trình ‘bỏ phiếu bằng chân’ mà gần một triệu đồng bào Miền Bắc từ chối hế độ cộng sản, bỏ nhà cửa, chấp nhận khủng bố buộc ở lại để đi tìm tự do ở Miền Nam. Chính phủ Ngô Ðình Diệm nhanh chóng hoàn tất các công tác : Tiếp đón, Tạm cư, An cư và Công ăn Việc làm cho đồng bào di cư.
- Tố cộng và diệt cộng là quốc sách được ông Diệm lưu tâm ngay. Dù Hiệp định Genève buộc tất cả du kích quân việt cộng phải tập kết hết về Bắc, nhưng do ngoan cố và thiếu thức ăn ở đó, cộng đảng đã gài chúng ở lại để chờ lịnh khủng bố, phá hoại và giết người. Do đó, bắt đầu từ năm 1955, việc truy tìm và tiêu diệt các phần tử này được phát động.
Chiếu Điều 7 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 ghi ‘những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp’, Luật 10/59 ngày 06.05.1959, về trị an, nhằm ‘trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, tính mạng và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt’.
- Ngoài ra, Ấp Chiến lược là một quốc sách khác được hình thành từ năm 1961 để bảo đảm an ninh cho đồng bào, chống khủng bố bởi du kích quân cộng sản.
C. ‘Biết mình, biết người. Trăm trận, trăm thắng’
Khi vào Trường Quốc học Huế, cậu Diệm có dịp quen biết với trò Nguyễn Sinh Cung, lớn hơn cậu mười tuổi và, sau này, đã đổi tên là Hồ Chí Minh. Định mệnh đã xui khiến hai đối thủ chính trị này sớm gặp gỡ nhau, người này biết rõ cá tính người kia và cùng kính trọng lẫn nhau, dẫu quan niệm và phương cách đấu tranh khác biệt. Là một con người ngỗ ngáo, quỉ quyệt và hung tợn, Hồ đã từng giết anh của ông Diệm là Ngô Đình Khôi, sát hại Huỳnh Giáo Chủ của Phật giáo Hòa hảo, nhiều chí sĩ khác như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, điềm chỉ cụ Phan Bội Châu cho Pháp bắt.
Tháng 02/1946, Hồ Chí Minh cho bắt và đưa ông Diệm về gặp ông ở Bắc Bộ phủ. Ông Diệm đã tỏ khí phách can trường trong một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa hai người, qua đó, ông Diệm đã từ chối đề nghị cộng tác với Hồ Chí Minh qua chức vụ Bộ trưởng Nội vụ:
- « Không thể được, ông có chính sách cứu nước của ông, và tôi có chính sách cứu nước của tôi. Ông có cam đoan rằng ông sẽ bỏ thuyết vô sản chuyên chính không? Khắp nơi, cán bộ ông đang thi hành thuyết đó. Họ giết hết các nhà quốc gia chân chính. Họ giết cả anh em tôi ».
Hồ Chí Minh tìm lời chữa mình và nói:
- « Tôi không hay biết gì cả. Nước đang lâm cảnh loạn ly. Xin ông ở lại với tôi để cùng nhau chống Pháp ».
- « Ông biết tôi là ai không? Tôi không phải hạng hèn nhát ».
- « Không, ông không hề hèn nhát ». Họ Hồ vội vàng nói đỡ
- « Vậy thì để cho tôi đi ». Và Hồ Chí Minh để ôngï Diệm ra đi. (Trích Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, số 118).
Đây là trận đấu cân não giữa một bên là Chủ Quyền Dân Tộc và một bên là chủ quyền của vô sản quốc tế. Ông Diệm biết rõ ông Hồ là tay sai của Cộng sản Quốc tế không hề có ý thức về chủ quyền mà chỉ làm việc theo lệnh Liên Xô và Trung Cộng nên ông Diệm đã không sợ chết một khi cần bảo vệ và công khai hóa lý tưởng và con đường đấu tranh mình đang theo.
Lý tưởng bênh vực Chủ Quyền Quốc gia luôn là điểm quy chiếu trong lịch trình hoạt động của chí sĩ Ngô Đình Diệm trong các giai đoạn tranh đấu trước khi nắm được chính quyền. Tháng 2/1948, ông Diệm và các nhân sĩ phe quốc gia gặp tại Sài Gòn để thảo ra một khung đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Sau đó, ông Diệm đến Hồng Kông để cố gắng thuyết phục Bảo Đại ủng hộ kế hoạch này; ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam…
2. Chính giới Hoa Kỳ biết gì về cộng sản mà đòi ‘chống’.
Tổng thống Kennedy đã phải đương đầu với N. Khrushchev trong cuộc khủng hoảng Tây Bá linh (Tây Đức) và thất bại trong vụ đổ bộ Vịnh Con heo (Cuba).
Một hội nghị Genève thứ hai được tổ chức năm 1961-62, quy định tính độc lập và trung lập của nước Lào, nhưng thoả thuận này lại bị cả Hoa Kỳ và Bắc Việt phá vỡ và chiến tranh lại nhanh chóng diễn ra. Lào bị kéo vào Chiến tranh Đông Dương lần hai (1954-1975). Việt cộng sử dụng vùng cán xoong của Lào làm đường vận chuyển hậu cần và chuyển quân từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam. Do bị thất bại này, Harriman trở thành diên và thù ghét ông Diệm vì vị Tổng thống thấu hiểu cộng sản và đã chống lại sự trung lập hóa này.
