Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Nhân mùa Lễ hội

§ Lm Anrê Đỗ xuân Quế, OP

Người Việt Nam phần đông thích lễ hội và lấy cả tháng ba làm tháng hội hè. Người công giáo cũng có những lễ hội riêng theo chu kỳ năm phụng vụ, nhưng có lẽ phải nói đặc biệt là vào tháng sáu dương lịch mỗi năm, khi ở nhiều nơi diễn ra các lễ khấn dòng, lễ truyền chức, lễ mừng kỷ niệm khấn dòng hay thụ phong linh mục v.v... như mới đây ngày 28.6.2008 vừa qua tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng và Vương Cung Thánh Đường Sài gòn, qua hai bài tường thuật trên mạng của linh mục Nguyễn văn Khảiký giả Vũ Loan.

Thật đúng như các bài thường thuật đó đã kể lại: quang cảnh rất tưng bừng, vui tươi phấn khởi, với đoàn lũ đông đảo các tín hữu từ khắp nơi đổ về. Chắc nhiều người đã mửng rỡ và hiên ngang vì những buổi lễ như thế, bởi những buổi lễ ấy là niềm vui thực sự cho người công giáo và là dịp cho “danh Chúa được cả sáng” trước mặt thiên hạ. Những ai có mặt trong buổi lễ đều cảm nghiệm dược điều này, và đó là một điều chính đáng. Không vui làm sao được khi thấy hàng trăm linh mục trong phẩm phục đồng tế, hàng ngàn tín hữu chỉnh tế trong tư tế cầu nguyện tham dụ tích cực các nghi lễ qua lời ca tiếng hát. Đây là một hiện tượng khiến cho những người ngoại quốc “có đạo” đi qua nhìn thấy phải sững sờ, khi họ so sánh với các buổi lễ tại quê hương mình. Chúng ta, những người công giáo, chúng ta có lý do để vui mừng và hãnh diện, nhưng có điều là chúng ta không nên dừng lại đó mà còn phải đi xa hơn và có những cảm nghĩ vượt quá sự mừng vui và hãnh diện, vì những vẻ hành đạo bên ngoài của chúng ta. Đúng là về mặt nồi, chúng ta vui mừng và hãnh diện là phải, nhưng về mặt chìm, nghĩa là về chiều sâu, chúng ta phải nhìn và hành động cách khác.

Chiều sâu ở đây là mặt xã hội và chiều kích truyền giáo. Liệu những vẻ tưng bừng sầm uất sốt sáng bên ngoài có ảnh hưởng gì đến những người chung quanh, nhất là nơi những người ngoài công giáo, khi họ nhìn thấy vẻ rầm rộ, hoành tráng có tính biểu dương như chơi trội của người công giáo. Bởi vậy khi tổ chức các nghi lễ, thiết tưởng người công gíáo nên tránh tất cả những gì làm cho người ngoài nghĩ rằng mình muốn phô trương vẻ huy hoàng lộng lẫy để làm lóe mắt thiên hạ. Người ngoài công giáo thường lấy làm khó chịu khi thấy người công giáo tỏ ra như muốn hơn người. Sự kín đáo nhã nhặn và vẻ dơn sơ chân thành bao giờ cũng là những đúc tính có súc thu hút lòng người hơn những gì khác.

Ngoài ra là chiều kích xã hội của buổi lễ. Các lễ nghi không chỉ nhằm tạo ra và tăng thêm lòng sốt sắng cho người tham dự, mà còn muốn là cánh cửa mở ra lòng nhân ái đối với những người khác, nhất là những người kém thân kém phận, những người nghèo khổ túng đói, và những hoàn cảnh xã hội thương tâm. Người công giáo không nên chỉ vui với bầu khí linh thiêng êm đềm trong nhà thờ mà còn phải nghĩ đến những cảnh đời nheo nhóc ở ngoài xã hội. Bao lâu bên cạnh mình còn những cảnh bất công đầy đọa, bấy lâu lòng mình chưa thể được yên hàn, nên phải tìm cách góp tiếng nói và hoạt động của mình với những người thiện chí để thay đổi hoàn cảnh và cải thiện đời sống, Giữa lúc chung quanh còn bao người đau khổ mà mình chỉ ung dung vói huơng nến và lời kinh tiếng hát ở nhà thờ thì xem ra như có gì chưa ổn.

Vì vậy, các dịp lễ tưng bừng ở nhà thờ cũng là dịp “vui với người vui và khóc với người khóc” như thánh Tông đồ Phao-lô dạy. Những dịp ấy luôn là cơ hội để nhắc cho người công giáo chớ ru ngủ lòng mình vì những sự sốt sắng và thành công đạt được ở bên ngoài trong các cuộc lễ mà còn phải biến đổi nỗi vui mừng đó thành những tâm tình và hành đông mang chiều kích xã hội và truyền giáo.

Lm Anrê Đỗ xuân Quế, OP

Đọc nhiều nhất Bản in 30.06.2008. 00:17