Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ra đi cho Công Lý và Bình An

§ Gioan Lê Quang Vinh

Chúa Nhật 15 B (Mt 10: 5-15)

Đã có những bài chú giải rất hay và thú vị về đoạn Tin Mừng này: Chúa sai các môn đệ đi rao giảng chỉ với một cây gậy trong tay, mà không có tiền bạc hay giày dép. Ở đây chúng ta thử nhìn ngắm bài Tin Mừng ở một khía cạnh khác: Chúa sai các môn đệ đi rao giảng điều gì? Chúa Giêsu sai các ông ra đi, chỉ cho các ông đi nhưng thế nào, nhưng không nói rõ các ông phải nói gì. Vậy đâu là nội dung sứ điệp truyền giảng?

Trong đoạn Tin Mừng tương ứng (Lc. 9, 1-5), Thánh Luca viết: “Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân”. Và qua lời này, chúng ta cũng như các môn đệ ngày ấy, phải hiểu rằng ra đi rao giảng là rao giảng Tin Mừng về Nước Thiên Chúa. Sau này, khi Chúa Giêsu đã về Trời, toàn bộ Tin Mừng về Nước Thiên Chúa mà các Tông đồ phải rao giảng chính là mầu nhiệm Phục Sinh, điều mà Thánh Phaolô quả quyết là trung tâm của niềm tin Kytô giáo.

Nhưng lúc ấy, Chúa Giêsu chưa chịu tử nạn và chưa phục sinh, thành ra nội dung Tin Mừng cứu độ chưa trọn vẹn. Vậy chắc chắn các môn đệ lần này không được sai đi để loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Và dĩ nhiên, các ông cũng không báo trước mầu nhiệm ấy, cũng không phải đi để gọi mọi người đến đi theo Chúa Giêsu rong ruổi khắp mọi nẻo đường đến độ “không có chỗ tựa đầu”. Hơn nữa, những lần Chúa hé lộ cho các Tông đồ về quyền năng giải thoát của Người, Chúa đều bảo các ông giữ kín, không được nói ra, vì giờ Người chưa đến. Vậy lần này các ông sẽ nói gì?

Lời rao giảng của các môn đệ hẳn là loan báo về những dấu chỉ của thời Thiên Sai, ấy là bình an và công lý, và dấu chỉ hữu hình là việc các ông được Chúa cho chữa lành bệnh nhân, giải thoát họ khỏi ràng buộc của bệnh tật. Còn điều kiện để đón nhận Tin Mừng ấy chính là sự sám hối ăn năn.

Như vậy, ơn cứu độ được loan báo trước hết là việc cứu chữa chính thân phận làm người trong xã hội trần thế này. Và lời người ta phê phán Giáo Hội Chúa Kytô chỉ chăm chú lo cho đời sau là lời phê phán vô căn cứ. Phải chăng đoạn Tin Mừng này là một trong những lời chứng cho siêu việt tính của con người mà Giáo Hội đã nhiều lần nhắc lại, để minh định nhân vị và phẩm giá con người?

Theo lời dạy của Đức Giêsu, các môn đệ đến nhà nào thì chúc “Bình an” cho nhà ấy. Dấu hiệu của ơn cứu độ là bình an, và điều này gợi nhớ Tin Mừng cho muôn dân mà các thiên thần loan báo trong đêm Giáng Sinh “Bình an dưới thế cho người lòng ngay” (Lc. 2,14).

Mà bình an thế nào được khi không có công lý? “Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp. Công Lý nhìn xuống tự trời cao”. (Thánh Vịnh 85,11-12). Khi ban ơn cứu độ toàn diện cho con người trần thế, Thiên Chúa ban xuống cho họ cả bình an và công lý. Cứu Chúa Thiên Sai dùng Công Lý mà quét sạch những gian tà của trần thế để dọn đuờng cho bình an.

Bình an cũng không có khi không có sự trung thực. Giả dối, gian xảo, lừa lọc có sức tàn phá mạnh mẽ mọi nguồn cội bình an. Trong một cộng đồng, nếu con người sống với nhau bằng cái vỏ bề ngoài thì bên trong chỉ là bất ổn.

Bình an cũng không cư ngụ nơi có hằn học và ganh ghét. Cứ vào những diễn đàn điện tử sẽ thấy. Bao nhiêu ý kiến phê bình. Rồi bao nhiêu là thư rơi. Bao nhiêu là spam mail. Cũng nhân danh điều tốt đẹp đấy. Nhưng nội dung là chỉ trích vị này vị nọ. Có người không phân biệt được góp ý xây dựng Giáo Hội và chỉ trích cá nhân các linh mục, có vị linh mục mới “thôi nôi”, hiền như chiên cũng bị đem đi xén lông trái mùa. Có người thì cái gì cũng nói, hễ nói là phê phán và nói không chính xác mà bao giờ cũng nói. Mà khi đã quen chỉ trích như thế, họ lại coi những lời xây dựng trong Giáo Hội cũng giống như lời của họ mà thôi. Bình an ở đâu?

Tin Mừng Chúa Nhật 15 Năm B đưa ra bản chất của ơn gọi, ơn gọi làm người và ơn gọi làm con Chúa. Ấy là sự đáp trả và ra đi. Ra đi không chỉ là ra khỏi chính mình mà còn là hoà nhập vào với Chúa; và khi hoà nhập với Chúa thì người ta lại gặp tha nhân. Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh làm hoàn tất chu trình ơn gọi hoàn hảo này. Và cũng chính Tin Mừng Phục Sinh làm hoàn hảo sự bình an đã manh nha từ ngày Chúa giáng thế. Thánh Máccô nhấn mạnh lòng sám hối, một hành vi đáp trả cho ơn gọi và là một điều kiện tiên quyết để được bình an.

Xin Mẹ dạy chúng con biết “xin vâng” khi lên đường. Ra đi, lên tiếng và hoạt động mà không “xin vâng” như Mẹ thì tất cả cũng sẽ là phù du…

Gioan Lê Quang Vinh

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 09.07.2009. 23:09