Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Phép Thánh Thể chính là việc Thiên Chúa mạnh mẽ nói “không” với bạo lực

§ Anthony Lê

Bài giảng thứ Ba Mùa Chay của Cha Cantalamessa

VATICAN CITY (Zenit.org) - Chính nhờ Phép Thánh Thể, mà “Thiên Chúa tuyệt đối nói “không” với chính bạo lực, như Ngài đã tuyên bố trên cây thập giá, để qua đó, việc cử hành Phép Thánh Thể được tiếp tục mãi qua nhiều thế kỷ,” đó là lời của vị giảng phòng cho các giới chức của Tòa Thánh trong việc suy niệm mùa chay.

Cha Raniero Cantalamessa, một linh mục thuộc Dòng Thánh Capuchinô, ngày hôm nay đã nói rằng: “Bằng chính sự hy sinh của Ngài, Thiên Chúa đã chiến thắng bạo lực, không phải bằng việc phản bác bạo lực, mà là gánh chịu lấy nó, để cho thấy rõ được sự bất công và vô lực,” khi Ngài giảng suy niệm trong tuần lễ tĩnh tâm nhân Mùa Chay.

Những ngày tĩnh tâm, suy niệm được diễn ra tại Nhà Nguyện Chúa Cứu Thế trong Dinh Thự Tông Đồ, và được toàn thể nhân viên của Giáo Triều Rôma, các vị Hồng Y, các vị Giám Mục và các dòng tu bên cạnh Vaticăn tham dự. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị không thể tham dự được, vì Ngài đang trong giai đoạn bình phục từ bệnh viêm cuống phổi.

Cha Cantalamessa tóm tắt lại bài giảng của Ngài cho hãng tin Zenit, nhân chủ đề có liên quan đến Phép Thánh Thể là “Adoro Te Devote” (Cung Kính và Dâng Hiến). Ngài bắt đầu loại bài bình luận của Ngài về thánh vịnh của Mùa Vọng, và đã tiếp tục với chủ đề này từ buổi giảng phòng tĩnh tâm Mùa Chay đầu tiên.

Biểu tượng của con bồ nông được đem ra giới thiệu trong chủ đề có liên quan tới Máu của Chúa Kitô trong đoạn thơ thứ sáu của bài Thánh Vịnh Thánh Thể: “Hỡi Chúa Giêsu, Thiên Chúa, là Người Cha nhân hậu, hãy rửa sạch con khỏi mọi thô tục, tội lỗi bằng chính Máu của Ngài, chỉ một giọt máu thôi có thể giúp con được giải thoát, và toàn thể thế giới khỏi sự bạo hành và tội ác.”

Cha Cantalamessa nói: “Theo truyền thống cổ xưa và trong Thời Kỳ Trung Đại, ai cũng tin rằng con chim bồ nông thà hy sinh cái ngực của nó để cho các chim con mổ để lấy thức ăn nuôi sống, bằng chính máu của nó, vì sự đói ăn của đàn con nhỏ và thậm chí, có thể giúp các chim con sống lại.”

“Ý nghĩa thần học của đoạn thơ này thể hiện một cử chỉ trang nghiêm, ý thức của niềm tin vào giá trị toàn cữu về Máu của Chúa Kitô, vốn chỉ cần một nhọt máu nhỏ rơi xuống, cũng đủ cứu vớt toàn thể thế giới này,” nhưng “khó khăn lớn nhất” của đoạn thánh vịnh “chính là ở chổ hiện tại” tức là “việc biết chọn để nhận thức ra sự cứu rỗi của Thiên Chúa cho toàn thể vũ trụ. Tại sao phải chính xác là Máu? Thưa vì nó có liên quan đến việc tử nạn của Chúa Kitô, mà qua Phép Thánh Thể, Máu đó được canh tân, đổi mới về mặt bí tích, nhằm xác thực cho chứng cớ rằng bạo lực chính là trái tim bí mật và là linh hồn của sự thiêng liêng.”

Cha tiếp tục: thế nhưng, “ngày hôm nay chúng ta có khả năng để chiếu rọi một nguồn sáng mới vào chính Phép Thánh Thể, cụ thể là theo đúng con đường đã dẫn René Girad đến việc xác nhận rằng bạo lực chính là bản chất bên trong của sự linh thiêng, để dẫn đến sự tín thác vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, vốn được mạc khải và tỏ lộ ra muôn đời vì sự thông gia giữa linh thiêng và bạo lực. Thì theo nhà tư tưởng này, và qua chính cuộc sống và học thuyết của Ông thì Chúa Giêsu dã làm lộ chân tướng và tách rời cơ chế lập lờ, khó hiểu khi nói về bạo lực, để khiến Ngài từ Người vô tội, bổng dưng trở thành nạn nhân của tất cả mọi thức bạo lực của trần gian.”

