Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Viện Mồ Côi

§ Thanh Trúc

Cô Nhi Viện Có Tuổi Đời Cao Nhất ở Bùi Chu, Bắc Việt

Đầu xuân, mời quí vị cùng đi với Thanh Trúc đến Trung Linh, Xuân Ngọc thuộc tỉnh Bùi Chu miền Bắc, nơi một lần quí vị và Thanh Trúc đến viếng bệnh xá Mân Côi phục vụ người nghèo do các nữ tu Thiên Chúa Giáo dòng Mân Côi ở địa phương phụ trách.

Nói đến làng quê Bùi Chu là nói đến hình ảnh vùng quê nghèo ở miền Bắc. Đa số nông dân sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng có người làm nghề đúc, nghề xây hay nghề mộc, nhưng đó là những lúc nông nhàn, còn bình thường thì phải lo coi sóc ruộng rẫy, đến vụ mùa ai nấy một nắng hai sương trên những cánh đồng làng.

Bùi Chu có nhà thờ chính toà, có một cộng đồng giáo dân thuần thành, chất phát, có nhà thờ được xây lên từ thế kỷ trước.

Hôm nay Thanh Trúc đưa quí vị về Bùi Chu để gặp những trẻ mồ côi trong Nhà Dục Anh ở Xuân Ngọc, Bùi Chu. Có thể nói Nhà Dục Anh ở Bùi Chu là nhà mồ côi xưa nhất ở Việt Nam, được xây cất bởi một vị cố đạo ngoại quốc năm 1852, còn được biết đến dưới hai tên gọi là Gia Đình Thánh An hay Cô Nhi Viện Thánh An.

Ngôi nhà ấm cúng

Em Phượng, 18 tuổi, và em Ánh, 13 tuổi, mồ côi từ nhỏ, không bà con hay họ hàng thân thích, đã ở lại Nhà Dục Anh những ngày Tết vừa qua:

Phượng: Cháu là Nguyễn Thị Phượng, đang học lớp Mười Hai, cháu mồ côi từ nhỏ, Cha đã đón cháu vào Nhà Dục Anh hồi cháu được 5 tuổi.

Xong lớp Mười Hai rồi thì em cũng muốn đi học cao đẳng hoặc đại học, nhưng điều đó thì còn phải có điều kiện kinh tế mới đi được. Tạm thời học xong lớp 12 rồi thì em có nguyện vọng là ở lại Cô Nhi Viện để tham gia công việc cùng với các chị cũng như Cha. Nếu không được Cha rước vào Nhà Dục Anh thì em cũng không biết đời sống của mình bây giờ sẽ ra sao nữa.

Thanh Trúc: Kể cho Thanh Trúc nghe trong Nhà Dục Anh đời sống như thế nào?

Phượng: Trong Nhà Dục Anh Cha và các chị đã tạo điều kiện cho em học tập cũng như sinh hoạt.

Thanh Trúc: Học xong lớp 12 rồi em sẽ làm gì?

Phượng: Xong lớp Mười Hai rồi thì em cũng muốn đi học cao đẳng hoặc đại học, nhưng điều đó thì còn phải có điều kiện kinh tế mới đi được. Tạm thời học xong lớp 12 rồi thì em có nguyện vọng là ở lại Cô Nhi Viện để tham gia công việc cùng với các chị cũng như Cha. Nếu không được Cha rước vào Nhà Dục Anh thì em cũng không biết đời sống của mình bây giờ sẽ ra sao nữa.

Thanh Trúc: Em có bao giờ trình bày ý nguyện với Cha là em muốn đi học cao đẳng không?

Phượng: Có, Cha bảo nếu có khả năng thì Cha sẽ cho đi, nhưng mà điều kiện kinh tế thì đang rất khó khăn nên cũng chưa biết được.

Ánh: Em tên là Đinh Thị Ánh, năm nay em 13 tuổi, em học lớp Bảy.

Thanh Trúc: Em học trường nào?

Ánh: Trường trung học cơ sở Xuân Ngọc.

