Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Nhân ngày hiền mẫu thánh Monica: Vai trò người phụ nữ loan báo tin mừng

§ Lm Giuse Trương Đình Hiền

Nguồn: thannho.com

Bài gợi ý suy tư nhân ngày HIỀN MẪU MONICA 27.08
VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÔNG CUỘC LOAN BÁO TIN MỪNG

Dẫn nhập:

Đọc lại các trình thuật về biến cố PHỤC SINH, quả thật, có một điều làm chúng ta ngạc nhiên đến sững sờ, đó là: một chuyện hi hữu, vĩ đại như thế, “TIN MỪNG ĐỨC KITÔ PHỤC SINH”, mà Chúa lại dùng một “Phương tiện truyền thông” rất đơn sơ, rất giới hạn, để loan truyền, để công bố, để “tiếp thị”; vâng, Chúa dùng một phụ nữ, một phụ nữ tội tỗi hoàn lương: Bà Ma-ri-a Mác-đa-la: Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà. (Ga 20,18). Và chúng ta cũng đã biết những gì đã xảy ra tiếp sau “lời loan báo” đó trong chính “Ngày Thứ Nhất trong tuần, nối dài mãi tới hôm nay và cho đến ngày tận thế: hàng hàng lớp lớp con người, trẻ già lớn bé, giàu có hay nghèo hèn, nô lệ hay tự do, chức quyền hay dân đên, ở phố thị hay đồng quê, trong thế giới vãn minh hay tối tãm lạc hậu, bệnh hoàn tật nguyện, ốm đau giẫy chết, hay cao sang quyền quí trí giả uyên thâm…vâng, tất cả đã tuôn đến, đã lao mình, đã qui tụ chung quanh Một Đâng Phục Sinh mà Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã làm chứng, đã loan truyền đã mời gọi. Và cho đến hôm nay, sau 21 thế kỷ “phát thanh trên mọi làn sóng của nhân loai”, sứ điệp phục sinh” của người phụ nữ tầm thường đó, Tin Mừng Cứu độ do người đàn bà tội lỗi hoàn lương công bố đó đã “vang đến tận cùng” mọi biên giới của trái đất, như lời khẳng định từ xa xưa của Thánh vịnh: “tiếng chúng đã vang dội khắp hoàn cầu, và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Tv 18,5).

Như vậy, chúng ta có nói rằng: Người phụ nữ chiếm một vai trò quan trọng, rất quan trọng là đàng khác, trong công cuộc Loan Tin Mừng của Hội Thánh, thì chắc chắn đó không phải là một sự “cường điệu” quá đáng để “nịnh đầm” quí bà, quí cô, mà là một khẳng định có nền tảng mặc khải và hoàn toàn “trong luồng” truyền thống của Giáo Hội. Chúng ta có thể dừng lại để chia sẻ với nhau đôi điều về nội dung nầy.

