Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Một Số Lời Cầu Nguyện Trong Thánh Kinh, Kinh Sám Hối Của Đavít, kỳ 2

§ Vũ Văn An

Chú giải của Thánh Tôma Aquinô

Trong các Thánh Vịnh trước đây, Thánh Vịnh Gia đề cập tới các điều thuộc về tình trạng của Vương Quốc, được Ông mô tả các nét vinh quang và mời mọi người tham dự: còn, bây giờ, vì vinh quang của Vương Quốc này gặp trở ngại lớn vì tội lỗi, nên Ông đề cập tới việc xóa tội: bởi thế hai điều cần được xem xét.

Thứ nhất, về việc đánh số các Thánh Vịnh, Thánh Vịnh này là thánh vịnh thứ 50 và đây là số của năm hồng ân như đã được mô tả trong Sách Lêvi 27 trong đó có việc tha mọi nợ nần, bởi thế, con số này phù hợp với Thánh Vịnh này trong đó, Ông bàn tới việc tha trọn mọi tội lỗi.

Tương tự như thế, về các Thánh Vịnh Thống Hối, thánh vịnh này là thánh vịnh thứ tư, và việc này rất thích đáng. Vì thánh vịnh thứ nhất nói đến việc hối tội trong lòng, khi Ông thưa (Thánh Vịnh 6) Đêm nào con cũng khóc ướt cả giường. Thánh vịnh thứ hai nói đến việc xưng thú ngoài miệng (Thánh Vịnh 31) Con nói con sẽ xưng với Chúa mọi tội lỗi của chính con. Thánh vịnh thứ ba nói đến đền tội, nên Ông nói (Thánh Vịnh 37) Con buồn sầu và buộc phải khiêm hạ quá đỗi. Tuy nhiên, thánh vịnh thứ 4 này nói đến mục đích của ăn năn thống hối, trong đó, Ông trình bầy lòng ăn năn thống hối sẽ phục hồi con người ra sao vào sự hoàn thiện; và do đó, trong số mọi Thánh Vịnh, thánh vịnh này thường được đọc đi đọc lại trong Giáo Hội vì một mình nó cầu mong lòng thương xót và do đó nhận được hồng ân; và thánh vịnh này dễ hiểu và thích hợp với mọi người.

Trong sáu Thánh Vịnh Thống Hối, có một số điều nặng nề như (Thánh Vịnh 6) Đêm nào con cũng khóc ướt cả giường. Và (Thánh Vịnh 101) con ăn tro như ăn bánh và pha nước mắt vào đồ uống, là những điều không thể ai ai cũng làm được.

Tựa đề của Thánh Vịnh là: Thánh Vịnh của Đavít khi tiên tri Nathan đến với ông sau khi Ông đã phạm tội với Bethsêva. Câu truyện này kể rõ ở các chương 11 và 12 Cuốn 2 Sách Các Vua. Khi Đavít đang thịnh trị, Ông thấy một người đàn bà đang tắm và rất thèm muốn nàng và ông đã gây ra cái chết cho người chồng của nàng. Và điều này không làm Thiên Chúa hài lòng và tiên tri Nathan được sai đến với Ông và đem ông trở lại việc gớm ghét tội lỗi, với hình ảnh con chiên bị mất. Và Đávít lớn tiếng nói “Tôi đã phạm tội chống lại Chúa”. Và tội Ông được tha. Và đó là chủ đề của Thánh Vịnh, tức, ơn tha tội.

Nhưng trong tựa đề của Thánh Vịnh này, cần phải hiểu rằng Đavít nói tới nhiều điều khác trong các Thánh Vịnh, như khi Ông nói (Thánh Vịnh 21) Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi, báo trước cuộc khổ nạn của Chúa Kitô; thành thử Ông nói những điều khác nhau trong các thánh vịnh khác nhau. Nhưng ông viết Thánh Vịnh này vì chính Ông: trong đó, Ông biểu lộ lỗi lầm của mình, lỗi lầm Ông trình bầy rõ ràng với thế giới và cả sự tha thứ nữa và chúng đã làm trọn điều Chúa nói trong Cuốn 2 Sách Các Vua chương 12: “Vì ngươi làm điều đó trong nơi bí mật, nhưng ta sẽ làm điều này thành tỏ tường”.

