Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tin và Sống

§ Hà Minh Thảo

Hiệp dâng Thánh Lễ Chúa nhật Phục Sinh, chúng ta được nghe Tin Mừng Đức Kitô theo Thánh Gioan chương 20 (1: 9):

"Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: ‘Người ta đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu? Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải chổi dậy từ cõi chết."

Thánh sử Gioan đã viết lại thực trạng ‘đã thấy và đã tin’ để chúng ta tin đúng như Kinh Thánh và chính Đức Kitô đã nhiều lần tiên báo. Thật vậy, nếu Chúa Giêsu không sống lại thì chúng ta không được cứu chuộc và đã không có đạo Công giáo.

I. TIN.

Chúng ta là thành phần của Nhân Loại, tức Con Người, được Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa (Sáng Thế Ký 1: 27). Nhờ thế, chúng ta được hưởng một đặc ân từ Ngài: sự Tự Do.

Tổ tiên chúng ta, ông Ađam và bà Êvà được Thiên Chúa cư xử thân mật và thông chia hạnh phúc Thiên Đàng, có quyền làm chủ vạn vật. Lạm dụng những Hồng ân cao quý đó, tổ tiên chúng ta tưởng như có thể vượt quyền lệ thuộc Thiên Chúa khi đòi bình đẳng với Ngài. Chụp ngay cơ hội, ma quỷ, với hình con rắn gợi ý: ‘Chẳng chết chóc gì đâu. Thật vậy, Thiên Chúa biết: ngày nào các ngươi ăn nó, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết cả tốt xấu’. Họ đã ăn, trái lệnh Chúa và mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình. (xem Sáng Thế Ký).

Đức Chúa Trời vừa là Cha phép tắc vô cùng vừa là Đấng thật công bình đã sai Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, cũng là Chúa chúng ta… xuống thế, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác… và, trong kẻ chết mà Sống Lại để Cứu Chuộc chúng ta (xem Kinh Tin Kính). Đức Kitô đã Cứu Chuộc Nhân Loại từ năm 33 và luôn chờ sự tự do cộng tác của chúng ta để sự Cứu Chuộc có thể hoàn thành nơi mỗi người trong chúng ta.

1. Thiên Chúa muốn đến gặp gỡ và tỏ mình cho con người.

Suốt cuộc sống trưởng thành của mình, chúng ta bận rộn với việc học hành, rồi phải làm việc hay do không biết, chúng ta đã chưa nhận biết Thiên Chúa. Vã lại, làm thế nào mà nhận biết Thiên Chúa vốn là ‘Thiên Chúa ẩn mình’ (Is 45,15), "ngự trong ánh sáng siêu phàm. Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy" (1 Tm 6,16), nếu chính Thiên Chúa không đoái thương tỏ mình ra và ban mình cho con người? Nhưng, Thiên Chúa thì, trái lại, biết và yêu thương chúng ta. Vì yêu thương, Thiên Chúa tự ý đến với con người, gần gũi họ và ngỏ lời với họ, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến Người, trở nên con cái Thiên Chúa mà được sống đời đời. ‘Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô’ (Ga 17,3). Như vậy, mặc khải là hành động yêu thương của Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người, để con người tự ý đón nhận và hiệp thông với Thiên Chúa, mà được cứu độ.

Trẻ em sinh trong các gia đình Công giáo được cha mẹ xin Linh mục ban Bí tích Rửa Tội để sớm hưởng Ơn Cứu Độ từ Đức Kitô.

2. Trở thành Kitô-hữu là một lựa chọn hoàn toàn tự do: BẠN MUỐN GÌ?

Vài bằng chứng sau đây cho biết Chúa gọi chúng ta bằng chính danh chúng ta. Đức Kitô muốn ngỏ lời với một người tự do và muốn chúng ta trả lời trực tiếp với Ngài.

- Chúa Giêsu hỏi người mù Bartimée ở Giêricô: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" (Mc 10, 51).

- Tại Ghi-bân, Sa-lo-môn nằm mộng thấy Gia-vê hiển linh. Thiên Chúa phán rằng, "Ngươi ước nguyện điều gì, cứ xin ta sẽ ban cho ngươi." (1 Rois 3, 5).

- Khi Đức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin" (Mt 9, 28).

- Đức Giêsu thấy anh ấy nằm đấy và biết anh đã sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không?" (Gn 5, 6).

- Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh làm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? (Gn 1, 38).

3. Tìm CHỌN

Câu hỏi "Bạn muốn gì?" luôn luôn bao hàm một sự lựa chọn kỷ càng. Việc hỏi "Có tin không?" có thể tiếp theo sự trả lời 'Tôi từ chối.'

