Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Các giải thích khác nhau liên quan tới sách Diễm Ca
§ Linh Tiến Khải
Khi duyệt xét các giải thích sách Diễm Ca chúng ta nhận thấy giới học giả có rất nhiều lập trường và giả thuyết khác nhau, mỗi người tuỳ theo cách nhìn tác phẩm. Truyền thống do thái coi sách Diễm Ca như một biểu tượng bóng bấy xa xôi diễn tả tình yêu giữa Giavê Thiên Chúa là Phu Quân và dân Israel là Hiền Thê của Chúa. Chính vì vậy sách Diễm Ca được thu nhận vào danh sách các tác phẩm Thánh Kinh mà không gặp vấn đề gì. Và sách Diễm Ca là một trong 5 tác phẩm của “Cuộn Sách”, được Do thái giáo đọc trong các ngày lễ lớn. Sách Diễm Ca được đọc trong các hội đường do thái dịp lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, ngày nay giới học giả Do thái đã bỏ lập trường truyền thống này để giải thích sách Diễm Ca như một sưu tập các bài ca tình yêu tự nhiên của một cặp thanh niên thiếu nữ do thái.
Truyền thống kitô theo kiểu giải thích của truyền thống Do Thái, nhưng thay thế Giavê Phu Quân và Israel Hiền Thê bằng Chúa Kitô Phu Quân và Giáo Hội Hiền Thê, theo truyền thống thần học đâm rễ trong Thánh Kinh Tân Ước. Tiếp theo đó, đặc biệt trong thời Trung Cổ, hình ảnh Chúa Kitô Phu Quân được giữ nguyên vẹn, nhưng hình ảnh Hiền Thê thay đổi tuỳ theo trường hợp, có khi là toàn nhân loại, có khi là linh hồn các kitô hữu, có lúc là Đức Trinh Nữ Maria. Kiểu đọc hiểu cuối cùng này thông dụng trong các văn bản phụng vụ, dưới ảnh hưởng của thánh Bênađô. Trong toàn truyền thống kitô đã chỉ có giáo phụ Teodoro thành Mopsuestia là giải thích sách Diễm Ca như các bài thánh thi tình yêu được sáng tác cho đám cưới của vua Salomon và công chúa Ai Cập.
Trong thế kỷ XVI ý kiến của giáo phụ Teodoro được một người bạn của Calvin và cũng là người theo Calvin là Sebastian Castellion, lấy lại. Castellion cho rằng sách Diễm Ca chứa đựng một loạt các đối thoại ngọt ngào giữa vua Salomon và một phụ nữ nào đó tên là Shulammít. Ngoài ra ông còn trông thấy trong sách Diễm Ca một loại kịch hát diễn tả các tình yêu của một nam mục tử và một nữ mục tử. Kể từ đó trở đi sách Diễm Ca được tìm hiểu nghiên cứu sâu rộng và giải thích tự nhiên – gợi lại các cuộc tình của vua Salomon và hoàng hậu, vợ vua hay của một trong các vợ của vua: con gái Pharao Ai Cập, Abisaq hay bà Shulammít – có nhiều người theo trong đó có các học giả như Bossuet, Dom Calmet, F.A de Salazar vv; tuy nhiên luôn luôn trong viễn tượng các tình yêu hôn nhân của vua Salomon diễn tả, một cách tiêu biểu, sự kết hiệp thần bí hoặc của Giavê với dân Israel hoặc của Chúa Kitô với Giáo Hội. Và thế là nảy sinh ra ý nghĩa tiêu biểu tipico của sách Diễm Ca.
Sau thế kỷ XVIII đã có rất nhiều nghiên cứu về sách Diễm Ca, đếm không xuể. Tất cả đều là các cố gắng trình bầy một giải thích, và một cách đặc biệt, nhằm cụ thể hoá ý nghĩa theo chữ của văn bản. Vì thế thật là tốt tóm tắt các kết quả như sau:
- Thứ nhất là kiểu giải thích phụng vụ, phụng tự hay huyền thoại. Đây là một giải thích khá mới mẻ sau này. Nó sử dụng các khám phá văn bản cổ Ai Cập và vùng Medopotamia Lưỡng Hà, theo đó sách Diễm Ca chứa đựng các bài ca khác nhau vinh danh các thần linh của sự phong phú, được ca hát vào mùa xuân đi kèm với các lễ nghi phụng vụ đặc biệt. Dĩ nhiên, văn bản sách Diễm Ca tuy tuân theo các ý nghĩa đó, cũng phải chịu nhiều sửa đổi, không luôn luôn nghiêm chỉnh và nhất là được biện minh.
