Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tuần Bát Nhật Lễ Giáng Sinh

§ Lm Đinh Quang Thịnh

NGÀY 1 THÁNG 1

LỄ MẸ THIÊN CHÚA (Năm ABC)
Ds 6,22-27 ; Gl 4,4-7 ; Lc 2,16-21

BÀI ĐỌC I: Ds 6,22-27

22 Đức Chúa phán với ông Mô-sê: 23 "Hãy nói với A-ha-ron và các con nó rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này:24 "Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)! 25 Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! 26 Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)! 27 Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng."

ĐÁP CA: Tv 66

Đ. Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc cho chúng con. (c 2a)

2 Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, 3 cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài.

5 Ước gì muôn nước reo hò mừng rỡ, vì Chúa cai trị cả hoàn cầu theo lẽ công minh, Người cai trị muôn nước theo đường chính trực và lãnh đạo muôn dân trên mặt đất này.

6 Ước gì chư dân cảm tạ Ngài, lạy Thiên Chúa, chư dân phải đồng thanh cảm tạ Ngài. 8 Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc cho ta! Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người!

BÀI ĐỌC II: Gl 4,4-7

4 Thưa anh em, khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật,5 để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.6 Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi ! "7 Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG: Dt 1,1-2

Hall-Hall: Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Hall.

TIN MỪNG: Lc 2,16-21

16 Khi ấy, các người chăn chiên hối hả ra đi đến Bê-lem. Họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.17 Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

21 Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.

ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA CŨNG LÀ MẸ HỘI THÁNH

Cuối tuần Bát nhật lễ Chúa Giáng Sinh, Phụng vụ (trước Vat.II) trong lịch sử như đã lúng túng lựa chọn ý nghĩa lễ Cắt Bì và lễ Đặt Tên.

Nhưng sau Công Đồng Vat. II, lễ Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Phao-lô VI đặt vào ngày 1 tháng 1, và gọi là ngày Thế Giới Hòa Bình. Để lãnh hội hết ý nghĩa lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, ta hãy tìm hiểu trong lịch sử Phụng Vụ từ ý nghĩa lễ Cắt Bì hay lễ Đặt Tên nay trở thành lễ Mẹ Thiên Chúa.

I. LỄ CHÚA GIÊ-SU CẮT BÌ HAY ĐẶT TÊN.

1- Ý nghĩa ngày thứ 8: Các ý nghĩa về trong Phụng Vụ lễ Cắt Bì hay lễ Đặt Tên được cử hành vào ngày thứ 8, con số 8 biểu tượng cho cuộc tái tạo vũ trụ, cách riêng đối với loài người mà Con Thiên Chúa thực hiện:

2- Ý nghĩa lễ Cắt Bì: Trước Công Đồng Vat.II, lễ này được đặt vào cuối tuần Bát nhật lễ Giáng Sinh, căn cứ vào lịch Phụng vụ của Cựu Ước: Để thuộc về dòng giống Do-thái, tất cả những con trai đầu lòng sau khi sinh được 8 ngày, phải cử hành lễ Cắt Bì và Đặt Tên cho con trẻ (x Lv 12,1-5).

Sở dĩ phải cắt bì để trở thành dân Do-thái, vì theo phong hóa của thời ấy, và nhất là người Do-thái hiểu lời chúc phúc cho tổ phụ Ab-ra-ham được sinh con đàn cháu đống (x St 22,17),thì việc cắt da quy đầu nơi dương vật của nam giới bằng con dao đá, cũng để tạo cho đứa trẻ khi trưởng thành đến tuổi lập gia đình có điều kiện thuận lợi trong việc sinh sản con cái.

Con đầu lòng’’: Ở đây không được hiểu là còn nhiều người em khác, nhưng chỉ có ý nhắm đến biến cố Chúa đã sai Thiên thần giết tất cả các con đầu lòng của thú vật cũng như của dân Ai-cập, không trừ con vua. Lúc đó đế quốc Ai-cập mới buông tha cho dân Do-thái được tự do lên đường tiến về miền đất Chúa hứa để lập quốc và thờ phượng Thiên Chúa (x Xh 13,11t)

Nhưng đối với Đức Giê-su, thì nghi lễ này trở thành dấu chỉ Ngài sẽ bị cắt nát cuộc đời trên thập tự để Ngài làm trọn lễ hiến dâng mình cho Chúa Cha, mà Mẹ Ngài đã khai mào từ lúc cắt bì cho Ngài theo Lề luật Cựu Ước, để rồi chính lúc Ngài bị giết, Ngài cũng sẽ sinh con đầu lòng là Hội Thánh qua Bí tích Thánh Tẩy. Đó là những người được Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ tội lỗi và thần chết, hơn dân Israel cũ đã được Chúa cứu khỏi kiếp nô lệ Ai-Cập.

3. Ý nghĩa lễ Đặt Tên: Tên Giê-su được chính thiên thần chỉ định cho ông Giu-se và Mẹ Ma-ri-a đặt theo ý Thiên Chúa (x Lc 1,31 ; Mt 1,21). Ai có quyền đặt tên, thì người được nhận tên thuộc quyền sở hữu của người đặt tên, nghĩa là Con của Đức Ma-ri-a là Con Thiên Chúa. Vì tên Giê-su có nghĩa là Thiên Chúa Cứu Độ, danh Giê-su diễn tả Ngài là A-đam mới sinh Hội Thánh là E-và mới. Xưa ông A-đam đặt tên cho mọi sinh vật, mà không sinh vật vừa ý ông để làm mẫu cho Chúa tạo dựng vợ ông, thì từ cạnh sườn ông, Thiên Chúa đã cho bà E-và được sinh ra (x St 2, 18-22). Vì ông là chồng của E-và, nên khi bà E-và chủ mưu lỗi Luật Chúa, ông phải mang trách nhiệm, nên sự chết truyền đến ông và con cháu ; thì Chúa Giê-su là A-đam mới vô tội, sinh ra Hội Thánh là Hiền Thê của Ngài giống hình ảnh Thiên Chúa, nhưng vẫn còn phạm tội ! Dù thế, sự sống của A-đam mới vẫn truyền sang cho Hội Thánh, vì A-đam mới mạnh hơn E-và xưa (x St 3).

II. LỄ MẸ THIÊN CHÚA.

Nguồn gốc Phụng vụ có lễ này là để chống lạc giáo do Giám mục Nestorio chủ trương: Đức Ma-ri-a chỉ là Mẹ thân xác Đức Giê-su mà thôi. Công Đồng Ê-phê-sô ngày 22.06.431 đã tuyên bố: Đức Ma-ri-a là Mẹ thật của Thiên Chúa (cả thần tính lẫn nhân tính) vì Mầu nhiệm Ngôi hiệp. Thần tính và nhân tính trở thành một ngôi vị, cũng như linh hồn và thân xác con người trở thành một ngôi vị. Nếu bảo bà A là mẹ của B, thì phải hiểu bà A là mẹ cả hồn lẫn xác của B, mặc dầu nếu không bởi Thiên Chúa, thì A cũng chẳng thể sinh ra B.

Để tỏ lòng kính mến Mẹ Thiên Chúa, lịch sử Phụng vụ đã trải qua những thay đổi của ngày lễ:

Đức cố Giáo hoàng Gio-an 23 đã lấy ngày lễ kính Đức Mẹ Thiên Chúa 11-10-1962 để khai mạc Công Đồng Vat.II, và đã thành công rực rỡ như một lễ Hiện Xuống mới ; như một cuộc sáng tạo mới. Bởi đó, sau khi Đức Phao-lô VI đã đặt Lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng 1, thì ngài nói:“Nhằm tôn kính việc Đức Mẹ góp phần vào Mầu nhiệm cứu độ và tôn kính địa vị đặc biệt, khiến cho Mẹ rất thánh đáng tiếp nhận nguồn sống cho Hội Thánh.’’ (Phao-lô VI Marialis Cultus số 5)

Vậy ta phải sống những điểm giáo lý của ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa mà Hội Thánh muốn dạy ta:

1/ Đặt lễ kính Đức Ma-ri-a vào cuối tuần Bát nhật Giáng Sinh để ca tụng Mẹ trong chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa, đồng thời đề cao nhân đức của Mẹ:“Giữ kỹ Lời Chúa trong lòng và suy đi nghĩ lại’’ (x Lc 2,19.51: Tin Mừng) rồi đem ra thực hành (x Lc 8,21). Cụ thể, Mẹ đã làm trọn ý nghĩa của Phụng vụ “Cắt Bì’’ và “Đặt Tên’’: “Giê-su con lòng Bà gồm phúc lạ’’ là thể hiện gía trị Tv 118 như đã nói ở trên.

Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa nên cũng là Mẹ thật của mỗi Ki-tô hữu, là Mẹ của Hội Thánh. Nghĩa là các Ki-tô hữu trở nên con đầu lòng của Thiên Chúa trong Giê-su Con của Mẹ, thì cuộc đời người Ki-tô hữu cũng phải thuộc về Thiên Chúa để tiếp tay với Chúa Giê-su cứu độ đồng loại.

2/ Sự trùng hợp ngày thứ 8 (cuối tuần Bát nhật) với ngày 1 tháng 1, ngày đầu niên lịch, ngày này được gọi là ngày lễ Mẹ Thiên Chúa, với những ý nghĩa đã được diễn tả trong ngày lễ Cắt Bì và Đặt Tên, thật xứng với ý nghĩa ngày Thế Giới Hòa Bình, mà Đức Phao-lô VI đã đặt cho nhờ “Hoa Qủa Lòng Bà’’, vừa nuôi sống Is-ra-en mới, vừa đạp nát đầu con rắn, địch thù của nhân loại, đem lại nền hòa bình đích thực và vững chắc cho thế giới. Và giáo lý Công giáo còn muốn khẳng định rằng: Loài người chỉ có bình an đích thực, khi cả loài người được trở thành con Thiên Chúa, con Mẹ Maria, nhờ được tái sinh bởi Chúa Giê-su (x Cv 2,38). Vì “Thiên Chúa chỉ chúc phúc cho dân Ngài dưới quyền bảo trợ của danh Chúa’’ (x Ds 6,22-27: Bài đọc I).

3/ Mỗi người Ki-tô hữu phải trở nên “Mẹ của Thiên Chúa’’, một danh hiệu diễn tả ân lộc lớn lao của Thiên Chúa ban cho con người! Bởi vì con người được bằng Thiên Chúa đã là khó hiểu, thế mà còn được trở nên “Mẹ Thiên Chúa’’, nhờ biết lắng nghe và thực hành Lời (x Lc 8,21 ; 11,28), thì qủa là một mầu nhiệm vượt qúa trí hiểu loài người !

Vậy muốn được Chúa gọi ta là “Mẹ’’ của Ngài, ta phải sống đạo như Mẹ Maria:

- Lắng nghe Lời Chúa trong lòng tin yêu, suy gẫm và đem ra thực hành (x Lc 2,19.51 ; Lc 8,21).

- Đoán ý của người khác để phục vụ (x Lc 1,39t ; Ga 2,3).

- Loan báo Tin Mừng cho muôn dân, quy họ về làm con Thiên Chúa, làm con Mẹ Maria là lễ vật được Chúa ưa chuộng (x Rm 15,16).

4/ Đặt lễ này vào đầu niên lịch, cũng nhằm thánh hóa thời gian Chúa ban cho mỗi người. Thời gian chỉ có ý nghĩa khi nó được dùng vào việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa (x Mt 6,33), mong muốn đón nhận Lời bằng cả trái tim và đem ra thực hành. Hình ảnh ông Gio-an ngả đầu vào ngực Đức Giê-su trong bữa Tiệc Ly để nghe được tiếng Chúa trong con tim của Ngài, đó cũng là hình ảnh người Ki-tô hữu nghe Lời Chúa trong Phụng Vụ (x Ga 13,25), đặc biệt khi Đức Giê-su chấm dứt cuộc đời trên dương thế, Ngài đã trao Đức Ma-ri-a cho Tông Đồ Gio-an. Ta biết con người khôn hơn các sinh vật khác là còn nhờ yếu tố từ khi sinh ra để lúc đủ khả năng vào đời, họ được ở với người mẹ lâu nhất ! Nhờ đó, ông Gio-an không phải chết đổ máu như các Tông Đồ khác, lại còn được sống thọ hơn. Cũng nhờ thế mà Tin Mừng của ông viết rất sâu sắc, nghĩa là ông hiểu Chúa hơn Tin Mừng Nhất Lãm. Đó cũng là lý do mà Đức Giê-su nói với ông Phê-rô về ông Gioan: “Gỉa như Thầy muốn nó ở lại cho đến khi Thầy đến, thì việc gì đến anh (Phê-rô)’’. Lời này đồn đại trong các môn đệ là ông Gio-an không phải chết! (x Ga 21,22-23)

5/ Mỗi khi ta được rước lễ là rước Đức Giê-su Phục Sinh, còn là đón nhận lấy xương thịt của Đức Ma-ri-a đã được thần hóa. Con Thiên Chúa nếu không nhận lấy xương thịt của Đức Mẹ, và xương thịt của Đức Mẹ không trở thành xương thịt của Đức Giê-su, thì các Đấng không đem ơn cứu độ cho ai theo ý Cha trên trời ; Cũng thế, nếu xương thịt của ta không trở nên một xương thịt với Chúa Giê-su, cũng là xương thịt của Mẹ Maria, thì dù ta có sống tốt cỡ nào ta cũng không được ơn cứu độ, và chẳng giúp ai được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Vậy ai được sinh ra bởi Chúa Giê-su, thì cùng được sinh ra bởi bà Maria, mới được ơn giải phóng thoát án phạt của Lề Luật (x Gl 4,4-7: Bài đọc II). Đó “là dân được Chúa Trời dủ thương và chúc phúc’’ (Tv 67/66,2a: Đáp ca).

Truyện kể:

Cậu Ka-rôn Oát-ty-la (Karol Wojtyla) lên 7 tuổi, đứng bên giường mẹ đang hấp hối, cậu khóc nức nở! Người mẹ nắm tay con ôn tồn nói: “Con đừng khóc, mẹ này chỉ là vú nuôi con, khi Chúa rước vú này về với Chúa, thì người Mẹ thật của con là Đức Ma-ri-a xuất hiện, sẽ đích thân chăm sóc con.”

Từ ngày ấy, cậu Ka-rôn Oát-ty-la tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt, tưởng đó cũng là lý do quan trọng mà ngày 18-10-1978 Chúa đã chọn ngài lên ngôi Giáo hoàng (Gio-an Phao-lô II), đem lại nhiều lợi ích cho Hội Thánh và cả xã hội trong mọi lãnh vực.

THUỘC LÒNG.

Đức Ma-ri-a nói 6 lần, mà Tin Mừng có ghi lại:
- 5 lần Mẹ nói với Chúa, nói về Chúa (x Lc 1,34 ; 1,38 ; 1, 40t ; 2,48 và Ga 2,3).
- Chỉ có một lần Mẹ nói với loài người: “Chúa bảo gì, còn cứ làm theo !’’ (Ga 2,5)

o0o

NGÀY 31 THÁNG 12
1Ga 2,18-21 ; Ga 1,1-18

BÀI ĐỌC: 1Ga 2,18-21

18 Hỡi anh em là những người con thơ bé, đây là giờ cuối cùng.Anh em đã nghe biết là tên Phản Ki-tô sẽ đến;thế mà giờ đây nhiều tên Phản Ki-tô đã xuất hiện. Do đó, chúng ta biết được rằng đây là giờ cuối cùng.19 Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta,nhưng không phải là người của chúng ta;vì nếu là người của chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta. Nhưng như thế mới rõ:không phải ai ai cũng là người của chúng ta. 20 Phần anh em, anh em nhận được dầu, do tự Đấng Thánh,và tất cả anh em đều được ơn hiểu biết. 21 Tôi đã viết cho anh em,không phải vì anh em không biết sự thật,nhưng vì anh em biết sự thật, và vì không có sự dối trá nào phát xuất từ sự thật.

