Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta không bao giờ ngăn cách

§ Tú Nạc

(Genesis 22: 1-2, 9-13, 15-18; Psalm 116; Romans 8: 31-35, 37; Mark 9: 2-10)

Hầu hết khi người ta đối diện với cái chết, họ nuối tiếc níu kéo tất cả những gì mà họ quí trọng, thân yêu. Họ sống trong bàng hoàng, lo sợ mất của cải, người thương yêu, những quan hệ và những thành đạt bản thân. Đó là mãnh lực đằng sau chất đầy sợ hãi và thái độ ích kỷ của chúng ta.

Chúng ta sẽ hoảng sợ nếu người ta yêu cầu chúng ta đưa lại hết những gì mà chúng ta hằng yêu thương, ấp ủ - nhưng điều đó thật ra đã xảy đến với Abraham. Sự hy sinh của Issac đã hình thành trên căn bản của sự giải thích Ki-tô giáo ngày xưa về cái chết của Chúa Jesus, “Thiên Chúa” yêu cầu Abraham hiến sinh đứa con trai bao lâu yêu quý của mình. Để đáp lời đề nghị thậm chí rất đau đớn, xót xa, đứa con trai này cũng là sự đại diện hậu thế và danh tiếng của Abraham thông qua hậu duệ của ông. Nhưng không một lời phản đối, Abraham đã sắp xếp thực hiện ngay như lời yêu cầu của “Thiên Chúa” không do dự, đắn đo.

Câu chuyện này có những vấn đề nan giải – Thiên Chúa gì mà lại yêu cầu một sự hy sinh ghê gớm như vậy và bậc cha mẹ nào mà lại vâng lời như thế? Có nhiều tấn bi kịch mà cha mẹ thiệt thòi hoặc giết con mình vì tin rằng đó là đề nghị bởi “Thiên Chúa” hoặc tiếng nói từ trời cao. Có lẽ kinh nghiệm và nhận thức của Abraham về Thiên Chúa là như vậy, ông biết rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ cho phép những điều không tưởng xảy ra.

Nhưng câu chuyện này tạo ra nhiều ý nghĩa khi chúng ta nhớ rằng nhiều dân tộc trong thế giới cổ đại có một lúc áp dụng vài hình thức hiến tế con người hoặc cũng có một thời con trai đầu lòng luôn là của hiến tế như thế. Điều này có thể được hiểu rằng nhận thức của Abraham đối với Thiên Chúa và sự hiểu biết về trách nhiệm của mình là sắc màu bởi thời đại và văn hóa của ông

Tuy nhiên, chúng ta không nên giấu giếm câu chuyện này vì nó còn hàm ẩn giá trị như một mô thức đối với thời đại riêng của chúng ta. Nó đáng để chúng ta nhận thức được sự tin tưởng tuyệt đối và sự tự nguyện của ông về hành động dâng đứa con trai thương yêu vô bờ của mình cho Thiên Chúa. Thực hiện không một chút do dự bất cứ điều gì – ngay cả chình sự sống – vượt qua khỏi quyền sở hữu hoặc sợ hãi. Lòng độ lượng của Thiên Chúa biết rằng không giới hạn, nhưng Thiên Chúa không thể rót đầy trên đôi tay của chúng ta những món quà nếu chúng ta đã tràn đầy và nắm lại.

Ngôn lời của Paul là ca khúc khải hoàn, Thiên Chúa không phải là đối thủ của chúng ta, và cũng không phải Thiên Chúa đợi chờ để ngược đãi chúng ta bằng việc xét xử và trừng phạt. Trong thực tế, tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là như vậy. Người sẵn sàng chịu đau khổ và mất mát vì lợi ích của chúng ta bằng cách hy sinh Con một của Người.

Bất kể những gì chúng ta trải qua trong đau đớn và vật lộn trên con đường của cuộc sống, chúng ta không bao giờ bị chia cắt khỏi tình yêu của Chúa Ki-tô. Chúng ta thực sự đã hành động giống như chúng ta không bị lên án hoặc rằng chúng ta được yêu thương vô vàn và vô điều kiện không? Nếu người Ki-tô giáo thực sự tin thế trong sâu lắng của những con tim, có lẽ tín ngưỡng của chúng ta sẽ hân hoan và kinh nghiệm cởi mở hơn. Là một “người chinh phục” thông qua Chúa Ki-tô không có nghĩa là sự thống trị, nhưng không bao giờ từ bỏ. Chúng ta được phép bởi những ai giành được chiến thắng này nhân danh cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần theo sau dấu chân Người và sống trong đức tin.

Đỉnh núi là nơi Kinh Thánh bộc lộ và gặp gỡ bất ngờ với những mục tử. Vì Chúa Jesus đã dẫn dân Người lên trên một ngọn nói cao, họ nhận thấy sửng sốt trước cuộc sống của họ. Chúa Jesus đã biến đi trước họ và tỏa chiếu một làn ánh sáng trắng chói mắt.

Không chỉ thế, chúa Jesus nói với Moses – nhà làm luật và Elijah – người làm việc phi thường và là nhà tiên tri vì họ có thể đưa ra lời an ủi và động viên trước thử thách này.

Chúa Jesus giữ vai trò liên hiệp với tất cả những ai đã đi trước Người vì Người có rất nhiều tiên tri Do Thái và Messiah. Thiên chúa luôn làm việc thay đổi vị trí và sẽ không bao giờ bị khoanh vùng hoặc bị quản lý như một Peter nhút nhát đưa ra lời khẩn khoản về việc xây dựng những công trình kiến trúc đây đó để họ gặp gỡ cùng Thiên Chúa. Tiếng nói từ trên mây được loan báo tới tất cả những ai đòi theo Chúa Jesus – lắng nghe Người. Và điều này đã đến trong Tin Mừng của Mark mà Chúa Jesus bắt đầu nói về sự đau khổ và sự chết sắp xảy ra ở Jerusalem cùng những lời dặn dò môn đệ - chấp nhận nỗi thống khổ của con người. Những môn đệ bên cạnh Chúa Jesus không hiểu Người đang nói về điều gì, họ cũng không có một manh mối gì về sự Phục Sinh.

Họ đã nghiệm được bài nói chuyện vế nỗi thống khổ đau buồn và khiếp sợ. Và 20 thế kỷ sau, chúng ta vẫn không hiểu một cách đầy đủ chúa Jesus đang yêu cầu gì ở chúng ta: tin cậy vào Thiên Chúa và sẵn sàng để đặt tất cả mọi thứ trên con đường dẫn đến mục đích của tình yêu, công lý và cái thiện của loài người

Jos. Tú Nạc

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 05.03.2009. 18:41