I. Phụ Nữ, Đại Biểu Chính Thức Của Nhóm “Người Nghèo Của Gia-Vê” Để Thực Hiện Công Trình Của Thiên Chúa:

StMonica-patron-of-lapsed-catholics.jpg

Mở đầu “Bài Giảng Trên Núi”, Đức Ki-tô đã long trọng tuyên cáo: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Và trong ngôn ngữ của Thánh Kinh, “nghèo khó” có nghĩa là “tuyên xưng Thiên Chúa là sản nghiệp duy nhất đích thực của con người” (Tông huấn Đời Thánh Hiến số 21). Và chúng ta cũng biết rằng, khi Đức Ki-tô tuyên cáo như thế về kẻ nghèo, và không chỉ tuyên cáo, mà Ngài đã lựa chọn, đã ứng xử, đã sống và đã chết như một kẻ nghèo thật sự, thì đó cũng chỉ là một “tiếp nối ngoạn mục” sứ điệp của các sứ ngôn đã loan báo thời cựu ước, tiếp nối những giáo huấn cãn bản Thiên Chúa đã từng bước huấn luyện lòng tin cho Ít-ra-en. Thế nhưng, “đại biểu thường xuyên” cho những nguơi nghèo đó, cho “nhóm nghèo của Gia-vê” đó, lại chính là những người phụ nữ. Trong bản Gia phả của thánh Matthêô (Mt 1,1-16) có tên bốn người phụ nữ không được tiếng tốt cho lắm: Ta-ma, một người loạn luân (St 38), Ra-kháp, một gái mãi dâm (Gs 2), Rút, một kẻ ngoại giáo (R 3-4) và Bát-sê-ba, một người ngoại tình (2 Sm 11,12). Rồi chúng ta còn thấy Thiên Chúa dùng những phụ nữ chân yếu tay mềm như Đê-bo-ra, như Es-Ther, Giu-đi-tha… để chiến thắng, để hạ gục những bậc tu mi nam tử khét tiếng anh hùng. Rồi khi bước sang Tân ước, hình ảnh của một Đức Ma-ri-a, với đôi chân nhỏ bé hiền lành vượt qua những dặm đường dài từ bắc xuống nam để “đi thãm bà chị họ I-sa-ve và loan tin mừng Con Chúa Nhập Thể; hình ảnh đó phải chãng là một biểu tượng tuyệt vời nhất, thâm thúy nhất cho sứ vụ “Loan báo Tin Mừng” của Hội Thánh muôn nơi và muôn thuở. Bài ca Ma-gni-fi-cat của Người Phụ Nữ trên mọi phụ nữ ấy, cho tới mãi hôm nay vẫn vang lên trong từng hơi thở của cuộc sống đức tin của Dân Chúa phải chãng là lời tuyên tín của những người nghèo, là khẳng định bất di bất dịch sự lựa chọn và cung cách ứng xử thường xuyên của Thiên chúa: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu cãng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng…” (Lc 1,46-56). Điều đó đã cắt nghĩa rơ hơn cái giá trị tuyệt vời của “đồng xu dâng cúng của một bà góa” (Mc 12,41-44), điều đó làm rơ nét hơn hành vi quảng đại của cô Ma-ri-a Bê-ta-ni-a khi “đập bể bình dầu thơm cam tùng để xức chân cho Chúa” (Ga 12,1-8). Vâng, chỗ đứng của người phụ nữ, vị trí của người mẹ, người vợ cho dù khiêm tốn, ẩn khuất cách nào, thì với cách nhìn của Thiên Chúa, và trong sự “vận dụng” đầy sáng tạo và quyền nãng của Thiên Chúa, đã, đang và mãi mãi “cần thiết ghê gớm” cho công trình của Thiên Chúa.

II. Hội Thánh Có Thích Chọn Lựa Như Thế Để Dấn Thân Truyền Giáo Không ?

Quá thích đi chứ. Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã khẳng quyết: “Sự lựa chọn người nghèo nằm trong chính cái lư của tình yêu được sống như Chúa Kitô đã sống. Tất cả các môn đệ Chúa Kitô phải có sự lựa chọn nầy…” (Tông huấn Đời Thánh Hiến số 82). Lịch sử Giáo Hội chẳng phải đã rực sáng lên, đã tỏa ngát mùi hương thơm thánh thiện với những người phụ nữ như Mo-ni-ca, như Tê-rê-xa Hài đồng Giêsu, như Anê Lê thị Thành, như Mẹ Tê-rê-xa thành Cal-cut-ta…Phải chãng, những gương mặt tuyệt vời đó, những người phụ nữ khiêm hạ, hiền lành thánh thiện dó đã vun xới cho Ngôi Nhà Hội Thánh thêm đẹp thêm xinh, cho Tin Mừng Chúa Kitô vang vọng mạnh mẽ đến muôn vạn trái tim con người. Thư chung của HĐGMVN, tháng 10/2003 đã tổng quát hóa những phương cách để truyền giáo hôm nay bằng những lời sau: “Để chân lư Phúc Âm trở nên trong suốt, dễ hiểu, dễ đón nhận, ta phải dùng những phương tiện phù hợp với con người hôm nay…đó là cung cách thấm nhuần tinh thần Phúc Am, được diễn đạt với thái độ khiêm nhu, chân tình, thân ái…”. Quả thật “xưa rồi diễm ơi” cái lối truyền giáo dựa trên “quyền lực phủ đầu”, trên phô trương hào nhoáng bên ngoài, trên kiêu cãng hợm hĩnh của sự giàu có hoặc thế lực chính trị… Con đường “nâng nhân loại lên với Đức Kitô” vẫn là con đường “khi ta bị treo lên”, con đường của Máng cỏ, Thập giá.