ĐÁP CA: Tv 95

Đ. Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng. (c 11a)

1 Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu!2a Hát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh!

11 Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng,biển gầm vang cùng muôn hải vật, 12a ruộng đồng cùng hoa trái, nào hoan hỷ.

12b Hỡi cây cối rừng xanh, 13 hãy reo mừng trước tôn nhan Chúa, vì Người ngự đến, Người ngự đến xét xử trần gian.Người xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Người.

TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 1,14a.12a

Hall-Hall: Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta ; những ai đón nhận Người, thì Người ban cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Hall

TIN MỪNG: Ga 1,1-18

1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống,và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.

6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. 7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng để mọi người nhờ ông mà tin.8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.

9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 10 Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có,nhưng lại không nhận biết Người.

11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. 12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.

15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: "Đây là Đấng mà tôi đã nói:
Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi." 16 Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. 18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

NGÔI LỜI ĐÃ LÀM NGƯỜI

Để hiểu được Ngôi Lời là Thiên Chúa, thánh Gioan giới thiệu về Con Thiên Chúa làm người, ta phải đặt mình vào nền văn hóa Hy-lạp thời thánh Gioan. Nhiều triết gia Hy-lạp lý giải sự hiện hữu của vũ trụ này là do một Logos. Thánh Gioan gọi Logos là Ngôi Lời, nhưng người ta hiểu không đồng nhất về Logos:

Như thế, hai quan niệm về Logos như trên mang tính đa thần, khác hẳn với niềm tin Ki-tô giáo là độc thần.

Những luồng tư tưởng của nhân loại tìm hiểu nguyên lý của vũ trụ như trên, nói lên sự khao khát của loài người đi tìm Đấng toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ, vượt xa loài người. Nhưng những cố gắng đó không làm cho ai được toại nguyện.

Thánh Gioan khi viết Tin Mừng để giới thiệu Con Thiên Chúa làm người: Ngài là một Ngôi vị. Ông Gioan đã “rửa tội” cho các quan niệm về Logos của nền triết học Hy-lạp. Ý ông muốn nói: ai đang đi tìm nguyên lý của sự sống, của chân lý, của sự hiện hữu muôn loài trong vũ trụ, qua các ý niệm về Logos của nền triết học Hy-lạp. Thì Con Thiên Chúa làm người, Ngài đáp ứng mọi khát vọng của loài người, Ngài không phải là một thụ tạo như Hé-ra-cơ-lít hiểu, Ngài không phải là hồn của vũ trụ như phái Khắc Kỷ hiểu, Ngài cũng không phải là Thiên Chúa hạng thứ như Phi-lon hiểu, mà Ngài là Lời Thiên Chúa từ nguyên thủy đã tạo dựng vũ trụ (x St 1). Vào thời Ngài thực hiện ơn cứu độ để làm hoàn hảo công trình tạo dựng thuở ban đầu, Lời nguyên thủy ấy nay đã trở thành xương thịt của loài người, thành một hữu thể, một Ngôi vị, Ngài vừa có bản tính loài người, vừa có bản tính Thiên Chúa, Ngài từ Chúa Cha đến thế gian, nên ai thấy Ngài là Chúa Cha, Ngài nói như Cha, Ngài làm như Cha, Ngài đồng bản thể với Cha là Thiên Chúa (x Ga 10,30 ; 14,5-11).

Do đó thánh Gioan lên án: Ai không tin vào Con Thiên Chúa làm người, là Đức Giê-su Ki-tô như Hội Thánh tin, thì nó là phản Ki-tô, sự thật, sự sống không có nơi kẻ ấy, nó không thuộc về đoàn chiên của Chúa chăm sóc, nên nó cũng không thông hiệp với các Ki-tô hữu (x 1Ga 2,18-21: Bài đọc).

Ai thuộc về đoàn chiên của Mục Tử Giê-su chăm sóc, thì phải tin Ngôi Lời đã làm người:

Lúc khởi đầu đã có Lời” (Ga 1,1a): Lời từ thuở ban đầu sáng tạo vũ trụ, nay xuất hiện để hoàn tất công trình đã được sáng tạo thuở ban đầu.

Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu Người vẫn hướng về Thiên Chúa” (Ga 1,1b-2): Ngôi Lời là Thiên Chúa nên ta đón nhận được Ngôi Lời, chính Ngôi Lời lôi kéo ta về với Thiên Chúa, bởi vì loài người đã lạc xa Thiên Chúa, được sinh ra từ dòng giống A-đam, E-và, sau khi phạm tội, họ luôn tìm đường lẩn trốn Thiên Chúa (x St 3,8).

Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (Ga 1,3-4): Ngôi Lời sáng tạo vạn vật, vì vạn vật được hiện hữu là do bởi Ngôi Lời, không có Ngài thì chẳng có gì thành sự, dù nhờ Ngài mà sự sống đã xuất hiện nơi thụ tạo. Nhưng sự sống nơi thụ tạo do Thiên Chúa tạo dựng thông ban cho nó, sự sống ấy bị mất đi khi thần chết đến. Nhưng nhờ Ngôi Lời là ánh sáng dẫn đưa nhân loại vào hiệp thông với sự sống của chính Thiên Chúa trong Chúa Giê-su Ki-tô, là sự sống viên mãn, vinh quang, vĩnh cửu, đó mới là sự sống Thiên Chúa muốn tặng ban riêng cho loài người, nhờ, trong Chúa Giê-su Ki-tô.

Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5): Ngôi Lời là ánh sáng diệt bóng tối (tội, sự chết). Vì Ngài là ánh sáng rọi thấu tâm hồn mọi người, nên ai cũng nhận biết mình có tội (x Rm 7,7), và nhờ biết mình có tội nên sinh lòng sám hối chạy đến cùng ánh sáng, để bóng tối, tội lỗi bị diệt trừ, và nhờ thông hiệp với Ngôi Lời thì được chia phần sự sống Phục Sinh vinh hiển, sự sống thật nơi Thiên Chúa hằng sống (x Ga 11,25-26).

Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1,6-8): Ông Gioan Bt cũng được coi là ánh sáng, nhưng ánh sáng của ông chỉ là ngọn đèn leo loét (x Ga 5,35), không thể sánh với ánh sáng Mặt Trời Công Chính là Đức Giê-su Ki-tô, vì Ngài ánh sáng soi đường ta đến với Ngôi Lời, là ánh sáng viên mãn phát sinh sự sống, như ánh sáng mặt trời soi cho nhân loại đang ngồi trong bóng tối sự chết hướng chân họ đi thẳng tới bình an (x Lc 1,78-79).

Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9): Chỉ có Ngôi Lời là ánh sáng dẫn ta vào chân lý, để ta thoát ra khỏi thế gian tràn ngập gian dối, bởi thế ai trong thế gian là sống trong gian dối, không có sự thật.

Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người” (Ga 1,10): Ngôi Lời đã trở nên xác phàm, để cho ta cùng một xương thịt với Ngài (x Dt 2,11), nhờ vậy mà Ngài nâng đỡ ta đang chới với giữa thế gian, Ngài còn dẫn dắt bảo tồn những gì Ngài đã tạo dựng. Nhưng tạo vật lại không nhận biết bởi đâu mà mình hiện hữu và tồn tại, trừ khi nó được hiệp thông nên xương thịt với Ngôi Lời làm người.

Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11): Ngôi Lời nhập thể sống kiếp người như mọi người, để cảm thông được mọi nỗi đau khổ của nhân loại, biết mọi khát vọng của loài người, nhất là đối với người nhà của Ngài là dân Do-thái, một dân tộc đã được Thiên Chúa tuyển chọn, để từ dân tộc này ơn cứu độ được ban tặng cho thế gian (x Ga 4,22). Thế mà người nhà của Ngài – dân Ngài tuyển chọn – lại không đón nhận Ngài.

Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1,12-13): Ai đón nhận được Ngôi Lời làm người là Đức Giê-su Ki-tô, thì họ được Ngài tái sinh không do xác thịt của loài người, nhưng do chính Chúa Giê-su, để họ được trở nên con Thiên Chúa, đồng danh, đồng vị với “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32 = Lc 6,35).

Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ (cắm lều) giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14): Lời Thiên Chúa không còn là một ý tưởng, không còn là một lý tưởng, không còn là ngôn từ, nhưng Lời đã trở nên một Ngôi vị như mọi người, Ngài đã “cắm lều” giữa chúng ta. Thánh Gioan nhắc đến chiếc lều ở đây cho chúng ta nhớ lại dân Do-thái trong thời gian bỏ Ai-cập tiến về Đất Hứa, họ làm Lều Hội Ngộ để đặt hai Bia Đá Lời Chúa, có mây bao phủ, khi cột mây bốc lên di chuyển, thì dân Do-thái nhổ lều đi theo áng mây như chiếc dù che chở dẫn họ đi, giúp họ thoát tay kẻ thù gặp trên đường (x Xh 33,7-11). Ngày nay, "Lều Hội Ngộ" đó chính là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, Ngài ở giữa dân Ngài, trực tiếp hướng dẫn và che chở cho dân Ngài thoát khỏi mọi ác thần, sống bình an tiến thẳng về miền Đất Hứa là Quê Trời ; Ngài “cắm lều” giữa chúng ta cũng là nhắc lại ba môn đệ Phê-rô, Gia-cô-bê, Gioan được Chúa dẫn vào vinh quang trên núi Hiển Dung, họ muốn cắm lều ở lại hưởng vinh quang Thiên Chúa, không muốn trở xuống núi với thế gian (x Mt 17). Đức Giê-su chỉ thực sự dẫn đưa chúng ta vào sự sống vinh quang sung mãn của Ngài trong Chúa Cha, khi Ngài tự hiến mình làm Hy Tế trên thập giá, chính lúc đó Ngài tự hạ trở nên kẻ thấp hèn nhất trong loài người, để chuộc lại nơi Cha Ngài những ơn loài người vì phạm tội, mà ma quỷ đã tước đoạt, và Ngài còn ban cho họ những ơn phong phú hơn thuở ban đầu, hầu mọi miệng lưỡi tôn vinh danh Ngài là Đức Chúa, mọi đầu gối phải bái thờ Ngài (x Pl 2,6-11). Xưa kia dân Do-thái, ai mà thấy Thiên Chúa thì không sống nổi (x Xh 33,20), trái lại, trong Chúa Giê-su, người ta được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa, và còn được hiệp thông với sự sống sung mãn của Ngài. Đó là mục đích Ngôi Lời đã làm người để cứu nhân loại.

Ông Gioan làm chứng về Người, ông tuyên bố: đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi” (Ga 1,15): Ông Gioan Tẩy Giả được mọi người tôn vinh, cả đến Đức Giê-su cũng khen ông là người cao cả nhất sinh ra bởi người nữ (x Mt 11,11), nên nhiều người tưởng ông là Đấng Mê-si-a (x Lc 3,16), nên ông Gioan vội vàng cải chính: Đấng mà tôi nói đến – Đức Giê-su – Người đến sau tôi – thua tôi 6 tháng tuổi – nhưng Ngài trổi vượt hơn tôi vì Ngài là Thiên Chúa, Ngài có trước tôi.

Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có” (Ga 1,16-17): Thuở xưa, Luật Chúa ban cho dân qua ông Mô-sê vẫn còn giam người ta trong tội lỗi (x Gl 3,22), vì ai cũng bất lực chu toàn Lề Luật: điều xấu Luật cấm, ít nhiều đã vi phạm ; điều tốt Luật dạy làm, không ai làm hoàn hảo. Do đó, Luật chỉ có giá trị dẫn ta đến gặp Đức Giê-su, Đấng giải phóng mọi người khỏi án phạt của Luật (x Gl 3,24), tức là khi ta được hiệp thông với Ngài, nhờ Lời Ngài ta nhận biết tội mình (x Rm 7,7), ta khiêm tốn sám hối trông cậy vào lòng thương xót của Ngài, ít là giống tên trộm lành (x Lc 23,40-43), và nhờ thông hiệp với Ngài trong Bí tích Thánh Thể, ta được nhờ Ngài, với Ngài, trong Ngài (x Rm 11,36) ra đi phục vụ đồng loại, ta mới xứng đáng được Ngài ban cho hết ơn này đến ơn khác, vì “ngoài danh Đức Giê-su, dưới gầm trời này không có danh nào khác để người ta kêu cầu hòng được cứu độ” (x Cv 4,12).

Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18): Hết thảy những ai đón nhận được Đức Giê-su Ki-tô, thì được Thánh Thần ghi tạc Lời vào tấm linh hồn và thân xác họ (x 2Cr 3,3). Họ được hơn xưa Chúa ghi Lời trên tấm đá trao cho ông Mô-sê, đến thời Thiên Chúa cứu độ, thì Lời trên tấm đá đó không cần nữa (x Gr 31,33). Bởi vì Lời ghi trên tấm linh hồn và thân xác ta, mới làm cho trái tim ta được nên giống trái tim Chúa Giê-su (x Ed 36,26), đến nỗi ta được nên đồng hình đồng dạng với Con Thiên Chúa (x Gl 2,20). Như thế, ta là kẻ thấp hèn được nâng cao tuyệt đỉnh nhờ Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Ngài đã trực tiếp tỏ cho ta biết về Thiên Chúa, đặc biệt khi ta hiệp dâng Thánh lễ.

Nói tắt, nếu Lời Thiên Chúa chỉ nằm trên môi miệng của ta, hoặc ta đón nhận Lời trong trí não, qua thính giác, thì Lời ấy chưa sinh ích cho ta. Ta còn phải đón nhận Lời, sống Lời, để trở thành xương thịt trong Chúa Giê-su Phục Sinh, hầu ta đi con đường như Ngài đã đi (x 1Ga 2,6), và chỉ khi nào ta nói được với mọi người rằng: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Chúa Giê-su” (1Cr 11,1), lúc ấy “trên trời dưới đất rúng lên niềm vui mừng, làm cho muôn tạo vật được nhảy mừng trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, vì Chúa đến xét xử địa cầu theo đường công chính, và xét xử muôn dân theo chân lý của Người” (Tv 96/95,1-13: Đáp ca).

THUỘC LÒNG

Từ nguồn sung mãn của Đức Ki-tô Giê-su tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác (Ga 1,16).

o0o

NGÀY 30 THÁNG 12
1Ga 2,12-17 ; Lc 2,36-40

BÀI ĐỌC: 1Ga 2,12-17

12 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, tôi viết cho anh em: anh em đã được tha tội nhờ danh Đức Giê-su Ki-tô. 13 Hỡi các bậc phụ huynh, tôi viết cho anh em: anh em biết Đấng vẫn có từ lúc khởi đầu. Hỡi các bạn trẻ, tôi viết cho anh em: anh em đã thắng ác thần.14 Hỡi anh em là những người con thơ bé, tôi đã viết cho anh em: anh em biết Chúa Cha.

Hỡi các bậc phụ huynh, tôi đã viết cho anh em: anh em biết Đấng vẫn có từ lúc khởi đầu. Hỡi các bạn trẻ, tôi đã viết cho anh em: anh em là những người mạnh mẽ;lời Thiên Chúa ở lại trong anh em và anh em đã thắng ác thần. 15 Anh em đừng yêu thế gian và những gì ở trong thế gian. Kẻ nào yêu thế gian thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, 16 vì mọi sự trong thế gian: như dục vọng của tính xác thịt,dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; 17 mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi.

ĐÁP CA: Tv 95

Đ. Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng. (c 11a)

7 Hãy dâng Chúa, hỡi các dân các nước,dâng Chúa quyền lực và vinh quang,8a hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người.

8b Hãy bưng lễ vật, bước vào tiền đình Chúa, 9 và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện,
toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước Thánh Nhan.

10 Hãy nói với chư dân: Chúa là Vua hiển trị, Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng chuyển lay, Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng.

TUNG HÔ TIN MỪNG:

Hall-Hall: Ngày thánh đã bừng lên chiếu rọi chúng ta,muôn dân hỡi, đến mà thờ lạy Chúa. Vì hôm nay, ánh huy hoàng rực rỡ, tỏa xuống khắp cõi trần. Hall.