Lý do của việc làm tỏ tường trên là lòng Chúa thương xót. Vì việc làm tỏ tường này có ích cho người chính trực để họ đừng tự cho mình chính trực, vì nếu Đavít, sau bao chiến công, sau bao hồng ân Chúa Thánh Thần, sau sự thân mật lớn lao với Thiên Chúa như thế và cả ơn nói tiên tri nữa mà còn phạm tội, thì chúng ta phải tỉnh thức ra sao, vì chúng ta vốn mỏng dòn, tội lỗi. Thư Côrintô 1, chương 10 ai nghĩ mình đứng vững, hãy ý tứ để đừng sa ngã. Nhưng những người tội lỗi cũng đừng ngã lòng, Sách Châm Ngôn 24:10 dạy nếu ngươi mất hy vọng, lo âu vào ngày khốn khó, sức mạnh ngươi sẽ giảm thiểu. Đavít, sau tội sát nhân và ngoại tình, vẫn đã phục hồi được ơn nói tiên tri.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến cách nói trong tựa đề, Khi Nathan đến phải lưu ý là ám chỉ sự tha thứ, một điều Ông sẽ đề cập tới trong Thánh Vịnh vì nhờ sự tha thứ này, Chúa đã nghe Ông và xóa tội cho Ông; nhưng khi Ông viết Sau khi Ông đã phạm tội với Betsavê thì tội đã được nêu danh. Bởi thế, hai điều đã được biểu lộ. Điều thứ nhất ông gọi là tội khi Ông thưa Và Ông đã phạm tội. Thánh Vịnh 11 “Lời Chúa là lời tinh ròng”.

Cũng nên lưu ý: dù Ông phạm hai tội, tức ngoại tình và sát nhân, nhưng Thánh Kinh chỉ nhắc đến tội ngoại tình, và việc này có hai lý do. Trước nhất, trong việc xem xét và công bố tội lỗi của người khác, ta đừng vội vàng, mà phải hết sức thận trọng. Sách Châm Ngôn 24: “chớ rình rập nhà người công chính, cũng đừng phá phách nơi họ ở”. Và điều này cũng được nói trong Mátthêu 25 khi Chúa cẩn thận kể ra các công phúc của người lành, rồi mới qua các ác đức của người xấu. Cũng thế, cần phải lưu ý rằng khi một ai đó phạm hai tội và phạm tội này vì tội kia, thì tội kia ấy được coi là chủ yếu, thí dụ người ăn cắp để gian dâm thì bị gọi là người gian dâm.

Thánh Vịnh này được chia thành 2 phần; phần đầu xin lòng thương xót; phần hai, hứa sẽ sửa sai, khi ông nói: Con sẽ dạy người bất chính. Trong phần đầu, hối nhân làm hai việc: trước nhất, xin được giảm khinh tội lỗi; sau đó, xin được phục hồi sự thánh thiện và ơn thánh, khi Ông nói Vì tội lỗi con.

Do đó, trước hết, Ông xin lòng thương xót của Thiên Chúa khi Ông thưa: Lạy Chúa, Xin thương xót con. Bởi thế, phải biết rằng, như đã viết trong Châm Ngôn 14: “tội lỗi làm các dân nước ra đáng thương”, cũng thế, người hạnh phúc thật không phải là người sống trong nhung lụa, giầu có, no đủ khoái lạc và vinh dự, mà là người vui trong Thiên Chúa. Cũng thế, người đáng thương không phải là người nghèo đói, khốn cùng, yếu đuối và yếu ớt, mà là kẻ có tội. Thành thử người có tội nói: Lạy Chúa, xin thương xót con, vì Chúa là Đấng “xót thương mọi loài và không hề ghét bất cứ loài nào Chúa đã dựng nên” (Khôn Ngoan 11:24) và theo Thánh Tông Đồ, Chúa thương xót bất cứ ai Chúa muốn. Thư Rôma 9:15 “Ta muốn thương xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương”. Thành thử, nếu có lòng thương xót hiện hữu trong thánh ý Ngài, lạy Chúa, xin Chúa thương xót con, một kẻ tội lỗi!

Ông không bào chữa, không tìm cách tranh luận, chỉ đơn giản xin thương xót. Ông không suy diễn nguyên cớ để được thương xót như các việc phụng sự ông đã dành cho Thiên Chúa hay những hiểm nguy ông đã chịu vì Người, ông chỉ van xin lòng Chúa thương xót, nên ông thưa: theo lòng thương xót lớn lao của Chúa! Sách Đanien 9:18: “Chúng con không dựa vào những hành động chính trực của chúng con, nhưng dựa vào lượng từ bi hải hà của Ngài mà dâng lời khẩn nguyện lên trước Tôn Nhan”.

Và nên lưu ý, bất cứ ai cũng có thể trông cậy vào lòng Chúa thương xót vì hai lý do. Một là nhờ suy xét, hai là dựa vào vô lượng các hiệu quả của Người.

Cho nên, trước nhất, Ông biểu lộ niềm hy vọng vào lòng Chúa thương xót do suy xét về bản tính Thiên Chúa. Một đặc điểm của bản tính này chính là lòng tốt. Dionysius nói rằng Thiên Chúa là chính bản thể của lòng tốt. Boethius cũng nói thế khi nói về Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì lòng thương xót của Thiên Chúa không là gì khác hơn là lòng tốt muốn xua đuổi tình trạng đáng thương, nên khi tôi suy nghĩ thấy đặc tính của lòng tốt là xua đuổi tình trạng đáng thương... tôi đã tin tưởng chạy đến với lòng thương xót.