IV.- ÔNG NGÔ ÐÌNH DIỆM QUÝ TRỌNG SỰ SỐNG NGƯỜI VIỆT.
A. Trường hợp Hà Minh Trí, sinh năm 1935 tại Nghệ An, với tên Phan Văn Điền, rồi đổi thành Đinh Văn Phú, khi lưu lạc Vũng Tàu và được nuôi bởi một cán bộ Việt Minh. Sau năm 1954, ông không tập kết ra Bắc mà bí mật ở lại miền Nam hoạt động với tư cách là một tín đồ và là thành viên của lực lượng vũ trang Cao Ðài ly khai.
Tháng 10/1956, ông dự định ám sát Tổng thống Diệm khi đến Tây Ninh nhưng do không nắm chính xác ngày kinh lý nên không thực hiện được. Sau đó, ông lại định ra tay vào đêm Chúa Giáng Sinh 1956 tại Nhà thờ Chính tòa Ðức Bà Sài Gòn, nhưng kế hoạch lại bất thành do lịch trình Tổng thống đột ngột thay đổi, chuyển sang đi dự Thánh Lễ ở khu trù mật Ðức Huệ.
Ngày 22.02.1957, Đinh Văn Phú, mang căn cước tên Hà Minh Trí, một thương gia Tây Ninh đếân dự ‘Hội chợ kinh tế Cao Nguyên’ tổ chức ở Ban Mê Thuột, do Tổng thống Ngô Đình Diệm đến dự khai mạc. Ông Phú, trong bộ trang phục cải trang, đã tiến gần hàng rào bảo vệ, chỉ cách vị trí Tổng thống đứng chưa đầy 20 thước. Khi tất cả chuẩn bị chào cờ, ông nổ súng vào mục tiêu đã định. Tuy nhiên, súng chỉ nổ 2 phát thì bị hóc chỉ trúng Bộ trưởng Cải cách Điền địa Đỗ Văn Công. Hắn nhanh chóng bị lực lượng an ninh bắt giữ.
Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn để thẩm vấn. Nhưng, do tung tích tương đối kín, ông chỉ khai là người của Cao Ðài, muốn ám sát ông Diệm để trả thù vì chính phủ đã đàn áp đạo Cao Ðài. Do đó, hắn bị giam đặc biệt Sài Gòn với chế độ khá ưu đãi như một tù nhân chính trị đối lập. Tháng 10/1963 thì bị giải ra Côn Ðảo và được trả tự do ngày 10.03.1965. Năm 2005, ông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
B.- Nghĩa cử cao thượng của vị Tổng thống Ðệ nhất Việt Nam :
Ông Cao xuân Vỹ, Thủ lãnh Thanh niên Cộng hòa (một Tổ chức dân sự ủng hộ chế độ) có tường thuật :
« Khi đảo chính 01.11.1963 khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi nghe điện thoại và trình với Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ Tổ Quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».
Đúng, đối với ông Diệm chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần dần của Miền Nam. Ông còn nói ‘Quân đội là để bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng thống’. Tiếp đó, ông Diệm bảo ông Vỹ liên lạc với ông Trương vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu triệu tập Quốc hội để ông ra từ chức trước Quốc Hội, hòng tránh cảnh đổ máu. Ông Vỹ gọi ông Lễ 4 lần nhưng không gặp. Ngoài ra, thật vậy, khi quân đội bị chia rẽ, khi chính nghĩa bị hy sinh, khi đất nước mất người lãnh đạo anh minh, tài đức, để giao tiền đồ Tổ Quốc vào tay những con người kém tài đức, phản loạn, thì trước sau gì cũng mất về tay cộng sản miền Bắc tháng 4/1975.
{Lúc đó, ngoài Lữ đoàn xin lên tấn công hành dinh phe đảo chính, còn có một đại đội biệt kích Lực lượng Đặc biệt vừa hành quân ở Tây ninh về đến Sài gòn báo cáo lực lượng phòng vệ các tướng đảo chính yếu, nên xin phối hợp với 2 tiểu đoàn Lữ đoàn Phòng vệ Tổng thống phủ đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tổng Thống không chấp thuận.}
C. Những lý do biện minh cho việc dàn xếp đôi bên Nam-Bắc:
1) Hai miền Nam-Bắc nội chiến. Miền Nam được khối Tự Do viện trợ; miền Bắc được các nước cộng sản chi giúpï. Bên này tăng viện thì bên kia cũng tăng viện; mức độ chiến tranh sẽ lớn dần, trở thành khốc liệt thì chỉ có nước Việt Nam và dân Việt Nam phải chịu thiệt hại, chứ các nước viện trợ có thiệt thòi gì đâu.
2) Ông Diệm không muốn lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, nhất là sự hiện diện quân tác chiến trên đất Việt độc lập. Sự kiện đó làm miền Nam mất Chính Nghĩa, tạo cho miền Bắc hô hào ‘đánh cho Mỹ cút’. Các chính sách Tố Cộng, Diệt Cộng và Chiêu Hồi từ thời 1955-1958, đã gây cho cộng sản thiệt hại nặng nề. Theo Văn Tiến Dũng, trong ‘Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước’ trang 16, thì trong vòng 3 năm từ 1955-1958, con số thiệt hại lên đến 90%, từ 60.000 cán binh công sản, xuống còn 5.000. Do đó, ông Diện rằng, với Quốc sách Ấp Chiến Lược, Việt Nam Cộïng hòa nắm chắc phần thắng mà không cần quân tác chiến Mỹ.