TIN MỪNG: Lc 2,36-40

36 Khi ấy, có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm,37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.

39 Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê.40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

THEO XÁC THỊT LÀ CHẾT THEO THẦN KHÍ MỚI SỐNG BÌNH AN

Trong kinh nghiệm đời sống thiêng liêng, ai ai cũng biết mình có ba kẻ thù: Xác thịt, thế gian và satan. Qua trình thuật Đức Giê-su bị cám dỗ, tác giả Mát-thêu ghi lại cho ta thấy satan không nguy hiểm lắm, cụ thể nó đến dò dẫm ý muốn của Đức Giê-su, nếu Ngài chiều theo xác thịt, mà mê ăn uống, tham quyền cố vị, và mê đắm sự giàu sang của thế gian, thì nó sẽ đánh gục Ngài, nhưng Chúa đã dùng Lời Kinh Thánh để đối đáp với nó, cho nó thấy Ngài sống bởi Lời, chứ không phải sống nhờ phù hoa của thế gian, thế là satan chuồn mất, lúc đó các Thiên thần đến hầu hạ Ngài (x Mt 4,1-11).

Thế thì khi nào ta chiều theo các đam mê của xác thịt, tức khắc ta lao mình đi tìm kiếm sự giàu sang phú quý của thế gian, cùng với những hấp lực của nó, lúc đó satan mới xuất hiện trợ giúp ta, cho ta thỏa mãn các đam mê của xác thịt, là ta chết !

Nhìn lại sự yếu đuối mỏng dòn của thân phận làm người, ai cũng cảm thấy mình bất lực khi muốn thoát ra khỏi tội lỗi, do các dục vọng bản thân chủ động. thánh Phao-lô cột trụ của Hội Thánh, đã thú nhận sự yếu đuối và bất lực của ông trước lương tâm đòi hỏi ông nên thánh: “Chẳng có sự gì lành cư ngụ trong, sự thiện tôi muốn, tôi không làm, còn điều ác tôi không muốn, tôi lại cứ thi hành” (Rm 7,18-19). Cuộc nội chiến này ông Phao-lô gọi là đường phân tuyến giữa xác thịt và Thần Khí. Ông nói: “Xác thịt có những đam mê chống lại Thần Khí, và Thần Khí có những đam mê chống lại xác thịt, đôi đàng cự lại nhau, khiến ta không thể muốn là làm được. Nhưng nếu ta để Thần Khí dẫn đi, ta không phải chịu nô lệ quyền Lề Luật” (Gl 5,17-18).

Với kinh nghiệm ấy, thánh Gioan Tông Đồ viết thư khuyên mọi giới trong Hội Thánh: “Hỡi các con thơ bé, các bậc phụ huynh, các bạn trẻ, anh em có thắng được ác thần, trở nên mạnh mẽ, là nhờ Lời Thiên Chúa ở lại trong anh em. Do đó anh em đừng yêu mến thế gian. Kẻ yêu mến thế gian thì không có lòng mến của Chúa Cha, vì dục vọng của tính xác thịt là thói cậy mình có của ! Thói ấy không phát xuất từ Thiên Chúa mà phát xuất từ thế gian, mà thế gian thì đang qua đi cùng với dục vọng của nó. Chỉ ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa mới tồn tại mãi mãi” (1Ga 2,12-17: Bài đọc).

Đời sống đạo của bà Anna trong Tin Mừng Luca ghi lại, đã minh họa một chứng nhân sống lời thánh Phao-lô và thánh Gioan khuyên các tín hữu như trên: “Bà lấy chồng được bảy, thì chồng sang thế giới khác, lúc ấy bà khoảng 20 tuổi, phụ nữ ở tuổi này còn nhiều khát vọng của xác thịt, thế mà bà không tái giá, chấp nhận ở góa, bà không rời khỏi ĐềnThờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Chúa. Ông Luca cho biết lúc bà được 84 tuổi, thì bà được Chúa mở mắt đức tin nhận ra Hài Nhi Giê-su là Đấng muôn dân đang mong đợi đến cứu chuộc, bà bồng Hài Nhi Giê-su cảm tạ Thiên Chúa, rồi giới thiệu Đấng Cứu Thế cho mọi người cũng đang mong đợi ngày Thiên Chúa cứu độ” (Lc 2,36-38: Tin Mừng).

Sự kiện trên làm cho chúng ta thắc mắc: tại sao bà Anna gặp Chúa lại quảng đại hơn ông Si-mê-on, và bao nhiêu người hôm đó cùng đến Đền Thờ mà không nhận ra Hài Nhi Giê-su là Đấng cứu độ muôn dân, phải nhờ bà Anna giới thiệu họ mới nhận ra ?

Thưa:

Tác giả Luca còn ghi cho chúng ta thêm chi tiết: ngày bà Anna được phúc bồng lấy Đấng Cứu Thế, lúc ấy bà được 84 tuổi (x Lc 2,37: Tin Mừng). Phải chăng ông Luca có ý nhấn mạnh: bà muốn đến Đền Thờ để được nghe Lời Chúa. Vì con số 84, nghĩa là 8+4 = 12 , gợi cho chúng ta nhớ đến tuổi Đức Giê-su bắt đầu lên tiếng giảng dạy ở Đền Thờ, ngay sau khi ông Luca ghi chuyện bà Anna được gặp Chúa (x Lc 2,41t). Ta có quyền hiểu như thế, vì cũng chỉ có riêng ông Luca tường thuật chuyện bà bị còng lưng 18 năm, khi gặp Đức Giê-su, Ngài cho bà đứng thẳng lên (x Lc 13,11). Mà Đức Giê-su bắt đầu vào đời thi thành sứ mệnh cứu độ trạc 30 tuổi (x Lc 3,23). Thế nên 30-18 = 12, cũng lại là con số gợi cho ta nhớ đến tuổi Đức Giê-su bắt đầu giảng ở Đền Thờ (x Lc 2,42t).

Vậy tinh thần sống đạo của bà Anna hơn Luật dạy, và nhờ Lời Chúa lưu lại trong bà, bà đã diễn tả trước lời thánh Gioan nói với giáo dân ở Bài đọc: “Lời Chúa lưu lại trong anh em, anh em đã thắng ác thần” (1Ga 2,14).

Đó là những lý do bà Anna trở thành người phụ nữ đầu tiên đưa Tin Mừng cho loài người. Và nếu chúng ta có trái tim đón nhận Lời Chúa như bà Anna, là ta nối dài và mở rộng đời sống đạo của bà Anna, ta mới reo vang lời cảm tạ Thiên Chúa: “Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng. Hãy dâng Chúa, hỡi các dân các nước,dâng Chúa quyền lực và vinh quang, hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người. Hãy bưng lễ vật, bước vào tiền đình Chúa, và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện, toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước Thánh Nhan. Hãy nói với chư dân: Chúa là Vua hiển trị, Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng chuyển lay, Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng” (Tv 96/95,7-11: Đáp ca).

THUỘC LÒNG

Người mạnh mẽ thắng được ác thần là nhờ Lời Chúa lưu lại trong học (1Ga 2,14).

o0o

NGÀY 29 THÁNG 12
1Ga 2,3-11 ; Lc 2,22-35

BÀI ĐỌC: 1Ga 2,3-11

3 Anh em thân mến, căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa:
là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. 4 Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. 5 Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Căn cứ vào đó, chúng ta biết được mình đang ở trong Thiên Chúa. 6 Ai nói rằng mình ở lại trong Người, thì phải đi trên con đường Đức Giê-su đã đi. 7 Anh em thân mến, đây không phải là một điều răn mới tôi viết cho anh em, nhưng là một điều răn cũ mà anh em đã có ngay từ lúc khởi đầu. Điều răn cũ ấy là lời mà anh em đã nghe. 8 Nhưng đó cũng là một điều răn mới tôi viết cho anh em, -điều ấy thật là thế nơi Đức Giê-su và nơi anh em-, bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.9 Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối. 10 Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng, và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm. 11 Nhưng ai ghét anh em mình thì ở trong bóng tối và đi trong bóng tối mà chẳng biết mình đi đâu, vì bóng tối đã làm cho mắt người ấy ra mù quáng.