Thanh Trúc: Trong Nhà Dục Anh cuộc sống của em như thế nào?

Ánh: Điều kiện ở đây cũng rất tốt, mọi người hoà thuận, em vui khi được sống ở đây.

Thanh Trúc: Em vào Nhà Dục Anh bao nhiêu năm rồi?

Ánh: Em không nhớ rõ, Cha cho biết là em vào đây lúc ba bốn tuổi gì đó.

Thanh Trúc: Mai mốt lớn lên em muốn làm gì?

Ánh: Em sẽ đi làm thêm và muốn được học cao hơn nhưng với điều kiện ở cô nhi viện hiện nay thì đó cũng chỉ là dự định thôi. Em muốn trở thành tiếp viên hàng không.

Thanh Trúc: Vậy em có chịu khó học thêm ngoại ngữ không?

Ánh: Có, trong nhà Dục Anh các chị cũng tạo điều kiện cho em học.

Nguyện vọng

Lm Phạm Ngọc Oanh: Mình đã nuôi các em thì cũng muốn đáp ứng nguyện vọng của các em. Nhưng chắc phải trông vào sự tài trợ của nhiều người nữa thì mới có thể giúp cho các em đi học lên được.

Người vừa lên tiếng là linh mục Phạm Ngọc Oanh, giám đốc Nhà Dục Anh ở Xuân Ngọc, Bùi Chu. Giải thích về lịch sử và hoạt động của Nhà Dục Anh, linh mục Oanh tuần tự thuật lại qua câu chuyện trao đổi với Thanh Trúc sau đây:

Lm Phạm Ngọc Oanh: Tôi là giám đốc Cô Nhi Viện Thánh An Bùi Chu tại Việt Nam. Nhà Dục Anh này có mặt từ năm 1852, do một vị giám mục người Tây Ban Nha, đức cha thánh An, tên chính của ngài là Joseph Diaz Sanjurjo. Bấy giờ làm giám mục, ngài đã thành lập Nhà Dục Anh.

Tại sao gọi là Nhà Dục Anh ? Theo tiếng Hán Việt thì Dục Anh là nơi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

Thanh Trúc: Thưa linh mục hoạt động của Nhà Dục Anh như thế nào, ai giúp cho nó đứng vững cho tới bay giờ?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Khi trước địa phận Bùi Chu này rất rộng lớn, bao gồm toàn tỉnh Thái Bình, một phần tỉnh Hưng Yên va một phần tỉnh Nam Định. Khi xây dựng Nha Dục Anh thì cũng có nhiều nhà nhánh ở các xứ chung quanh như bên Thái Bình, Hưng Yên cũng có, Bùi Chu cũng có.

Hằng năm người ta đón nhận trẻ em mồ côi hay trẻ khuyết tật từ các cha mẹ hoặc là nghèo hoặc không đủ điều kiện nuôi. Cũng có trẻ bệnh tật không chữa được thì người ta mang đến cho. Từ các nhà nhánh đó mà thu về mỗi một năm trung bình Nhà Dục Anh nhận tới hai ngàn em. Đấy là trong sử ký về địa phận Bùi Chu có nói như vậy.

Thanh Trúc: Hiện tại có bao nhiêu trẻ em trong Nhà Dục Anh ở Xuân Ngọc, Bùi Chu, lứa tuổi các em như thế nào?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Hiện nay có trên tám chục em, một nửa bị bệnh tâm thần, bệnh dow rồi liệt lào này nọ, nói chung là bệnh xã hội. Một nửa còn lại là những em khoẻ mạnh, từ một vài ngày tuổi cho tới lớn. Các em học mẫu giáo, tiểu học, trung học …

Thanh Trúc: Thưa như vậy lấy nguồn tài chánh ở đâu ra?

Hằng năm người ta đón nhận trẻ em mồ côi hay trẻ khuyết tật từ các cha mẹ hoặc là nghèo hoặc không đủ điều kiện nuôi. Cũng có trẻ bệnh tật không chữa được thì người ta mang đến cho. Từ các nhà nhánh đó mà thu về mỗi một năm trung bình Nhà Dục Anh nhận tới hai ngàn em. Đấy là trong sử ký về địa phận Bùi Chu có nói như vậy.