Lời tuyên xưng Đức Tin khi chịu phép Rửa Tội khởi đầu bằng sự từ chối tội lỗi.

Trên con đường tôi (người dự tòng) tiến tới Bí tích Rửa Tội, tôi đã tìm thấy gì và tôi đã chọn đó như là kho tàng trong đời sống của tôi? Những điều gì tôi phải từ bỏ? Có phải đó là lý do đã dẫn tới đến các điều tôi chấp nhận hay từ bỏ?

Trong đêm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh, tín hữu Công giáo lặp lại lời tuyên hứa Phép Rửa tội, Linh mục, với quyền Đức Kitô, hỏi mọi người:

Linh mục: Anh chị em có từ bỏ ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ mọi việc của ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.
Linh mục: Anh chị em có từ bỏ mọi sự sang trọng của ma quỉ không ?
Mọi người: Thưa con từ bỏ.

Và, Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã dấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha" (Mt 11, 25-26). "Phận nữ tỵ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới" (Lc 1,48).

Ngay khi biết Thiên Chúa, đã tìm học hỏi về Ngài và những gì về Ngài mà gần và dễ nhất là đến nhà thờ. Tại đây, tôi bắt đầu dự Thánh Lễ, làm quen với các người khác, trong đó có Cha Sở. Sau nhiều lần nghe giảng, tôi được hiểu Chúa nhiều hơn, trí tôi bắt đầu suy nghĩ về Đức Kitô và, hình như, con tim tôi bắt đầu để ý Người bị đóng trên Thánh giá, u sầu thãm và đáng thương. Dần dần, tôi thấy nhà thờ không còn xa lạ với tôi nữa. Ông Cha cũng thế. Một hôm, sau Thánh Lễ, tôi xin gặp Ông để xin được Rửa tội. Cha bảo phải học Đạo. Tôi đồng ý. Sau đó, Cha Sở giới thiệu một người hướng dẫn Giáo lý cho tôi. Việc tìm hiểu Thiên Chúa và Hội Thánh của Người bắt đầu…

Về hoàn cảnh mà các người dự tòng kể thì chúng ta thấy rằng mỗi người là một hoàn cảnh khác biệt. Từ những trường hợp đầy mơ mộng như gặp Chúa qua tình yêu lứa đôi và quyết định theo Chúa. Những người dự tòng khác thì do nhớ lại những gì mình đã được học trong Giáo lý, dạy tại các trường Công giáo. Nhiều dự tòng đã tìm dến Thiên Chúa qua các Tôn giáo khác. Vài người đã, vì trước sự qua đời hay gặp tai nạn của một thân nhân yêu quý, đã kêu gào sự nâng đở của Đấng Cứu chuộc, v.v..

Hướng về Quê Hương Việt-Nam ngày 30.04.1975, từ vực sâu của các trại tù cải tạo đau khổ sau, nơi con người hành hạ đồng loại, Thiên Chúa vẫn hiện diện giữa những người tù tập thể, không có bản án thì làm sao có thời hạn, các Tuyên úy và giáo dân đã hoạt động Tông đồ: cánh đồng Truyền giáo mở rộng. Hạt giống Đức Tin, được tưới bởi máu đào Tử Đạo Việt-Nam, đã lớn lên nơi nhiều ngàn người dự tòng. Họ đã theo Đức Kitô và đã được nhập vào hàng ngũ Dân Chúa qua Bí tích Rửa Tội.

Cách đây 35 năm, nhiều năm tháng sau ngày ‘quốc tang’ đó, hàng triệu người Việt khác lênh đênh trên biển cả, hãi hùng chống lại phong ba, bão tố, vận dụng sinh lực sắp tàn để chống lại hải tặc cường bạo, đã kêu ‘Chúa ơi’ và tin cậy nhờ nơi sức phù hộ của Ngài. Đến bờ bến Tự do, họ đã cảm tạ Thiên Chúa, học hỏi về Ngài và, nhờ Phép Rửa Tội, đã gia nhập Gia Đình Đức Kitô.

Đọc mạng vietcatholic.net ngày 01.04.2010, chúng tôi lưu ý bài: ‘Chuyện nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa’ tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=78626, Anh JB. Nguyễn Hữu Vinh viết lại những điều ông ‘Già Làng Cứ A Ký’đã kể chuyện theo, giữ, truyền và sống đạo của đương sự:

"Sinh trong gia đình ông vốn có truyền thống làm “quan” ở bản này, bố là trưởng bản thời Pháp. Lúc cướp chính quyền, ông tiếp làm trưởng bản rồi trưởng công an xã từ năm 1958 và chủ tịch xã rồi bí thư đảng ủy xã đến những năm 1990 mới nghỉ.