ĐÁP CA: Tv 95

Đ. Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng. (c 11a)

1 Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu! 2a Hát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh!

2b Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ,3 kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển,
cho mọi nước hay những kỳ công của Người.

5 Đức Chúa là Đấng sáng tạo trời cao. 6 Trước thiên nhan, toàn uy phong rực rỡ, trong thánh điện, đầy dũng lực huy hoàng.

TUNG HÔ TIN MỪNG: Lc 2,32

Hall-Hall: Đức Ki-tô là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Chúa. Hall.

TIN MỪNG: Lc 2,22-35

22 Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa,23 như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa",24 và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông.26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa.27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người,28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

29 "Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. 30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ 31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: 32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài."

33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-ôn vừa nói về Người.34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng;35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."

GIA ĐÌNH SỐNG YÊU

Con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (x St 1,26), mà Thiên Chúa là Tình Yêu (x 1Ga 4,8), bởi thế sống đạo để giống Thiên Chúa chính là sống yêu, như Thiên Chúa yêu con người. Cùng đích sứ điệp của các ngôn sứ cũng chỉ nhắm dạy người ta biết sống yêu: Yêu Chúa và Yêu người. Do đó, thánh Gioan nói: “Đó là giới răn cũ”, cũ là vì từ muôn thuở Chúa muốn con người phải sống yêu (x 1Ga 2,7: Bài đọc).

Để cụ thể sống yêu, thánh Gioan nhắc nhở ta sống hai điều:

1/ YÊU THIÊN CHÚA LÀ GIỮ LUẬT CHÚA (x 1Ga 2,3-6: Bài đọc).

Thánh Gioan nói: “Chúng ta nhận biết rằng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người…Hễ ai giữ Lời Người dạy, tình yêu của Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Ai nói rằng mình ở lại trong Người, thì phải đi trên con đường Đức Giê-su đã đi” (1Ga 2,3.5-6: Bài đọc).

Thế nào là giữ Luật Thiên Chúa để đạt đức ái ?

Chúng ta biết mục đích của Luật chỉ nhắm điều công bằng, cụ thể, “ai móc ta một mắt, ta có quyền móc lại nó một mắt ; nó đánh gãy ta một răng, thì ta có quyền bẻ gãy một cái răng của nó” (x Mt 5,38).

Sống điều Luật dạy như thế, có gì là bác ái,có gì là yêu thương, có gì là hơn người dân ngoại, có gì hơn người tội lỗi ? Bởi thế, Đức Giê-su đã nói: “Nếu các ngươi chỉ yêu thân nhân và ghét thù địch, thì có hơn gì dân ngoại, các ngươi chỉ làm ơn cho bạn bè và cho vay hòng được lấy lại, thì có hơn gì kẻ tội lỗi, họ cũng làm như vậy. Các ngươi hãy nên hoàn hảo như các ngươi như Cha trên trời, Ngài làm mưa làm nắng trên kẻ bất lương và người công chính” (Mt 5,43-48).

Vậy “ai giữ Lời Chúa dạy, thì tình yêu của Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo nơi người ấy” (1Ga 2,5: Bài đọc), có nghĩa là phải làm hơn điều Luật dạy. Cụ thể như ông Gia-kêu, khi đón Chúa vào nhà, ông tự nguyện bán tất cả gia tài chia cho kẻ nghèo một nửa, phần còn lại ông đền gấp bốn lần cho bất cứ ai ông đã làm thiệt hại, chẳng có Luật nào dạy ông Gia-kêu phải làm như thế, bởi vì ông đã không làm thiệt hại ai lại còn làm lợi cho nhiều người hơn Luật dạy. Chính vì vậy mà Đức Giê-su lên tiếng khen và xác nhận: “Hôm nay, cả nhà ông Gia-kêu được ơn cứu độ” (Lc 19, 1-10).

Mẫu gương sống của gia đình Nazareth, cả ba Đấng: Đức Giê-su, Đức Mẹ và thánh Giuse cũng làm hơn điều Luật dạy:

Vậy nếu người Công giáo, từ giáo sĩ đến giáo dân chỉ giữ đúng Luật Hội Thánh buộc. Ví dụ: ngày thường không buộc Linh mục giảng, thì khỏi giảng, bởi vì Luật chỉ buộc giảng ngày Chúa nhật và lễ Trọng ; giáo dân chỉ buộc dự lễ Chúa nhật và lễ Trọng, ngày thường không buộc phải đi lễ , nên khỏi đi ; một năm chỉ buộc rước lễ trong mùa Phục Sinh, nên rước lễ một lần trong mùa Phục Sinh là đúng Luật đủ rồi. Thế thì giáo sĩ và giáo dân cử hành Phụng Vụ hay tham dự Phụng Vụ như thế có phải vì yêu Chúa không ? Trong khi đó Chúa nói: “Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, Ta ưa việc nhận biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu” (Hs 6,6).

Ta hãy noi gương bắt chước “ông Si-mê-on và bà An-na, cả hai vị là người công chính và sùng đạo, những ngóng đợi niềm an ủi của Israel, nhất là đối với bà An-na, sau khi chung sống với chồng được bảy năm, bà chấp nhận ở góa, cho đến khi gặp Đức Giê-su, thì bà được 84 tuổi, bà không rời khỏi Đền Thánh, thờ Chúa đêm ngày trong chay kiêng và cầu nguyện” (Lc 2,25.36-37). Chắc chắn là nhờ lòng đạo đức của ông Si-mê-on và bà An-na luôn ẩn náu trong vào Nhà Chúa bằng tình yêu hơn Luật quy định, nên Thiên Chúa đã mở mắt đức tin cho các vị này nhận ra Hài Nhi Giê-su là Đấng Cứu Thế. Ông Si-mê-on cảm thấy không có niềm vui nào lớn lao hơn, ông đã được toại nguyện trong kiếp sống làm người, không còn điều gì ở đời hấp dẫn đối với ông, nên ông chỉ muốn được về với Chúa ngay, vì ông không muốn vuột khỏi tay ơn huệ quý báu này ; còn bà An-na thì sung sướng bồng Hài Nhi giới thiệu cho bao nhiêu người sáng mắt đến Nhà Thờ mà con mắt đức tin của họ bị mù, bởi vì họ đến Nhà Chúa chỉ theo Luật buộc.

2/ YÊU NGƯỜI LÀ PHỤC VỤ TOÀN DIỆN NHU CẦU XÁC HỒN CỦA ĐỒNG LOẠI (x 1Ga 2,9-11: Bài đọc).

Thánh Gioan nhắc nhở các tín hữu: “Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng: trong Chúa Giê-su, mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối tội lỗi. Ai yêu thương anh em mình, thì ở lại trong ánh sáng, và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm” (1Ga 2,9-10: Bài đọc). Mà “yêu anh em không phải chỉ bằng đầu môi chót lưỡi, nhưng là bằng việc làm thực sự” (1Ga 3,18). Việc làm của đức ái không phải chỉ lo chăm sóc thân xác đồng loại, mà còn phải tiến tới chăm sóc linh hồn người ta, dù phải mất mạng sống mình. Tấm gương phục vụ thể hiện đức ái này không ai làm mẫu cho chúng ta ngoại trừ Chúa Giê-su. Chính vì vậy mà ông Si-mê-on đã báo trước cho cha mẹ Đức Giê-su biết về sứ mệnh Hài Nhi: “Này ! Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều người bổ nhào và trỗi dậy trong Israel, và làm dấu gợi lên chống đối – và hồn bà, mũi gươm sẽ đâm thâu – ngõ hầu ý nghĩa của nhiều tâm hồn phải bày ra” (Lc 2,34-35: Tin Mừng).