Lm Phạm Ngọc Oanh: Thì vẫn là do lòng hảo tâm của bà con khắp nơi giúp về chứ không có nguồn nào chính thức cả.

Thanh Trúc: Thưa có xin được bên nhà nước trợ cấp chút đỉnh không?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Về nhà nước thì cũng phải thú nhận với nhau rằng Việt Nam mình còn quá nhiều cái thiếu thốn, các tổ chức của nhà nước coi như quá tải rồi.

Nhà nước cho phép mình tự do hoạt động thì chúng tôi nghĩ đó cũng là một cái ân huệ thì mình cố gắng dùng sự hy sinh của nhà đạo mình để nuôi nấng các em chứ chưa có khoản nào tài trợ của nhà nước cả.

Những khó khăn

Thanh Trúc: Những khó khăn của Nhà Dục Anh là gì?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Tất nhiên chúng tôi gặp ra rất nhiều khó khăn. Các chị em thiện nguyện ở đây không phải là những người đã có gia đình, chưa nuôi con bao giờ, những chị em sống độc thân sống đời thánh hiến mà phải lo cho các em từ một vài ngày tuổi trở lên thì nó rất là vất vả. Rồi không chỉ công việc không mà về ăn uống học hành rồi quần áo rồi thuốc men rồi lắm chuyện khác nữa.

Thanh Trúc: Rồi chẳng may các em đau ốm thì có bác sĩ không ạ?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Ở gần đây có bệnh viện thì chúng tôi phải đưa ra viện. Trong nhà cũng có y tá nhưng những bệnh vừa vừa thì mình chữa lấy được, còn bệnh nặng hơn thì phải đưa ra viện.

Thanh Trúc: Thưa linh mục tất cả những người làm việc trong Nhà Dục Anh đều là thiện nguyện?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Vâng, đó là những người tình nguyện sống đời thánh hiến, phục vụ cho tinh thần của Hội Thánh hôm nay là kêu gọi những chị em sẳn sàng sống độc thân và thánh hiến để có thì giờ phục vụ cũng như hy sinh được nhiều hơn nữa.

Thanh Trúc: Thưa nếu vận động cho các em đi học ở trường ngoài thì Nhà Dục Anh có phải trả học phí không?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Cũng phải chi phí tất cả những khoản như các em ở gia đình bên ngoài. Chúng tôi cũng có đề xuất được một số trường hợp miễn học phí cho các em nhưng ở mức độ nào đó thôi. Những chuyện khác như học thêm, rồi sách vở rồi các chương trình khác thì chúng tôi vẫn phải lo cho các em đầy đủ như các cha mẹ ở ngoài.

Thanh Trúc: Ngay trong Nhà Dục Anh có lớp học nào không ạ?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Chúng tôi có một góc học tập riêng để các em làm bài ở nhà, giúp các em thì có các chị phụ trách những lớp ở nhà. Chúng tôi có thể đào tạo giao viên cấp Một cấp Hai và Mẫu Giáo, họ có thẩm quyền mở được trường Mẫu Giáo tại nơi.

Nhưng mà vì các em có nhiều dạng, chẳng hạn như sứt môi đã vá rồi, hay là các em bị thọt chân hoặc này khác mà nếu cứ giữ ở nhà từ bé thì khi lớn lên em ra ngoài rất là khó hội nhập với cộng đồng, cho nên đành là để cho em từ khi bắt đầu học Mẫu Giáo là đều ra trường ngoài để tập cho các em hội nhập từ sớm. Em nào có dị dạng nào thì cũng không phải ngại ngùng khi ở trong này đi ra ngoài học. Cái kiểu đó dễ cho các em sau này hơn.

Thanh Trúc: Thế còn những em coi như đã học xong và ra ngoài đời thì sao?