3) Năm 1956, Hồ Chí Minh kêu gọi Tôång Tuyển cử Thống nhất Ðất Nước, nhưng ông Diệm từ chối vì :
- không có qui định trong Hiệp định Gevèvre 20.07.1954;
- tuyển cử khi đó, còn hơn bây giờ, bị áp lực cộng đảng khắp nơi.
Những năm 1962-1963, các cơ sở nằm vùng hầu như là tê liệt hoàn toàn, người dân miền Bắc thiếu ăn nên chán ngán chế độ cộng sản rồi. Hồ Chí Minh là con người xảo quyệt; khi ở thế yếu, sẽ dùng chiêu bài hòa hợp, đoàn kết dân tộc để cứu vãn cộng đảng. Nhưng sau đó, ông sẽ tìm mọi cách để tiêu diệt đối thủ của ông.
D.- Tổng thống Ngô đình Diệm chủ trương để hiệp thương với Miền Bắc phải có 6 giai đoạn:
– Bắt đầu bằng việc cho dân hai Miền trao đổi thư tín tự do;
– Rồi cho dân đi lại tự do giữa hai Miền;
– Cho dân hai Miền được tự do chọn định cư sang bên kia, nếu muốn;
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn;
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương;
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Ông Ngô đình Nhu dự tính : Nếu cho người dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của Miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở Miền Nam. Vì vậy ‘mình’ phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số Miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số Miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở Miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát Quốc tế thì chắc mình sẽ thắng.
Ð.- Dự kiến hiệp thương nẩy mầm.
Năm 1962, sau khi dự lễ đăng quang của Quốc vương Maroc, ông Ngô đình Nhu đã đến Paris gặp ông A. Pinay, đại diện Tổng thống Charles De Gaulle, để bàn chuyện hiệp thương với Hồ chí Minh, với sự hiện diện của Giáo sư Bửu Hội, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Rabat (Maroc), từng là cố vấn cho ông Hồ. Nên trong việc này, có thể nói ông Bửu Hội có vai trò cũng quan trọng không kém ông Nhu. Nhiều phiên họp đã diễn ra cả tháng vì Hồ chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng thống De Gaulle giúp. Ông biết ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập hóa Đông dương vì hận Mỹ đã ‘hất cẳng’ Pháp và xin Tổng thống Pháp can thiệp để tiếp xúc với Sài gòn. Tổng thống Pháp rất sốt sắng trong việc này.
Ð.- Tiến trình Hòa bình dự định bắt đầu.
Sự giao thiệp thương thảo bí mật giữa ông Ngô đình Nhu với Cộng sản Hà nội nhằm thúc đẩy hai miền Nam-Bắc Việt Nam để tránh một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung quốc. Chúng dạy bọn cộng sản Việt cứ giết nhau đến người Việt cuối cùng.
Để mở đầu cuộc thuơng thảo, Việt Nam Cộng hòa đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng sản Hà nội nếu họ đồng ý tuyên bố đứng trung lập như miền Nam và đồng tham gia khối ‘Các Nước Không Liên Kết’ do Ấn độ đứng đầu. Qua sự trao đổi thuơng mại với miền Bắc, chính phủ Sài gòn cam kết sẽ cố gắng giúp đồng bào miền Bắc thoát khỏi tình trạng đói kém do đang phải sống bằng hiện vật chu cấp mọi thứ bởi Bắc kinh. Họ lưỡng lự trước đề nghị yêu nước, thương đồng bào, nhưng thật táo bạo này của ông Nhu vì biết rõ những cam kết mà Việt Nam Cộng Hòa đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp định Geneva 1954.
1. Với sự tiếp tay và bảo đảm bởi các vị thuộc ngoại giao đoàn.
Tháng 9/1962, Hồ chí Minh nói với Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Ấn độ là muốn bắt tay với Diệm được coi là một người ‘yêu nước theo kiểu ông ta’ (Il est, à sa manière, un patriote). Phạm văn Đồng gợi ý là Đại diệûn Pháp ở Hà nội Jean François de la Boissière nên viếng thăm Sài Gòn. Tổng thống Diệm, khi bàn cãi với Đại sứ Pháp, không dứt khoát bác triển vọng một giải pháp hoà bình. Những người cầm quyền Sài Gòn muốn Pháp đặt nhịp cầu đó, nhưng Á đông vụ Bộ Ngoại giao không muốn làm tăng thêm sự căng thẳng giữa Mỹ và ông Diệm hầu buộc Việt Nam Cộng hòa phải hoàn toàn phục vụ những mục tiêu của Washington.
Đại sứ Roger Lalouette là một nhà ngoại giao lão luyện, rất rành về những vấn đề Việt Nam. Ông biết một hành động quá lộ liễu sẽ làm ông Diệm bị thay thế rất nhanh để nhường chỗ cho một chính phủ hoàn toàn theo đường lối của Washinton. Nên ông quyết định trao sứ vụ cho Đại sứ Mieczyslaw Maneli, Trưởng phái đoàn Ba lan trong Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Đình chiến tại Việt Nam, với một kế hoạch ba giai đoạn cho Việt Nam : mở cuộc đối thoại giữa Hà Nội và Sài Gòn; đặt những trao đổi kinh tế và văn hoá; tổ chức những cuộc hội đàm về chính trị. Maneli đã chuyển tin ra Hà Nội nơi mà ông đi và về.
