Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thiên Chúa kêu gọi chúng ta thay đổi tính cách

§ Tú Nạc

Chúa Nhật Thứ 3, Mùa Chay – Năm C
(Exodus 3: 1-8, 13-15; Psalm 103; 1 Corinthians 10: 1-6, 10-12; Luke 13: 1-9)

Nhiều biểu hiện của Thiên Chúa ở giữa cuộc sống hàng ngày thật êm đềm và tinh tế. Nhưng đôi khi chúng làm bất cứ điều gì mà vi huyền vi diệu – trong thực tế, chúng có thể gây ấn tượng, tạo cảm giác sợ hãi và thậm chí đôi chút khủng hoảng tinh thần.

Sự biểu hiện của Thiên Chúa về bụi gai bốc cháy thể hiện cho phong cách trải nghiệm sau này, nhiều đến nỗi “bụi gai bốc cháy” thường xuyên được gắn liền trong ngôn ngữ văn hóa của chúng ta như một biểu tượng của điều gì đó không thể nào quên và làm biến đổi cuộc sống.

Sự xuất hiện của Thiên Chúa đến trong giữa cuộc sống đời thường của Moses. Ông đang bận tâm nhiệm vụ của riêng mình và hoàn toàn chưa chuẩn bị cho những sự kiện biến đổi thế giới mà ông định bộc lộ. Lời yêu cầu đầu tiên cho Moses là hãy giữ khoảng cách và cởi bỏ dép của mình. Để phù hợp với sự hiểu biết của thế giới cổ đại về sự thiêng liêng thánh thiện và tối cao bất kỳ sự quan hệ nào với những quyền lực thiêng liêng đều phải được kèm theo bởi sự thanh tẩy tuyệt đối và kính sợ sùng bái. Sau cùng, cuộc gặp gỡ bất ngờ tối cao và thiêng liêng ấy có thể là một trách nhiệm rủi ro: con người và sự thiêng liêng thánh thiện không cùng tồn tại tốt lành trong sự tương cận.

Thiên Chúa xác định chính người là Thiên Chúa cùng những người nói đến tổ phụ của Moses. Để hoàn thành lời hứa đã thực hiên cho Abraham. Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Israel khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập và dẫn đưa họ tới một vùng đất trù phú và phát đạt của riêng họ. Moses hết sức sợ hãi ngay cả lúc nhìn vào Thiên Chúa, nhưng sau đó trong câu chuyên Về Đất Hứa ông đối diện trực tiếp nói chuyện với Chúa Giê-su y như thể một người bạn. Moses hỏi điều mà dường như hợp lý. Ông là ai? Sau cùng, ông phải tuyên bố sự giải phóng thiêng liêng cho một dân tộc đang cư trú trên đất Ai Cập hàng bao thế kỷ và những người đã trưởng thành quen với cảnh nô lệ lầm than. Tên hoặc người có thẩm quyền ông cầu khẩn để thực hiện sứ mệnh dường như khó có thể này là ai?

Câu trả lời của Thiên Chúa lưỡng nghĩa mơ hồ và ẩn ý, “Ta là Đấng Tự Hữu” (I am who am) và “chính ta” quyền lực hơn những gì họ khước từ để nói. Thiên Chúa sẽ không được đặt tên, Thiên Chúa sẽ không được xác định; và trên hết mọi sự, Thiên Chúa sẽ không điều khiển hoặc kiểm soát. Tất cả những điều này đều nguy hiểm khi chúng ta quá tự tin để xác định, anh tính, lời tuyên bố hoặc phân tích Thiên Chúa. Sự giải phóng khỏi ách Ai Cập được hoàn thành bởi việc làm của Thiên Chúa thật hiển nhiên, bởi Moses có rất ít ỏi nếu bất cứ điều gì của ông cống hiến cho trách nhiệm hệ trọng này. Đơn thuần ông chỉ là công cụ trong bàn tay Thiên Chúa.

Có phải Thiên Chúa đã đánh ngã hàng ngàn người trong hoang địa? Rất khó xảy ra, nhưng một cách thức thực tế giải thích cổ đại đã qui cho mọi điều –xấu và tốt – đều do bàn tay của Thiên Chúa. Cách bình luận Kinh Thánh của Thánh Phao-lô hơi tối nghĩa và yếu ớt, nhưng mục đích mà ông đưa ra thì hoàn toàn đúng đắn. Ông chỉ ra rằng tình trạng của những người Israel với tư cách là dân chủa Thiên Chúa đã không bảo vệ họ thoát khỏi những hậu quả về hành động của họ. Tương tự như vậy, cộng đồng ở Corinth không nên nghĩ rằng họ được miễn khỏi sự trừng phạt. Thuộc về “cộng đồng được tuyển chọn hoặc cứu vớt” thì không boa giờ là một sự vượt qua tự do hoặc một chính sách bảo hiểm. Nếu bất cứ điều gì, nó có thể là tiếng gọi với một tiêu chuẩn cao hơn.

Thiên tai, đau khổ và cái chết luôn âm ỉ ràng buộc trong tâm trí nhiều người. Sự phô trương của cảnh lầm than và thảm kịch thê lương đã đặt ra những câu hỏi của tội lỗi. Ai là người chịu trách nhiệm? Họ bị trừng phạt để làm gì? Chúa Giê-su đã gạt bỏ khả năng phán đoán thông thường và người tập trung chú ý đến sự tàn bạo từ bàn tay của Phi-la-tô và một tai nạn được tổ chức bởi địa phương. Những người bị giết không xấu xa hơn bất kỳ những người nào khác, Chúa Giê-su nhấn mạnh. Đừng nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ phân xử như một sự trả thù. Nhưng sau đó có một lời phát biểu không bình thường: trừ phi tất cả các bạn ăn năn một sự hủy diệt tương tự chờ đợi các bạn. Nó có vẻ như mâu thuẫn. Nhưng Người dùng trong bối cảnh này với một phương tiện chuyển tải xúc động mạnh đến họ để thoát khỏi mẫu hành vi tiêu cực của chính họ.

Điều này được ghi chép vào cuối thế kỷ thứ nhất sau khi hủy diệt Jerusalem và đền thờ, và nhiều người tin rằng đó là sự báo oán thiêng liêng. Thánh Lu-ca đã nhấn mạnh rằng dân chúng đã được cảnh báo. Hôm nay chúng ta có lẽ nói rằng đó là một hậu quả bi thảm của cuộc nổi dậy dại dột thiếu thận trọng chống lại một đế chế tàn bạo và áp bức không phải là do bàn tay của Thiên Chúa.

Dụ ngôn về cây vả mà Chúa Giê-su liên hệ là một điển hình về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và khuyến khích liên tục đến những giác quan của chúng ta và để thay đổi phương hướng của chúng ta. Một tiêu chuẩn xử thế quả quyết và trung thực, và sự tự vấn tinh thần sẽ ngăn chặn rất nhiều những bi kịch nhân loại.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 06.03.2010. 22:57