Những đồng tiền của những nhà hảo tâm cho thì bao giờ chúng tôi cũng phải nghĩ đến việc chia ba. Một phần là lo cho các em ăn học ngay tại chỗ, phần nữa là nghĩ đến cơ sở vật chất phải sửa sang, phấn thứ ba là đưa vào lao động để gây một cái quĩ lao động sau này lớn lên các em có điều kiện, ví dụ sau này không còn ai giúp nữa thì vẫn có thể tự túc được.

Lm Phạm Ngọc Oanh: Trong chương trình hướng dẫn của chúng tôi có chương trình đó, ví dụ em nào học xong phổ thông trung học tức hết lớp Mười Hai thì các em sẽ được đi học thêm. Tuỳ khả năng và điều kiện thì có thể cho đi học cao đẳng hay đại học. Tuy nhiên vì chi phí rất là lớn nên chúng tôi vẫn chờ để xin được tài trợ.

Còn những em học xong rồi mà muốn trở về để phục vụ cùng với các chị tình nguyện thì cũng rất tốt. Em nào không có hướng đó mà muốn ra ngoài hội nhập với cộng đồng, lập gia đình thì chúng tôi sẳn sàng lo cho các em theo con đường đó.

Cơ sở vật chất

Thanh Trúc: Xin cho biết về cơ sở vật chất của Nhà Dục Anh.

Lm Phạm Ngọc Oanh: Những đồng tiền của những nhà hảo tâm cho thì bao giờ chúng tôi cũng phải nghĩ đến việc chia ba. Một phần là lo cho các em ăn học ngay tại chỗ, phần nữa là nghĩ đến cơ sở vật chất phải sửa sang, phấn thứ ba là đưa vào lao động để gây một cái quĩ lao động sau này lớn lên các em có điều kiện, ví dụ sau này không còn ai giúp nữa thì vẫn có thể tự túc được.

Thanh Trúc: Trong tư cách giám đốc Nhà Dục Anh Bùi Chu, thưa linh mục Phạm Ngọc Oanh, ông có nguyện vọng gì không?

Lm Phạm Ngọc Oanh: Bản thân tôi phát xuất từ một gia đình nghèo, ngay từ nhỏ đã gặp cảnh mồ côi cha sớm, tôi hiểu được cảnh sống mồ côi của các em, cho nên tôi rất bằng lòng khi được bề trên giao cho nhiệm vụ này và tôi muốn chu toàn tốt đẹp. Tất nhiên cá nhân mình thì không làm gì được hết nên tôi cậy nhờ tất cả các nhà hảo tâm khắp nơi, xin quan tâm đến tổ chức của quê hương.

Cũng xin thưa thêm ở Việt Nam có nhiều nơi dạy các em thường thường cũng được sự cộng tác của nhà nước rồi có các dòng cũng giúp, nhưng đây thì tổ chức này chúng tôi hoàn toàn là địa phận Bùi Chu coi như bề trên giao cho tôi thì là cái tổ chức của Hội Thánh hoàn toàn chứ không hề có ai tham gia vào đây cả.

Vừa rồi là câu chuyện về Nhà Dục Anh, tức Cô Nhi Viện Thánh An ở Xuân Ngọc Bùi Chu. Thanh Trúc thực lòng mong ước quí vị có thể nhìn thấy tận mắt sự tận tụy, hi sinh và phục vụ của các chị, các dì, đúng ra là các nữ tu và những người thiện nguyện đang làm việc trong Nhà Dục Anh.

Thanh Trúc tin tưởng rằng tuy gặp nhiều khó khăn vì phải tự lực cánh sinh, nhưng Nhà Dục Anh vẫn là nơi chắp cánh cho những giấc mơ của trẻ mồ côi được bay cao bay xa để trở thành hiện thực. Trải qua hơn một thế kỷ sinh hoạt, qua bao thăng trầm, Nhà Dục Anh, từ khi hình thành năm 1852 đến giờ, ít nhiều đã sưởi ấm từng mãnh đời bất hạnh, góp phần tạo dựng những hạt mầm, những công dân tốt cho xã hội. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Xin hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới./.

Thanh Trúc

Đọc nhiều nhất Bản in 05.05.2007. 17:35