Đầu tháng 7/1963, ông cho biết khi gặp Thủ tướng Phạm văn Đồng và Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy : « Tôi hỏi nên làm gì nếu Ngô đình Nhu mời tôi tới nói chuyện ». Họ trả lời ‘nhận gặp và lắng nghe’. Tôi lại hỏi họ có muốn tôi nói gì. Họ đáp ‘Tất cả những gì đồng chí biết về lập trường của chúng tôi trong sự trao đổi và hợp tác kinh tế và văn hóa. Một điều chắc chắn là Mỹ phải rút đi. Trên cơ sở chính trị ấy, chúng tôi có thể thương lượng bất cứ điều gì’. Maneli hỏi thêm về khả năng một chính phủ liên hiệp ở miền Nam hay một hình thức liên bang Bắc Nam, ông Đồng trả lời ‘Trên cơ sở độc lập và chủ quyền của Việt Nam, mọi điều đều có thể thương lượng. Hiệp định Genève đã đặt ra nền tảng pháp lý và chính trị : không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ đất nước chúng tôi. Như thế, chúng tôi có thể đi tới thoả thuận với bất luận người Việt Nam nào ». Miền Bắc sẵn sàng cung cấp than đá không đặt điều kiện nào với giá rẻ để đổi lấy gạo, thực phẩm và cao su, để đối phó với một cơn hạn hán trầm trọng, đồng thời, có thể thoát khỏi viện trợ từ Trung cộng.
Ngày 01.06.1963, Roger Lalouette thông báo cho Tổng thống Diệm những điều mật mà Maneli thâu thập được. Điện Élysée (Tổng thống phủ Pháp) cũng được thông báo về thành quả này và họ không tỏ dấu hiệu chống Lalouette tiếp tục làm chuyện đó. Ngày 25.08.1963, trong cuộc tiếp tân của Quyền Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trương Công Cừu, các Đại sứ Lalouette (Pháp, d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn độ) và Đức Khâm sứ Salvatore Asta (Tòa Thánh) đã giới thiệu ông Maneli với ông Nhu. Ông Nhu vui vẻ mời ông Maneli thu xếp để gặp nhau. Ngày hôm sau, văn phòng ông Nhu đã liên lạc và hẹn cuộc gặp vào sáng ngày 02.09.1963.
Sau cuộc gặp gỡ này tại dinh Độc Lập, ông Maneli cho biết ông Nhu đã nói, trong khoảng hai giờ, về chủ nghĩa Cần lao Nhân vị, chính sách Ấp chiến lược, thành quả của Việt Nam Cộng hoà v.v… Còn về vấn đề hiệp thương giữa hai Miền, ông Nhu có ý như sau: « Tôi không chống lại việc đàm phán và hợp tác với miền Bắc, và như ông biết, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã đề nghị với tôi. Ngay trong những trận giao tranh tàn ác nhất, người Việt Nam cũng không quên ai là người Việt, ai là ngoại quốc. Nếu bắt đầu đối thoại trực tiếp, thì có thể tiến tới xích lại gần. Ủy hội quốc tế, cũng như bản thân ông, sẽ đóng vai trò tích cực ở đây… Trong tương lai gần, tôi không dự liệu điều gì dẫn tới nói chuyện trực tiếp, nhưng sớm muộn có thể sẽ hé ra khả năng… ». Như vậy ông Nhu chưa có một ý để đi xa hơn nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo cộng sản Hà Nội.
Ngày 20.10.1963, khi tiếp đoàn Đại biểu Viện Kiểm soát Tối cao Liên xô, Hồ chí Minh tuyên bố: « Để hoà bình vãn hồi ở miền Nam Việt Nam hiện nay, chỉ có một cách là Đế quốc Mỹ phải rút khỏi nơi đây, vấn đề miền Nam Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự gỉai quyết, như hiệp định Geneva đã quy định ».
2. Ông Ngô đình Nhu gặp ông Phạm Hùng.
Ông Ngô đình Nhu là nhân vật rất thâm cứu về Trung quốc nên muốn thương thảo với Cộng sản Hà nội nhằm thúc đẩy hai miền Việt Nam tránh khỏi một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung quốc. Từ năm 1962, chính phủ Kennedy đã ép Tổng thống Diệm phải nhận lính tác chiến Mỹ vào nước Việt Nam. Sự hiện diện này khiến cộng sản Hà nội tuyên truyền ‘Miền Nam đang bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, chúng ta phải hy sinh để giải phóng’. Sự lường gạt có hiệu lực rất mạnh trên trên các thiếu niên như chúng ta đã chứng kiến trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968. Trái lại, những lính Mỹ, sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, bị buộc phải đi quân dịch và rời cha mẹ, bạn gái… để đến một nước xa lạ. Họ rất bất mãn.
Năm 2012, ông Cao xuân Vỹ, người đã tháp tùng ông Nhu bí mật gặp Phạm Hùng, đảng viên cao cấp cộng đảng, tại khu rừng Tánh linh (Bình tuy), đã kể : « Chúng tôi cùng đến Quận Tánh linh, nơi đây có một vùng do cộng quân kiểm soát. Khi đầu, tôi tưởng là đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi, ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét để gặp Phạm Hùng. Sau này, khi ông Vỹ hỏi, ông Nhu chỉ tiết lộ về Ấp Chiến lược. Họ rất sợ chương trình này. Ai chủ trương và để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59 ».