Lúc đó, người dân H’Mông sống nghèo đói và lạc hậu vì hãi nhiều con ma luôn ám ảnh. Thấy vậy, quyết đi tìm một con đường khác nhằm giúp đỡ mình và đồng bào mình thoát ra khỏi những hủ tục này. Qua đài Chân Lý Á Châu, ông nghe nói về Thiên Chúa rồi tìm hiểu và TIN. Năm 1991, ông quyết định vượt ra khỏi khu vực Mường La sang tận Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để học đạo. Khi Linh mục dạy đạo qua đời, Cha cho ông các ảnh tượng và tràng hạt mang về nhà và ông nói với gia đình: ‘Tao đã tìm được Chúa, bây giờ tao theo Chúa thôi chứ không theo con ma nữa. Tao không thể theo con ma, nếu không có ai theo thì một mình tao theo Chúa vậy thôi’.

Từ đó, ông sống theo đức Tin của mình, rồi cả ba gia đình anh em ông cùng theo đạo. Cuộc sống của họ vui hơn, có niềm tin vững chắc và nhất là không còn sợ con ma nữa. Ốm đau ông biết dùng thuốc chữa mà không phải cúng con ma… Ông nghe lời Cha, cho con cái theo học cái chữ… cuộc sống gia đình ông thay đổi hẳn lên" …

5. Tự do giao ước với Thiên Chúa: Nhận Bí tích RỬA TỘI.

a. Đời sống mới. Danh từ Rửa Tội (hay Thánh Tẩy) bắt nguồn từ nghi thức chính yếu là việc cử hành Bí tích này: người dự tòng được đổ nước trên đầu, nói lên ý nghĩa được mai táng với Đức Giêsu trong cái chết, để được sống lại với Người, trở thành "thọ tạo mới" (2Cr 5,17; G1 6,5). Người tân tòng sống đời sống mới trong Đức Kitô, được đón nhận Mình và Máu Đức Kitô.

Gia nhập vào Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô. Họ tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô. Trở thành phần tử của Hội Thánh, người Kitô hữu liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô và với anh em. Họ được quyền lãnh nhận các Bí tích sự sống, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh trợ giúp thiêng liêng. Đồng thời họ có bổn phận xây dựng Hội Thánh bằng tình hiệp thông và phục vụ nhau, vâng lời các vị lãnh đạo, tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của dân Thiên Chúa (x. GH 17; TG 7,23).

Rửa Tội là gia nhập Gia đình Công giáo, là Giáo hội đang sống ở trần gian. Ở đó, cuộc Sống Đạo không phải lúc nào cũng dễõ dàng, kể cả các Tông đồụ, Giáo sĩ hay Giáo dân. Chúng ta cần phải học hỏi Giáo lý, tìm đọc Phúc Aâm và cầu nguyện thêm. Giáo hội đang chiến đấu trầụn gian, nhờ thông công với Giáo hội khải hoàn, chúng ta nhận được sự cầu bào của các Thánh trước Thiên Chúa.

b. Giao hứa. Người dự tòng sẽ giao ước với Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành. Bí tích Rửa Tội là giao ước hoàn toàn tự do với Thiên Chúa, không phải trong một ngày, một tháng hay là một năm mà là trọn cuộc đời.

Hãy làm chứng nhân sự giao ước qua thời gian, sẳn sàng kháng cự mọi khó khăn gặp những khó khăn trên đường đời. Chúa trung thành luôn đồng hành với chúng ta.

Tóm lược. Sau khi Thiên Chúa dụng Con Nguời gống hình ảnh Ngài, tổ tiên chúng ta, Ađam và Evà, đã phạm tội không vâng lời Ngài. Vì thương chúng ta và muốn chúng ta trở về vị trí Con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu cứu chuộc Nhân Loại bằng chịu chết trên Cây Thánh Giá và đã Sống Lại. Tuy nhiên, sự cứu chuộc của Thiên Chúa cần sự cộng tác của chúng ta bằng cách tự do nhận lãnh bí tích Rửa Tội để được sạch tội Tổ tông và tội mình làm.

Từ đó, chúng ta gia nhập Hội thánh Công giáo, nơi đó chúng ta sẽ SỐNG ĐẠO.

(Còn nữa)

Hà Minh Thảo

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 08.04.2010. 09:46