- Thứ hai là giải thích tự nhiên hay duy tự nhiên. Sách Diễm Ca không gì khác hơn là một sưu tập các bài ca tình yêu chỉ có ý hướng cử hành tình yêu nhân loại, đôi khi một cách gợi dục tàn bạo và khiêu dâm, giữa một người nam và một người nữ. Đó là tư tưởng hay sự lo sợ của vài rabbi do thái thuộc thế kỷ thứ I sau công nguyên, bị rabbi Aqiba phủ nhận và được học giả K. Budde vinh danh. Học giả Budde khai thác các nghiên cứu nhân chủng học được làm bên Siria, suy luận rằng sách Diễm Ca chỉ là một sưu tập các bài ca đám cưới được trình diễn trong “tuần trăng mật” của nhà vua, hay của lễ cưới được cử hành trong một làng quê nào đó của đất Palestina gần thành Giêrusalem. Khó khăn của giả thuyết này khi chỉ khẳng định các tình yêu lịch sử của vua Salomon, hay chỉ hạn chế văn bản trong môi trường bình dân liên quan tới các thói quen hôn nhân tại Siria, đó là nó tuyệt đối không chấp nhận một quy chiếu ý nghĩa cao hơn của toàn tác phẩm, và như thế lập trường này không thể chứng minh làm sao văn bản sách Diễm Ca lại đã được nhận vào danh sách các tác phẩm kinh thánh hợp quy, bởi vì nếu không có một việc đọc hiểu trở lại đặc biệt, thì người Do thái đã không bao giờ coi sách Diễm Ca là sách thánh, như các thảo luận trong công nghị nhóm tại Jamnia hồi năm 90 sau công nguyên chứng minh cho thấy.
- Thứ ba là giải thích tiêu biểu hay điển hình tipico. Nó muốn minh nhiên một khó khăn nghiêm trọng của giải thích tiêu biểu nói trên, là giải thích chứng minh sự hiện hữu đích thật của ý hướng cần có một Mạc khải được ban cho trong Thánh Kinh hay trong Truyền Thống. Đối với giải thích biểu tượng bóng bẩy xa xôi allegorico sách Diễm Ca chỉ có một ý nghĩa do tác giả muốn một cách trực tiếp: đó là tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Israel, được diễn tả ra với các lời nói không dựa trên một ý nghĩa riêng tư, mà chỉ là một ảm tỷ và tượng hình. Đây là giải thích cổ xưa nhất của các nhà chú giải do thái cũng như cuả các nhà chú giải kitô. Nó là kiểu giải thích đã cho phép sách Diễm Ca được xếp vào danh sách các tác phẩm kinh thánh được linh hứng, gọi là các tác phẩm hợp quy, hợp với đòi hỏi của các luật lệ và là điều lệ sống đối với toàn nhân loại.
Thật là tự nhiên khi việc đồng hoá Phu Quân với Giavê và Hiền Thê với dân Israel, theo tư tưởng do thái, ít nhất cho tới thế kỷ thứ I trở về sau này đã chịu một sự biến đổi tận gốc rễ trong việc đọc hiểu kitô, với việc đồng hoá Phu Quân với Chúa Kitô và Hiền Thê với Giáo Hội, và toàn sách Diễm Ca không gì khác hơn là một loạt các bài ca cử hành hôn lễ, đã xảy ra trong sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa, là cử chỉ tuyệt đỉnh tình yêu của Thiên Chúa Cha và Chúa Con đối với nhân loại, theo tư tưởng thánh Gioan trình bầy trong chương 3 câu 16 Phúc Âm: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Đây là tư tưởng của đa số các nhà chú giải công giáo, bắt đầu từ các nhà chú giải sách Diễm Ca đầu tiên cho tới các vị tên tuổi nổi tiếng không thể phủ nhận như Ricciotti, Robert, Feuillet và Tournay.