Có một điều trớ trêu là Mỹ đã có ý đồ tiếp xúc với Bắc Việt từ năm 1962. Trong quyển ‘Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963’, Tiến sĩ Sử học Phạm Văn Lưu cho biết : ‘Tháng 7/1962, ông Kennedy đã chỉ thị cho Harriman, trưởng phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Geneva về Lào, phải bí mật gặp ngoại trưởng Bắc Việt, Ung Văn Khiêm, để thảo luận về vấn đề Việt Nam, kể cả việc mở một hội nghị khác, bàn về trung lập hóa Việt Nam, để có lý do rút chân ra khỏi vùng đất này; nhưng Harriman đã hoàn toàn thất bại. Điều này cho thấy, Mỹ muốn đóng vai chính trong vấn đề thương thảo với Bắc Việt.
Sáng mùng một Tết Quí Mão (1963), những Đại sứ thành viên Ngoại giao đoàn có nhiệm sở tại Sài gòn khi đến Dinh Tổng thống để chúc Năm Mới, đã lưu ý đến một cành đào lớn có đính danh thiếp ghi ‘Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ chí Minh tặng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm’. Cành đào này được gởi qua trung gian Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến và được nhận về bởi Đại úy Lê Châu Lộc, tùy viên quân sự Tổng thống. Tại sao Hồ chí Minh đã tỏ thiện chí như vậy?
V.- CÁO TRẠNG NGỤY BIỆN GIẾT NGƯỜI.
Mỹ và bọn tay sai đã tạo nên những lý do này để giết ông Ngô Ðình Diệm và tiêu diệt Ðệ nhất Việt Nam Cộng hòa khiến để Hồ Chí Minh mừng ‘hết lớn’ khi hay tin này và hét to ‘Bác cháu sẽ thắng’ và hắn phải công nhận ‘Ông Diệm là người yêu nước theo các của ông’, tức chẳng những không theo mà còn Chống Cộng. Vô phước cho Dân tộc Việt, ngày 30.04.1975, Sài Gòn phải mang tên kẻ chết. Ngày nay, người Mỹ gốc Việt nghĩ gì thưởng lãm Obama và Trump tay bắt mặt mừng với Nguyễn Phú Trọng…
A. Gia đình trị.
Trong thời gian chấp chánh, ông Diệm có 3 anh em :
- Ðức cha Ngô Ðình Thục, Tổng Giám mục Huế, do Ðức Thánh Cha bổ nhiệm;
- ông Ngô Đình Nhu, sát cánh với Tổng thống trong việc soạn thảo chính sách. Người ta gọi ông là Cố Vấn, dù không có văn thư bổ nhiệm. Ông là người uyên bác như mọi người biết. Do lòng yêu nước, ông giúp anh mình thành công là ưu điểm của gia đình Việt Nam;
- ông Ngô Đình Luyện là Ðại sứ Việt Nam tại Anh Quốc do Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm trước khi ông Diệm về chấp chánh;
- Ông Ngô Đình Cẩn ở nhà chăm sóc mẹ, người ta gắn cho ông danh ‘Cố vấn các đoàn thể Miền Trung’. Chức vị này không ai bổ nhiệm, không ăn lương và không văn phòng làm việc. Chính các tướng tá (Trần Văn Đôn, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Chuân… tự mình đến quỵ lụy khi nhận đơn vị mới, hay công chức cao cấp (Nguyễn Đôn Duyến, Hồ Đắc Khương) đặt ra để nhờ cậy, xin xỏ và, cuối cùng, để vui lòng Thích Trí Quang, chúng đã lên án tử hình và xử bắn ông. Chúng là tàn dư phong kiến do thực dân Pháp đào tạo và để lại.
[Trong khi bọn Mỹ chỉ trích ông Diệm gia đình trị mà không nhìn tại Hoa Kỳ, Kennedy đắc cử tổng thống, cử em là Robert làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, có ai nói là gia đình trị đâu.]
B. Độc tài, độc đoán,
Khi về nước chấp chính, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện ước muốn đoàn kết các đảng phái quốc gia chân chính, để xây dựng một nước Việt Nam độc lập và dân chủ, đã mời lãnh đạo các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo tham chính. Với các đảng phái, ông Diệm trao cho Việt Nam Quốc Dân Đảng quyền quản trị hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi; còn đảng Đại Việt được trao quyền quản trị tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, các đảng phái miền Nam và các nhân vật kém tài đức, có quá khứ không tốt, phụ họa thêm, để đả kích ông Diệm không mời họ tham chính. Người Mỹ cũng lập luận như vậy để mưu toan gài tay sai của họ và đặt một lý do để lật đổ chính quyền. Những điều gian dối này được việt cộng hoan nghinh vì dân chúng quên đi việc ‘cộng sản độc đảng’. Việt Nam là một nước nhỏù, nhưng lại có quá nhiều đảng phái. Trong thế kỷ 20, chỉ tính các đảng lớn thì cũng có hàng chục đảng phái.
3) Kỳ thị tôn giáo.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm xác tín ‘Tôn giáo không thể nào đi đôi với cộng sản. Nơi nào Tôn giáo phát triển mạnh thì nơi đó cộng sản khó có đất sống’.
a. Ðối với Công Giáo : Vụ Chủng Viện.
Năm 1958, ông Diệm ban hành Qui chế Tư thục, các chủng viện đào tạo Linh mục, trước đó, được tự do sinh hoạt và giảng dạy theo chương trình ấn định bởi Giáo hội. Nay, bị xem như ngang hàng với trường tư thục và đặt dưới quyền kiểm soát và thanh tra của Nha Tư thục Bộ Quốc gia Giáo dục. Do đó, nhiều Linh mục các Ðịa phận (danh từ trước 1960, khi chưa thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam) họp nhau phản đối.