Lời ông Si-mê-on tiên báo về Hài Nhi như thế, 33 năm sau đã ứng nghiệm: Khi Con bà Maria bị treo trên thập giá, Ngài đã tắt thở mà kẻ ác vẫn không buông tha, chúng lấy giáo đâm nát tim Ngài, nước và máu còn chút ít trong tim dốc ra hết ! (x Ga 19,31-37) Lúc ấy, Đức Giê-su không còn cảm thấy đau đớn gì, vì Ngài đã chết, nhưng Mẹ Maria đứng nhìn Con bị đâm, chắc chắn Mẹ đau đớn hơn Con, nếu Con còn sống. Nói cách khác, của sự đau đớn của Con, cộng với sự đau khổ của Mẹ, không miệng lưỡi nào tả cho xiết. Chính lúc đó, dòng giống A-đam, E-và mới là các Ki-tô hữu được sinh ra. Thế thì xưa kia, vì E-và phạm tội, không tuân lệnh Chúa, hậu quả để lại cho bà như Lời Chúa nói: “Bà sinh con đau” (x St 3,16), thì E-và sinh con dù có đau đớn cũng không sánh bằng nỗi đau của Mẹ Maria phải hứng chịu khi đứng dưới chân thập giá nhìn Con bị đâm ! Mẹ Maria giống Con của mình: “Lời kẻ lăng nhục Ngài này chính con hứng chịu” (Tv 69/68,10b).

Như vậy, Đức Giê-su, Con Mẹ Maria, suốt một đời phục vụ trên dương thế, bao nhiêu phép lạ Ngài làm: cho kẻ đói ăn, chữa lành nhiều bệnh nhân, trừ quỷ xuất khỏi nhiều người, cho kẻ chết sống lại, cuối đời được nhận lại sự thù oán của những kẻ đã thụ ơn, nhưng Đức Giê-su cũng như Mẹ Maria đã biết trước sự phũ phàng đó ngay từ lúc Mẹ dâng Con vào Đền Thờ, để rồi nhờ sự đau khổ cực độ này, cả hai Mẹ Con đã dâng hiến cho Chúa vì yêu nhân loại, hầu mọi người được ơn cứu độ trọn vẹn cả hồn lẫn xác.

Bởi thế, nếu ta phục vụ đồng loại mà chỉ nhắm sẽ được đền ơn, ta chẳng giống Chúa và Mẹ. Nếu Mẹ Maria không kết hợp mật thiết với Đức Giê-su, và nếu Đức Giê-su không phải là xương thịt của Mẹ, thì việc phục vụ của cả hai Mẹ Con chẳng thực hiện ý Cha trên trời để cứu độ muôn người.

Vậy nếu ta không kết hợp với Chúa Giê-su Thánh Thể, xương thịt của ta chẳng phải là xương thịt của Mẹ, chẳng phải là xương thịt của Chúa, ta lấy lòng tốt của mình mà phục vụ đồng loại, đó chỉ là nhân bản không phải là đức ái, đó chỉ là việc của loài người, nếu có giá trị thì cũng sẽ tan biến thành tro bụi, còn nếu ta cùng kết hợp với Chúa Giê-su và Mẹ Maria để phục vụ đồng loại, thì việc đó là việc của Thiên Chúa, mới thực là đức ái Ki-tô giáo, làm vinh hiển Chúa, đem ơn cứu độ cho ta cũng như cho mọi người (x Cv 5,38-39).

Ta hãy học tấm lòng quảng đại của bà An-na, sau khi được đón nhận Đấng Cứu Thế vào lòng ở Đền Thờ, bà đã giới thiệu Chúa cho mọi người. Hình ảnh đó, Chúa muốn mọi Ki-tô hữu phải nối dài và mở rộng công việc của bà An-na đã khởi sự, mỗi khi ta đến Nhà Thờ đón nhận Chúa vào lòng, ta ra về cũng phải làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa để tôn thờ. Có thế mới tạo nên một cộng đoàn cùng cất lời ca tụng Chúa rằng: “Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng. Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ, kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển, cho mọi nước hay những kỳ công của Người” (Tv 96/95. 11a.2b-3: Đáp ca).

THUỘC LÒNG

Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng: trong Chúa Giê-su, mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối tội lỗi. Ai yêu thương anh em mình, thì ở lại trong ánh sáng, và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm (1Ga 2,9-10).

o0o

Ngày 28 tháng 12
CÁC THÁNH ANH HÀI (Lễ Kính)
1Ga 1,5-2,2 ; Mt 2,13-18

BÀI ĐỌC: 1Ga 1,5-2,2

1 5 Anh em thân mến, đây là lời loan báo của Đức Giê-su Ki-tô mà chúng tôi đã nghe,và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng;nơi Người, không có một chút bóng tối nào. 6 Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. 7 Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giê-su, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi. 8 Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. 9 Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính. 10 Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta.

2 1 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi,tôi viết cho anh em những điều này, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Công Chính. 2 Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi,nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.

ĐÁP CA: Tv 123

Đ. Hồn ta tựa cánh chim thoát lưới người đánh bẫy. (c 7a)

2 Nếu mà Chúa chẳng đỡ bênh ta, khi thiên hạ nhằm ta xông tới, 3 hẳn là họ đã nuốt sống ta rồi, lúc đùng đùng giận ta như vậy;

4 Hẳn là nước đã cuốn ta đi, dòng thác lũ dâng lên ngập đầu ngập cổ; 5 hẳn là nước cuồn cuộn đã dâng lên ngập cổ ngập đầu.

7b Lưới giăng đã đứt rồi, thế là ta thoát nạn. 8 Ta được phù hộ là nhờ danh thánh Chúa, Đấng đã dựng nên cả đất trời.

TUNG HÔ TIN MỪNG:

Hall-Hall: Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Đức Chúa. Lạy Chúa, đoàn Tử Đạo quang huy hùng dũng, máu đào đổ ra minh chứng về Ngài. Hall.

TIN MỪNG: Mt 2,13-18

13 Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy! "14 Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.15 Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.

16 Bấy giờ vua Hê-rô-đê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh.17 Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a:18 "Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Ra-khen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa.

SỰ SỐNG CHỈ TỒN TẠI NHỜ THAM DỰ VÀO SỰ CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-SU

Mọi sự Chúa dựng nên chỉ có sự sống hiện hữu ngắn hạn nhất. Thực vậy, không có sự sống nào tồn tại được ngàn năm, mà một ngàn năm đối với Chúa cũng chỉ bằng một ngày (x 2Pr 3,8). Sự sống nơi bất cứ loài thụ tạo nào, lúc chết là dứt ! Duy chỉ có Đức Giê-su, chết rồi lại đi vào sự sống vinh quang vĩnh hằng. Bởi thế, ai muốn được sống đời đời, thì Kinh Thánh dạy: “Nhờ thanh tẩy, ta được mai táng làm một với Đức Giê-su Ki-tô trong sự chết, ngõ hầu như Đức Ki-tô nhờ bởi vinh quang của Cha, đã được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng được bước đi trong đời sống mới” (Rm 6,4).

Thế thì các chú bé từ hai tuổi trở xuống ở Bethlem và toàn vùng phụ cận bị giết theo lệnh vua Hê-rô-đê ghen tức vì sợ Hài Nhi Giê-su tiếm quyền ông (x Mt 2,16). Các chú này đã được thanh tẩy bằng máu của mình để được an táng với Đức Ki-tô Giê-su trong sự chết, thì chắc chắn cũng được cùng với Ngài sống lại từ cõi chết, đúng như lời Kinh Thánh đã nói trên.

Vậy cái chết của các chú bé đã trở thành lời tiên báo: Chúa Giê-su muốn thanh tẩy và tái sinh cả nhân loại thoát nô lệ tội lỗi, khỏi tay tử thần . Vì các chú bé vô tội bị giết oan, không phải chỉ vì Hê-rô-đê quá tham quyền sinh độc ác, nhưng còn bởi tội các Thượng tế và Ký lục: họ đã mở Sách Thánh và được biết Đấng Cứu Thế sinh ra ở Bethlem, rồi chỉ điểm cho Hê-rô-đê đi lùng bắt và triệt hạ Hài Nhi Giê-su, trong lúc những người trí thức, điển hình như ba đạo sĩ ngoại giáo lại tìm đến thờ lạy Hài Nhi, Vua của người Do-thái chứ không phải Vua của họ. Còn dân Chúa chọn thì lại dửng dưng trước lời của ba đạo sĩ đến báo cho họ biết “Vua của người Do-thái mới sinh ra cho họ” (x Mt 2,1-12).