Thứ năm và sau cùng là một kiểu giải thích khác, có thể gọi là “việc đọc hiểu trở lại có tính cách ngôn sứ khôn ngoan các bài ca tình yêu cổ xưa của dân Israel”. Đây là kiểu giải thích của các nhà chú giải như Dubarle, Audet, Buzy, Shedl và Nolli và cũng là giải thích chúng ta theo ở đây.
Trước hết cần trao ban cho văn bản tất cả giá trị của nó, như nó là trước mắt chúng ta, bằng cách giải thích nó theo chữ, đánh giá nó trong hình thái thơ văn, trong văn thể của nó, trong âm nhạc tính các lời của nó, đặt nó trở lại vào trong môi trường của các sáng tác tương tự về tình yêu của các nền văn hoá khác. Ý nghĩa đầu tiên văn bản cống hiến cho chúng ta đó là tình yêu của con người, được ca tụng cho chính nó trong tất cả các giai điệu và biểu lộ của nó, hay nhằm mục đích cử hành đám cưới đúng đắn, đã là đáng đánh giá cao lắm rồi, và được chứng tỏ trong Thánh Kinh bắt đầu từ sách Sáng Thế.
Chẳng hạn tả lại cảnh Thiên Chúa tạo dựng nên người nữ chương 2 sách Sáng Thế viết: “ Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra. Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.” (St 2,21-24). Soạn giả sách Sáng Thế cũng tả lại cảnh Thiên Chúa phán xử hai vợ chồng sau khi họ phạm tội và viết trong chương 3: “Với người đàn bà, Chúa phán: "Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con.
Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi." (St 3,16).
Thế là tương quan giữa chồng vợ, nam nữ không còn trong sáng trong nhiệm vụ trợ giúp bổ túc cho nhau giúp đỡ nhau sống ơn gọi làm người nữa, nhưng biến thành sự thèm muốn nhục dục và đam mê say đắm giữa nam nữ. Sự thật này cũng được diễn tả trong câu chuyện của tổ phụ Abraham như kể trong chương 12 sách Sáng Thế: “Một nạn đói xảy ra trong xứ ấy, và ông Áp-ram xuống trú ngụ ở Ai-cập, vì nạn đói hoành hành trong xứ. Vậy khi gần vào Ai-cập, ông nói với vợ là bà Xa-rai: "Bà coi, tôi biết bà là một người phụ nữ có nhan sắc. Khi người Ai-cập thấy bà, họ sẽ nói: "Vợ hắn đấy! ", họ sẽ giết tôi và để cho bà sống. Vậy xin bà cứ nói bà là em tôi, để vì bà, người ta xử tốt với tôi, và nhờ bà, tôi được sống." Khi ông Áp-ram đến Ai-cập, người Ai-cập thấy vợ ông rất xinh đẹp. Quan lại của Pha-ra-ô thấy bà thì ca tụng bà trước mặt Pha-ra-ô, và bà bị đưa vào đền Pha-ra-ô. Vì bà, người ta xử tốt với ông Áp-ram; ông được chiên, dê, bò, lừa, tôi trai tớ gái, lừa cái, lạc đà. Tại vì bà Xa-rai, vợ ông Áp-ram, Chúa giáng những tai ương lớn xuống Pha-ra-ô và gia đình vua. Pha-ra-ô bèn cho gọi ông Áp-ram đến và nói: "Ngươi làm gì ta thế? Tại sao ngươi đã không khai với ta rằng: nàng là vợ ngươi? Tại sao ngươi lại nói với ta: "Nàng là em tôi", khiến ta đã lấy nàng làm vợ? Bây giờ, vợ ngươi đấy, hãy nhận lấy và đi đi! "Pha-ra-ô ra lệnh cho người của vua tống ông Áp-ram đi, cùng với vợ ông và tất cả những gì ông có.” (St 12,10-20).
DC 04
Đọc nhiều nhất Bản in 18.04.2018 17:20