Thì trong sự liên kết này, chính Vua Herôdê và Pontius Pilate, cùng với những người ngoại đạo (không phải Do Thái) và dân tộc Israel, là những người kết án Ngài; và những ai, trước kia là kẻ thù của Ngài, giờ đây lại trở thành bằng hữu.

“Chúa Kitô đã chiến thắng bạo lực, không phải bằng việc phản bác nó, mà là việc gánh chịu lấy bạo lực, để cho thấy được rõ sự bất công và vô lực.” Ngài đã khai mở cho một chiến tích theo kiểu mới mà Thánh Augustinô đã tóm tắt lại trong ba chữ ngắn, đó là: “victor quia victima” tức chiến thắng bởi vì Ngài là một nạn nhân. Và việc “phục sinh sống lại từ cõi chết mà Thiên Chúa Cha đã lớn tiếng tuyên bố, một lần và mãi mã, cho thấy được đâu chính là sự thật và công lý, và đâu chính là những lời nói xuôn và lầm lỗi.”

Cha giảng tiếp, việc Chúa Giêsu hy sinh được đề cập rất rõ qua các quan điểm khác nhau của Hebrew: “Cũng giống như các vị thượng tế, Ngài chẳng cần phải dâng hiến chính Ngài ngày này qua ngày khác, hay phải gánh chịu thương đau này tới thương đau khác từ thế giới này. Thế nhưng, Ngài sẽ lại xuất hiện thêm một lần nữa vào lúc viên mãn để xóa đi mọi tổi lỗi bằng chính sự hy tế của Ngài.”

Liên quan đến các đoạn văn bản nói về việc hy sinh của Chúa Kitô và việc cứu chuộc của Ngài, Cha Cantalamessa nói “những sự kiện và kinh nghiệm của thế kỷ thứ 20, mà trước đây chưa từng bao giờ xảy ra, đã cho thấy được sự tương quan của chúng với con người nhân loại, vốn nêu ra nhiều câu hỏi mới về Kinh Thánh, và Kinh Thánh tự nó, luôn lúc nào cũng có những lời giải đáp cho những câu hỏi đó Sự từ bỏ án tử hình cũng cho thấy được một ánh sáng mới có liên quan đến việc phân tách bạo lực và sự thánh thiêng. Một khía cạnh rất mơ hồ, bung lung nào đó hiện vẫn còn đang được diễn ra cứ mỗi lần kết án tử hình, bao gồm cả những trường hợp được luật pháp xác nhận.”

“Một Người chết cho tất cả mọi người!” Và những người có niềm tin còn có thêm một lý do nữa, chính là Phép Thánh Thể, vì Phép Thánh Thể chống đối lại án tử hình hay tù chung thân. Làm sao mà những người Kitô Giáo ở một số nước lại đồng ý, và vui mừng khi hay tin rằng một kẻ phạm tội đã bị tử hình, khi chúng tạ đọc Sách Thánh có câu: “Liệu Ta có vui sướng gì chăng trước cái chết của một người độc ác? Liệu Ta không thể nào vui sướng khi người ấy đã từ bỏ ma quỷ hay sao?”

Và theo ý kiến của Cha giảng phòng, “những cuộc tranh luận trong thế giới ngày nay về bạo lực và sự thánh thiên giúp chúng ta biết chấp nhận một chiều kích mới của Phép Thánh Thể,” vì qua Phép Thánh Thể “Thiên Chúa tuyệt đối nói “không” với chính bạo lực, như Ngài đã tuyên bố trên cây thập giá, để qua đó, việc cử hành Phép Thánh Thể được tiếp tục mãi qua nhiều thế kỷ. Phép Thánh Thể là một phép bí tích không bạo lực!”

Và Phép Thánh Thể, cũng đồng thời “hiện hữu một cách tích cực, để qua đó Thiên Chúa trả lời “vâng” với những nạn nhân vô tội. Phép Thánh Thể là nơi mà mỗi ngày Máu của Ngài được đổ ra trên trần gian để hiệp kết con người lại cùng với Chúa Kitô, Người đã tuôn đổ Máu hơn là máu của Abel. Từ khía cạnh này chúng ta hiểu được những gì đã bị cướp mất đi từ Thánh Lễ, và thế giới này nếu bị cướp đi tính cách hung bạo, thì cũng được xem như là việc hiện thể của sự hy tế.”

Anthony Lê

Đọc nhiều nhất Bản in 27.04.2007. 22:10