Trước hết, các cha đến gặp Ðức cha Ngô Ðình Thục, nhưng Ngài đồng ý với ông Diệm. Các cha lại kêu gọi giáo dân biểu tình, nhưng giáo dân không muốn phiền hà tới vị Tổng thống Công Giáo và đạo đức. Các cha cũng đến trình vấn đề với Tòa Khâm sứ, Ðức Khâm sứ có can thiệp, nhưng ông Diệm vẫn giữ lập trường.
Cuối cùng, các cha xin triều yết Tổng thống, ông Diệm chấp thuận. Phái đoàn do cha Joseph dẫn đầu. Trước khi gặp Nguyên thủ Quốc gia, các cha rất hăng hái biện luận. Khi gặp mặt, ông Diệm mời các cha phát biểu ý kiến trước, nhưng không có bao nhiêu lời. Ông Diệm vắn tắc ‘Giáo hội ở trong Quốc gia, chứ không phải Quốc gia trong Giáo hội’. Ông Diệm nhìn ông Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục và nói vu vơ : « Anh không hiểu luật lệ gì cả. Anh phải chỉ vẽ cho người ta. ». Nói đúng ra, thì ông nói xéo các Linh mục đang hiện diện trước mặt ông.
Kitô hữu Gioan Baotixita Ngô Ðình Diệm dư biết Giáo Hội Công Giáo nước Việt biết cách tự quản và tự túc. Người cũng thấu hiểu sự đồng tiến Công bằng giữa các Tôn giáo tạo Hòa bình cho ‘Quốc Dân đồng bào’. Tuy nhiên, lòng tham chúng sinh, dù ngụy danh ‘tu’, vẫn không giới hạn… cho đến khi nhà nước ‘đỏ’ cai trị… thì khóc than.
b. Vấn đề Quốc kỳ và đạo kỳ.
Trong một lần kinh lý, ông Diệm, từ trên phi cơ, nhìn xuống thấy treo cờ Tòa Thánh (trắng và vàng), đã không rời phi cơ cho đến khi vị Tỉnh trưởng phải thay tất cả các cờ đó bằng Quốc kỳ Việt Nam. Do đó, Bộ Nội vụ đã có Nghị định số 78/1957 và số 189/1958 qui định việc treo cờ các tôn giáo (nhắm vào Công Giáo nhiều hơn) đã được qui định bởi Nghị Định số 78 (năm 1957) và Nghị Định số 189 (năm 1958). Ngoài ra, ại thêm một sắc lệnh đầu năm 1962 của Phủ Tổng Thống, nhắc nhở quần chúng tôn trọng Quốc Kỳ.
Lần khác, ông Diệm thấy cờ Phật giáo được treo cao hơn Quốc kỳ. Một người chết vì Chính nghĩa Quốc gia làm sao có thể chấp nhận sự kiện đó, nên ông Diệm đã mời Ðức Khâm sứ, Ðại diện Ðức Thánh Cha cạnh các Giám mục Việt Nam, để trình bài ý kiến. Bên Phật giáo, ông Mai Thọ Truyền được mời đến với cùng lý do.
c. Phật giáo được đối đãi tốt thời Đệ I Cộng hòa. Học bổng được cấp dễ dãi cho các tăng sĩ du học, như Thích Quảng Liên, Thích Nhất Hạnh… Ông Mai Thọ Truyền nhận được hai triệu bạc của phủ Tổng Thống để xây cất các cơ sở Phật giáo như chùa Xá Lợi. Khu đất rộng rãi mà chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc hiện nay là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra lệnh cho Bộ Tài chánh bán cho Phật giáo với giá tượng trưng một đồng Việt Nam. Sự việc này đã được tác giả Nguyễn Văn Minh đưa ra bằng chứng và nhân chứng trong tác phẩm ‘Dòng Họ Ngô Đình: Giấc Mơ Chưa Đạt’.
Ông Đoàn Thêm, Phật tử, Phó Đổng lý Văn Phòng, viết trong ‘Việc Từng Ngày’, trang 350, và đã kể : « Hai Mươi Năm Qua, 1945-1964, thì từ 1954 đến đầu năm 1963, toàn quốc có 4.766 ngôi chùa mà trong đó có 1275 chùa mới xây cất và 1295 chùa được trùng tu. Con số này so với nhà thờ Thiên Chúa Giáo, thì nó lớn hơn rất nhiều. Lễ Phật Đản năm 1960, được tổ chức rất trọng thể, có xe hoa rước đuốc. Lễ Phật Thích Ca thành đạo, được tổ chức khắp nước năm 1961. Lễ Phật Đản được tổ chức trọng thể tại chùa Xá Lợi năm 1962. Trong các buổi lễ này Phật tử được tự do tham dự, cờ xí treo khắp nơi.
Chiều ngày 01.11.1963, trước khi rời Dinh Gia Long, giữa các Sĩ quan tùy viên, Tổng thống Diệm đã chọn (bằng cách đẩy chiếc cặp) Ðại úy Ðỗ Thọ, Phật tử, cháu Ðỗ Mậu, phe đảo chính. Lý do được cho là vì Ðại úy Thọ độc thân.
d. Như vậy, làm gì có sự Kỳ thị và Ðàn áp Phật giáo.