Tội của dân Chúa chọn là họ thờ ơ lãnh đạm trước Lời Chúa dùng dân ngoại đến nhắc bảo họ: Hãy mở rộng cõi lòng đức tin và lòng mến đón nhận Con Một Thiên Chúa là quà tặng đặc biệt Chúa Cha ban riêng cho dân Ngài đầu tiên. Tội thờ ơ lãnh đạm này càng ngày càng gia tăng đến nỗi chính Con Một Chúa đến cảnh báo họ: “Các ngươi như lũ trẻ ngồi nơi chợ mà nói với lũ kia rằng: Chúng ta thổi sáo, chúng bay không múa, chúng ta than vãn, chúng bay không đấm ngực ! Ông Gioan đến không ăn uống, thì họ nói: “Ông ta bị quỷ ám”. Con Người đến cũng ăn cũng uống, thì họ nói: “Kìa Con Người mê ăn chè chén bạn bè với quân thu thuế và tội lỗi” (x Mt 11,16-19). Thế nên dân này sẽ bị dân ngoại Roma đến triệt hạ thánh địa Giê-ru-sa-lem của họ, và bắt chúng phải tản đi khắp thế giới vào năm 70, bản đồ nước này bị xóa, chắc chắn là kéo dài cho đến ngày cánh chung ! Đây là biến cố đau thương nhất trong lịch sử dân Do-thái, dù xưa kia Chúa đã cho đế quốc Babylon đến triệt hạ Đền Thờ của họ và bắt dân đi lưu đày vào năm – 587 đến năm – 538. Nhưng biến cố đó chỉ xảy trong 40 năm ; còn biến cố xảy ra vào năm 70, thì sự đau đớn kéo dài vô tận, khiến cho bà Rakel, tổ phụ của họ, dù bà đã chết nằm trong mộ tại Rama (x St 35,16-25), mà người Do-thái vẫn đồng hóa Rama với Bethlem (x Gr 40), khiến bà đội mồ trỗi dậy khóc than con cháu mình, và không ai có thể an ủi được ! (x Mt 2,18: Tin Mừng)

Nhưng đối với những ai tin yêu Đức Ki-tô Giê-su mà tìm đến với Ngài, thì Ngài có dư cách và dư sức mạnh cứu thoát họ khỏi cảnh nô lệ, nhất là thoát nô lệ thần chết. Bởi vì Ngài là ánh sáng, mà ánh sáng luôn luôn chiến thắng bóng tối. Do đó “nếu ta nói ta thông hiệp với Ngài, mà ta lại đi trong tối tăm, thì ta nói láo và ta không có sự thật ; nhưng nếu ta đi trong ánh sáng: Sống kết hợp với Chúa Giê-su là ánh sáng, thì ta được thông hiệp với nhau và máu của Đức Ki-tô Giê-su, Con của Cha tẩy sạch ta khỏi mọi tội lỗi. Bởi đó đừng ai lừa dối nói là tôi vô tội, nhưng nếu ta xưng thú tội ta, thì Ngài trung tín và công chính đủ để tha thứ tội lỗi cho ta, và tẩy sạch ta khỏi mọi điều bất chính” (1Ga 1,5-9: Bài đọc).

Vì thế mà thánh Gioan kêu gọi mọi người: “Nếu ai trót phạm tội, thì này có Đấng Bầu Chữa nơi Cha, Đức Ki-tô Giê-su, Đấng Công Chính và Ngài hy sinh đền tạ các tội lỗi ta” (1Ga 2, 1-2: Bài đọc).

Khi ta được thông hiệp với Chúa Giê-su, thì: “Hồn ta tựa cánh chim, thoát lưới người đánh bẫy, vì nếu mà Chúa chẳng bênh đỡ ta, khi thiên hạ nhằm ta xông tới, hẳn là họ nuốt sống ta rồi, lúc đùng đùng giận ta như vậy…Nhưng lưới chúng giăng đã đứt, thế là ta thoát nạn, vì ta được phù hộ là nhờ danh thánh Chúa, Đấng đã dựng nên cả đất trời” (Tv 124/123, 2-8: Đáp ca).

Dù độc ác, mưu mô như vua Hê-rô-đê, dối gạt các đạo sĩ: “Các ông hãy đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, thì hãy báo lại cho trẫm, để trẫm cùng đi yết bái Ngài” (Mt 2,8). Nhưng Chúa đã sai sứ thần của Ngài báo cho ba đạo sĩ đi lối khác mà về quê, đừng trở lại với Hê-rô-đê. Vua Hê-rô-đê ngóng đợi ba đạo sĩ trở lại mà không có tin, ông tức cuồng ra lệnh giết hết các trẻ từ hai tuổi trở xuống ở Bethlem và các vùng phụ cận (x Mt 2,12-16: Tin Mừng). Ông tưởng làm như thế chắc chắn đã giết được Con Thiên Chúa ! Nhưng ông lầm to ! Vì: “Dù các vua chúa trần gian cùng nổi dậy, rập mưu đồ chống lại Đấng Chúa đã xức dầu phong vương, Chúa từ trời cao nhìn xuống thấy thế bật cười, Ngài chế nhạo chúng” (Tv 2,1-4).

Tuy nhiên, nhân loại ngày hôm nay, kể cả nhiều người Công giáo, còn độc ác hơn vua Hê-rô-đê, cụ thể vào năm 2008, nước Mỹ tuyển cử tân Tổng thống, ông Obama ra ứng cử, ông này chủ trương cho phá thai, nghịch với giáo lý Hội Thánh Công giáo ! Hội Đồng Giám mục Mỹ kịch liệt lên tiếng phản đối trên các phương tiện truyền thông, và còn cảnh báo những người Công giáo: Ai bỏ phiếu cho ông Obama, thì không xứng đáng rước lễ ! Thế mà có đến 61% người Công giáo lại bỏ phiếu cho ông này, là gián tiếp ủng hộ luật cho phép phá thai của ông !

Năm 1961, ý thức hệ Tư bản và Xã hội chủ nghĩa gia tăng cực độ giữa dân tộc Đức, khiến họ đưa đến quyết định tôn trọng nhau: ai thích cộng sản thì ở Đông Đức ; còn ai ưa tư bản thì sống ở Tây Đức. Nhưng làn sóng người ở Đông Đức tràn qua Tây Đức mỗi ngày một tăng, khiến họ phải xây bức tường chia đôi đất nước từ ngày 13-08-1961. Tường dài 700km, cao 8m, dầy 3m. Tiếc thay bức tường dựng lên lại càng tăng thêm sự thù ghét giữa đôi bên!

Nhưng sau 3 giờ, ông Gióp-ba-chóp, Tổng bí thư đảng cộng sản Liên xô gặp Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II, ông trở về nước tuyên bố giải tán đảng cộng sản. Tức khắc bức tường ô nhục Bá-linh bị phá đổ đêm ngày 12 rạng ngày 13-11-1989. Đó là ngày giải phóng vui mừng nhất của nước Đức, vì toàn dân Đức ai cũng ôm ấp mơ ước cuộc giải phóng này gần nửa thế kỷ, nay trở thành sự thật. Trước ơn vui mừng lớn lao Chúa ban cho dân tộc Đức như thế, nhưng cũng vào thời điểm ấy, chính phủ Đức lại ra luật cho phá thai ! Nhiều trẻ vô tội bị chính cha mẹ giết, còn độc ác hơn vua Hê-rô-đê ! Bởi đó, các Đức Giám mục Đức ra lệnh các nhà thờ Công giáo không đổ chuông mừng ngày đất nước được giải phóng ! Sự im lặng ấy biểu lộ những thai nhi không khóc lên được, đau đớn hơn bà Rakel đã đội mồ khóc thương con cháu bà bị lưu đày bên Babylon !

THUỘC LÒNG

Hết những ai không chịu nhìn nhận Thiên Chúa, tự bản chất nó là kẻ ngu đần (Kn 13,1).

Ai không yêu mến Thiên Chúa, nó là đồ khốn kiếp (1Cr 16,22).

Lm Đinh Quang Thịnh

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 31.12.2009. 15:29