Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Yuse đón Maria về theo kế hoạch của Thiên Chúa

§ An Thanh, DCCT

Trong trình thuật truyền tin cho Maria (x. Lc 1, 26-38), Yuse được nhắc đến như là một người thuộc dòng dõi vua Đawit, đã đính hôn với Maria (x. Lc 1, 27). Việc nhắc tên Yuse chỉ nhắm đến việc liên hệ của ông với dòng tộc vua Đawit, còn việc đã đính hôn với Maria không được nhấn mạnh. Ở câu 32 và 33 của đoạn truyền tin nói rõ đến việc người con Maria sẽ sinh thuộc dòng tộc Đawit và sẽ là vua thuộc nhà Đawit trị vì vương quốc vĩnh viễn như lời ngôn sứ Nathan đã nói trong sách thứ hai Samuel. Nhưng lại khẳng định, người con đó được tác sinh bởi “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” Lc 1, 35), chứ hòan tòan không bởi Yuse.

Một bạn trẻ thắc về tính pháp lý của lời Fiat của Maria như sau: Theo bản dịch của Nhóm Phụng vụ các giờ kinh thì đức Mẹ đã “thành hôn” với Yuse, tức là đã trở thành người của Yuse, mà theo luật Do Thái, người vợ được xem như là của cải của người chồng. Ngay trong luật Thiên Chúa truyền cho Môsê phải nói cho dân cũng xếp người vợ chung với những của cải của người chồng như nhà cửa, tối tớ, bò lừa … “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”(Xh 20, 17). Nếu đã thành hồn thì rõ ràng Maria Fiat là phạm luật, và Thiên Chúa mời gọi Maria làm như thế cũng phạm luật luôn.

Thật ra đây là vấn đề tìm cách diễn ý trong dịch thuật mà thôi. Nhóm Phụng vụ các giờ Kinh muốn dựa theo phong tục của người kinh để trình bày tính pháp lý (lại pháp lý) của Chúa Yêsu sau khi được sinh ra. Nếu chỉ “đính hôn” thì con của Maria không chắc là con của Yuse. Nhưng khi đã “thánh hồn” thì chắc chắn người con đó là con của Yuse, và như vậy thuộc dòng tộc vua Đawit. Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn, CSsR thì dịch là “đính hôn”. Các cha giáo dạy Thánh kinh cũng xác nhận chữ gốc tiếng Hy Lạp là “đính hôn”. Theo phong tục của người Do Thái, nếu con của người nữ đã đính hôn, mà không bị người đính hôn với mình tố giác là ngoại tình thì người con đó sẽ là người con hợp pháp của người nam đã cùng đính hôn đó. Thật ra các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Jarai, Bahnar cũng như vậy. Chỉ cần “djă kong” (đám hỏi) xong, tuy chưa được chung sống, mà lỡ có con, mà người nữ không bị tố cáo gian dâm thì người con đó được luật tục công nhận là con của cả hai người. Còn riêng về bản văn gốc khi diễn tả tình trạng của Maria và Yuse là “đính hôn” là có ý cho thấy Đức Mẹ còn có cơ hội chọn lựa khác, chưa bị ràng buộc hoàn toàn, còn có quyền tự do quyết định. Người đính hối rồi vẫn có thể từ hôn ! Nhờ vậy mà lời Fiat của Maria không có vấn đề gì về pháp lý. Có lẽ mong có một bản văn dịch dễ hiểu, không cần chú giải, các dịch giả đã tước đi quyền tự do còn lại của Maria về mặt pháp lý như người bạn trẻ đã đặt thành vấn đề.

Cho đến hôm nay, đa số đã nhìn nhận việc Đức Mẹ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần đã được Đức Maria tâm sự cho Yuse biết trước khi sứ thần bào tin cho ông rồi. Còn việc Yuse là người công chính lại tìm cách lìa bỏ Maria cách kín đáo (x. Mt 1, 19) thì có thể hiểu đơn giản là Yuse không thể nhận thai nhi đó là con mình và chung sống với Maria, vì như thế là tiến quyền Thiên Chúa, phạm Thánh; còn nếu tố cáo Maria ngoại tình thì Yuse đã mắc tội vu khống, vì đã biết rõ Maria mang thai ở Chúa Thánh Thần. Ở hoàn cảnh đó, Yuse chọn giải pháp an toàn cho kế hoạch của Thiên Chúa và người nữ Sion Người đã tuyển chọn, cùn chấp nhận mang tiếng là không đàng hoàn, nghiêm túc với Maria nên đã bỏ trốn.

Đó là suy luận của con người theo cách con người tự hào rằng có thể cộng tác với Thiên Chúa trong kế hoạch của Người. Nhưng trong việc này, có vẻ Thiên Chúa quyết liệt thực hiện cho bằng được kế hoạch của Người bằng cách thức của Người, nên Người đã truyền tin cho Yuse (x. Mt 1, 18-24). Và khi biết rõ ý định của Thiên Chúa thì Yuse “khi tỉnh giấc, làm như sứ thần Chúa dậy và đón vợ về nhà” (Mt 1, 24)

Tôi tưởng tựơng khi đón Maria về, Maria nói với Yuse:

- Sao anh liều vậy?

- Sứ thần Chúa – Đức Chúa – đã ban tin cho anh rồi và bảo anh đón em về nhà!

- Sứ thần – Maria hỏi – cũng báo tin cho anh?

Lời Yuse nói “sứ thần Chúa đã báo tin cho anh rồi” quan trọng với Maria hơn việc Yuse đón Maria về nhà, bởi chính Thiên Chúa làm tan đi mọi lo sợ trong lòng Yuse (những người yêu nhau, họ lo về nổi buồn của người kia nhiều hơn nghĩ về thân phận của mình), và bởi tiếng Fiat của mình là đúng đường lối Chúa chứ không bồng bột nhất thời, ham vui như người lớn vẫn chê giới trẻ hôm nay.

Việc Yuse đón Maria về nhà một lần nữa nói với Maria rằng: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (Lc 1, 35), nghĩa là kế hoạch của Thiên Chúa, chính Người sẽ sắp xếp và hòan thành bất chấp những rủi ro do con người gây ra.

An Thanh, DCCT

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 25.03.2009. 10:11