Thượng tọa Thích Trí Quang, tục danh Phạm Văn Bồng, một đảng viên cộng sản đội lốt tu sĩ, để hoạt động chống phá Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông lợi dụng Phật giáo, hợp tác với Mỹ, mưu cầu quyền lợi cho riêng mình trong việc loại bỏ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tình báo Mỹ thừa biết hắn là cộng sản, nhưng đvẫn sát cánh với hắn hầu miệng thì nói ‘chống cộng’, nhưng hành động thì ‘giúp cộng’ bằng dùng Phật giáo để chống phá các chính quyền Ðệ I và Ðệ II Việt Nam Cộng hòa.
Nhân danh chống công điện số 9159, ngày 06.05.1963 (*) cấm treo cờ Phật giáo ngày Phật Ðản 08.05.1963, các Tu sĩ Phật giáo tụ họp phật tử trước Ðài Phát thanh Huế để đòi phát thanh bài thuyết pháp của Thượng tọa Thích Trí Quang. Giám đốc Đài từ chối vì đã có chương trình phát thanh mừng Lễ của Ðài. Lực lượng An ninh được lịnh giải tán. Ngay lúc đó, một tiếng nổ lớn làm cho 8 người chết, một phụ nữ và 7 trẻ em. Thượng tọa Thích Trí Quang cho rằng những người chết là do xe tăng cán hay lựu đạn của binh sĩ dưới quyền Thiếu tá Đặng Sĩ.
(*)Trong cuộc mạn đàm giữa hai ông Lâm Lễ Trinh và Quách Tòng Đức (năm 2005), ông Đức, Ðổng lý Văn phòng Tổng thống, người có nhiệm vụ phổ biến công điện này, nếu có, cho biết rằng ông hoàn toàn không biết gì về cái công điện số 9159 này. Vậy thì ai là người soạn thảo công điện? CIA (Central Intelligence Agency, Cơ quan Trung ương Tình báo)? Việt cộng? Ai mà biết được!
Tổng thống Richard M. Nixon, trong sách ‘No More Vietnams’, 1985, trang 10 và 65, đã viết: « Vấn đề đàn áp tôn giáo là hoàn toàn bịa đăt… Trong đầu những kẻ đứng đằng sau khủng hoảng là chính trị chứ không phải tôn giáo ».
Cựu hoàng Bảo Đại cũng viết trong cuốn Dragon d’Annam như sau: « Mọi sự đang tiến tốt thì chính phủ gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Các nhà sư được cộng sản giật dây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo… Ai đã xúi giục họ gây loạn ai? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà Nội vào, hay từ Bắc Kinh đến? ».
Ngày 17.02.1964, Nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện Hoa Kỳ, gởi Chủ tịch Ủy ban Nội vụ Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận có những điểm đáng lưu ý trong Bản Phúc trình của Ủy ban Tìm hiểu Sự Thật của Liên Hiệp Quốc:
- Bảy đại diện của Liên Hiệp Quốc gồm những quốc gia lấy Phật Giáo làm quốc giáo, hoặc liên hệ mật thiết với Phật giáo.
- Bản phúc trình đã bị Hoa Kỳ ém nhẹm và chỉ phổ biến rất hạn chế.
- Sau khi đọc bản phúc trình, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ đã đưa ra nhận xét "lời cáo buộc Phật giáo bị đàn áp", thật ra chỉ là sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền man trá".
- Một hệ thống "vọng ngữ" và đầu độc tin tức giữa một số người mệnh danh là tăng sĩ Phật Giáo và báo chí Hoa Kỳ đã lừa gạt nhân dân Hoa Kỳ và thế giới.
- Cuộc đấu tranh gọi là chống Tổng Thống Ngô Đình Diệm "đàn áp Phật giáo" chỉ là một cuộc đấu tranh chính trị có lợi cho Cộng Sản và Hoa Kỳ qua câu nói của Thượng Tọa Thích Trí Quang: "Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đã lật đổ Diệm Nhu". Câu này chứng tỏ Phật Giáo đã bị Thích Trí Quang lợi dụng để làm chính trị. Làm chính trị với khuynh hưóng phục vụ Việt Cộng hay không, chúng ta sẽ thấy rất rõ khi Phái đoàn "Phật Giáo" tham dự hội nghị tại Nhật Bản đã hoàn toàn ủng hộ 6 điều kiện của Mặt trận Giải phóng Miền Nam.
Khi bầu cử Tổng thống năm 1971, ông Dương văn Minh tranh cử với ông Nguyễn văn Thiệu và vấn đề ông Diệm chết được đặt ra. Ông Minh nói ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em ông Diệm : « Thiệu, lúc đó là một đại tá tham gia đảo chánh, đã không đem quân vào dinh Tổng thống đúng thời điểm để ngăn chận họ trốn thoát ». Nếu 2 ông bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết.
Đồng thời, một quyển sách tựa đề ‘Làm Thế nào để Giết một Tổng thống’ xuất hiện, giúp chúng ta có giải đáp cho những thắc mắc vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế đêm 08.05.1963 :
1./ Tại phiên tòa xử Thiếu tá Đặng Sĩ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3. Giả thuyết M26 đã bị loại và MK3, dù các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ, nhưng tác dụng không thể nào gây con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.
Năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn Tiểu đoàn 1/3 Sư đoàn I Bộ binh, cho biết sự thật. Năm 1965, miền Trung đang sôi động trong ngọn lửa Phật giáo đấu tranh. Nhân một cuộc trò chuyện tình cờ bắt qua chuyện Phật giáo lúc đó, ông Scott nói với Đại úy Bửu đại ý ‘Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này’ vì không tạo đủ yếu tố để thành công như năm 1963. Tuy có khí giới tinh thần, nhưng không được đồng minh ủng hộ : Hoa kỳ không giúp đỡ Phật giáo nữa. Vụ 1963 thì tôi biết rõ’. Đại úy Bửu hỏi : « Năm 1963, ông ở đâu? ». Scott nói: « Tôi hiểu rõ Phật giáo có thể còn hơn các anh. Tháng 05/63 tôi ở Đà nẵng và đến Huế một ngày trước khi xảy ra vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế. Chỉ người ngây thơ tin Việt cộng gây ra vụ nổ đó. Tội nghiệp cho Thiếu tá Sĩ đang ở tù vì bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử. Người ta tin đó là tiếng nổ của Plastic Việt cộng hay lựu đạn của chính quyền Việt Nam? Đó là một chất nổ đặc biệt của CIA…
Khi làm Thủ tướng, Tướng Nguyễn Khánh muốn làm hài lòng Thích Trí Quang, nên đã dùng ‘Tòa án Cách mạng’ để tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn cùng Trung úy Phan Quang Đông và cả hai bị xử bắn ngày 09.05.1964. Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Sĩ, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn. Chiều hôm đó, ông Khánh sai Tướng Nguyễn Cao đến gặp Đức Cha Nguyễn văn Bình, Cha Trần tử Nhãn, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình ông Đặng Sĩ cho biết : ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, ông Sĩ sẽ được trả tự do’.
Ngoài ra, ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An ninh Quân đội. Buổi chiều, ông được đưa đến gặp Thiếu tướng Đỗ Mậu để vị tướng này nói ‘Anh khai cho ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’.
Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian... Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sĩ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.
Nội vụ bị bại lộ, Tín hữu Công Giáo biểu tình, Hội đồng Quân nhân Cách mạng bắt Tướng Mậu rời khỏi Nha An ninh Quân đội.
VI.- CHẤM DỨT TRÁCH VỤ CHỐNG CỘNG
Sau ngày đảo chánh, các Sĩ quan Tùy viên phải trả lời những câu hỏi « Có thấy người đàn bà nào vào phòng riêng của Tổng thống Diệm? Tổng thống Diệm có ‘giao du’ với Bà Nhu không? ». Ðại úy Lê Công Hoàn, phục vụ cạnh Tổng thống Diệm 5 năm đã trả lời viết trên giấy: « Tôi quả quyết không bao giờ có chuyện như vậy, nếu có mà tôi bảo là không, tôi xin chịu mất đầu ».
Vậy thì sự tương quan nếp sống gia đình hàng ngày giữa vợ chồng ông Nhu và Tổng thống Diệm ra sao?
Tổng thống Diệm ở trong một căn phòng riêng, ngủ trên tấm đi văng gỗ. Mỗi tối, ông già Ẩn chăng màn, sáng sớm lại tháo gỡ. Ông Diệm dùng bữa ăn ngay nơi này. Ông vẫn ăn một mình, trừ những buổi tiệc tùng. Đối với gia đình ông Nhu thì ông Diệm sống một thế giới riêng. Rất ít khi Tổng thống ăn cơm chung với gia đình ông Nhu, nhưng vẫn dùng món ăn riêng của ông. Đầu bếp của Tổng thống Diệm thì rất nhàn hạ. Sáng ông điểm tâm bằng cháo trắng với dưa chua hoặc cá thu kho. Trưa ông không mấy khi ăn cơm mà chỉ dùng trái cây hoặc rau xà lách trộn dầu hoặc súp lơ, cải bắp luộc. Bữa chính của ông là bữa tối. Thứ cơm mà ông dùng là gạo lứt đỏ. Thông lệ, mỗi sáng, Sĩ quan Tùy viên đem vào phòng một xấp báo đủ loại. Ông vừa đọc vừa ăn điểm tâm.
Vài hôm sau 01.11.1963, ông ông Võ Văn Hải lập biên bản trao cho đại úy Đặng Văn Hoa, chánh văn phòng tướng Đôn số tiền của Tổng thống Diệm giao cho Hải cất giữ. Nơi hai trang cuối cùng hồi ký ‘Việt Nam Nhân Chứng’, Trần Văn Đôn có ghi rõ Hải đã trao hai số bạc mặt 2.390.000 đồng và 6.297 Mỹ kim, Dương Văn Minh lấy 6.000 đô và chia cho Trần Thiện Khiêm 297 đô. Số bạc Việt Nam được phân phát cho Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Ngọc Thảo, Trần Ngọc Tám và Trần Thiện Khiêm, riêng Đôn có nhận 24.500 đồng.
Khoảng giữa năm 1992, sau 37 năm im lặng, cựu vương Bảo Ðại đã lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại một trường học ở Pháp. Nhân dịp này, người ta đã hỏi ông nhiều điều về thái độ của ông trong những năm cầm quyền trong đó có một câu về việc ông trao toàn quyền cho ông Diệm, được nhà báo Phan văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau:
- « Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô đình Diệm để rồi ông này lật đổ Ngài?”
Cựu vương trả lời :
- « Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng sản đã được Liên xô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được. » (trích Nguyệt san ‘Diễn Ðàn Phụ Nữ’ tháng 9 năm 1992).
Đọc nhiều nhất Bản in 21.02.2020. 13:51