Và gọi nó “lớn lao” là vì không ai hiểu thấu nó, nó tràn đầy mọi sự. Thánh Vịnh 32: Trái Đất đầy lòng thương xót của Chúa.

Và nó có chỗ trong mọi sự. Vì người công chính duy trì được sự công chính của mình là nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa. Thánh Augustinô: “Lạy Chúa, con qui cho ơn thánh Chúa mọi xấu xa con chưa xúc phạm”.

Cũng thế, kẻ tội lỗi quay trở lại với sự công chính là nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa. Thư 1 gửi Timôtê 1 “tôi được Chúa thương xót”.

Những người đang sống trong tội lỗi cũng cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa. Ai Ca 3 “Nhờ lòng thương xót rất nhiều của Chúa mà chúng ta chưa bị tuyệt” (1).

Và lòng thương xót này được coi là siêu phàm lớn lao, vì lượng thương xót dịu dàng của Người có trong mọi công trình của Người.

Vì trong Thiên Chúa, lòng thương xót không chỉ sự đam mê của tri thức, mà chỉ lòng tốt muốn xua đuổi tình trạng đáng thương. Và nó bền lâu. Isaia 34: “bằng lòng nhân hậu vĩnh viễn, Ta đã thương xót con”.

Lòng thương xót ấy có năng lực lớn lao vì nó làm cho Thiên Chúa thành người phàm, nó đem Thiên Chúa từ trời cao xuống dưới thế và làm cho Đấng Bất Tử phải chết. Thư Êphêso 2 “Thiên Chúa giầu lòng thương xót”.

Lòng thương xót cũng lớn lao trong hiệu quả, vì qua lòng thương xót, con người được nâng lên khỏi mọi bất hạnh. Thánh Vịnh 85: Lòng thương xót của Ngài lớn lao đối với con và Ngài tha thứ mọi ngỗ nghịch của tội lỗi con (Tv 31). Và bởi đó, con tin tưởng cầu xin: Lạy Chúa, xin thương xót con.

Một lý do nữa là ngay từ khởi nguyên thế giới, con đã thấy trong mọi sự có hiệu lực của lòng Ngài thương xót; và bởi thế, Ông thưa: và theo lượng hải hà của lòng thương xót dịu dàng của Chúa, xin hãy tẩy sạch tội lỗi con; như thể ông muốn nói: Xin thương xót con cho phù hợp, theo nhiều cách khác nhau Chúa từng thương xót mọi người. Bởi thế, có lời chép trong Isaia 63 rằng “Tôi sẽ nhớ lòng thương xót dịu dàng của Chúa”. Còn Tv 24 thì nói: “hãy nhớ lòng cảm thương của Ngài vốn có từ khởi nguyên thế giới”.

Xin hãy tẩy sạch tội lỗi con. Ở đây, ông trình bầy hiệu quả của việc thương xót. Tiên tri Nathan nói (IIV 12) rằng “Chúa đã cất tội của vua: vua sẽ không chết”. Và như thế, ông thoát khỏi hình phạt; nhưng ông muốn tội ông được hoàn toàn xóa sạch. Tuy nhiên, hiệu quả kép của tội còn đó: nghĩa là có án phạt và có vết nhơ trong linh hồn.

Hơn nữa. Ở đây, ông xin cho sự bẩn thỉu của tội được xóa đi. Người có lương tâm tốt sợ sự bẩn thỉu của tội hơn sợ tính nghiêm khắc của hình phạt, nên ông xin: Xin rửa con hơn nữa, như thể ông muốn nói: không những con xin Ngài xóa hình phạt mà còn xóa luôn cả vết nhơ.

Hay, hãy rửa hơn nữa như tôi hiểu Thư Rôma 8:26 “Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải”. Thư Êphêsô 3, “Đấng có thể làm mọi điều một cách hậu hĩnh hơn chúng ta xin hay hiểu”.

Con cũng xin Chúa tẩy rửa con khỏi tội lỗi vì không ai được rửa sạch nếu không bởi Chúa. Sách Gióp 14: “Ai có thể rửa sạch kẻ được tượng thai từ hạt giống ô uế?”. Sách Giảng Viên 34: “Ai sẽ được rửa sạch bởi người ô uế?” Và Ông nói đến hai điều, tức, bất đạo lý (iniquitas) và tội lỗi (peccatum). Bất đạo lý đi ngược lại công lý, nhưng tội lỗi phạm đến sự trong sạch và ở đây là việc ngoại tình. Và do đó, sẽ là bất đạo lý khi làm hại người khác bằng việc sát hại; nhưng là tội bằng việc ngoại tình trong đó, ông tự làm mình ra ô uế.

Kỳ Sau: Nhìn nhận tội lỗi

Vũ Văn An

Đọc nhiều nhất Bản in 22.04.2018 18:14