Và như thế, những công việc xem ra tũn mũn thấp hèn như đi chợ, nấu ãn, như nuôi con, vá áo, những hy sinh thầm lặng của những người mẹ dù nghèo nàn vất vả vẫn can đảm nuôi dạy con nên người, vẫn trung thành trong bổn phận làm mẹ làm vợ cách tuyệt vời, thánh thiện…những công việc đó, những trái tim đó, những hiện diện đó là những ngọn lửa đang thắp sáng ngôi nhà thế giới, đang sưởi ấm gia đình nhân loại. Trong ngôn ngữ của Kinh thánh, phải chãng đó là chính những người “lính canh được Thiên Chúa cắt đặt trên các tiền đồn của thành trì Thiên Chúa” mà phần nào bài hát Huyền Thoại Mẹ bất hủ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã diễn đạt trong một bối cảnh khác: “Mẹ về đứng dưới mưa che đàn con nằm ngủ, canh từng bước chân thù, mẹ ngồi dưới cơn mưa…Mẹ là gió uốn quanh, trên đời con thầm lặng, trong câu hát thanh bình, mẹ làm gió mong manh…”.

Kết luận:

Như thế, điều còn lại để nhắc nhở nhau, để cầu nguyện cho nhau, để hổ trợ nhau đó là làm sao “có thật nhiều điều mình sẽ cho”, điều mình loan báo, điều mình làm chứng. Các bà, các chị có thể đọc lại lời dạy của ĐGH Gioan-Phaolô II trong Tông huấn Giáo Hộ tại Á Châu để ư thức điều nầy:

“Việc loan truyền nầy là là một sứ vụ cần những con người nam nữ thánh thiện, họ sẽ làm cho Đấng Cứu Thế được biêt và được yêu suốt đời của họ. Một ngọn lửa chỉ được cháy lên bằng cái gì đã bén lửa. Cũng vậy, việc loan truyền Tin Mừng cứu độ tại Á Châu chỉ có thể đạt hiệu quả, nếu các Giám Mục, các hàng Giáo sĩ, những kẻ sống đời thánh hiến và giáo dân, cháy bỏng tình yêu Chúa Kitô và nung đốt nhiệt tâm làm cho Người được biết đến cách rộng rãi hơn, được yêu mến cách sâu xa hơn, và được theo sát ngay bên hơn. Người Kitô hữu muốn nói về Chúa Kitô thì phải làm cho đời sống mình thấm nhuần sứ điệp mà họ rao giảng.” (GHTAC số 23)

Kể từ khi Chúa Giêsu ngỏ lời với các tông đồ: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít " (Mt 9, 37) cách đây 2000 nãm, cho tơi mãi hôm nay, chưa lúc nào công việc truyền giáo, tông đồ bị coi là không cần thiết, không hợp thời. Khi nhìn vào bối cảnh nhân loại hôm nay và thực trạng của Giáo Hội hiện thời,, nhất là Giáo Hội tại Việt Nam, chúng ta sẽ nhận thức tính cách khẩn thiết của sứ vụ tông đồ trong Giáo Hội nói chung và vai trò chứng ta của giới phụ nữ nói riêng. Chính vì thế, mỗi một người mẹ, người vợ Công giáo cần phải luôn trang bị cho mình một quan tâm sâu sắc và một cảm thức bén nhậy về sứ vụ tông đồ, về công cuộc loan báo Tin mừng. Điều cần thiết nhất mà chúng ta, mọi kitô hữu, có thể và phải trao cho nhân loại đó là chính Chúa Kitô. Chúng ta có thể nói và hành động như Thánh Phêrô ngày xưa: "Vàng bạc thì tôi không có. Nhưng cái tôi có tôi cho anh đây: Nhân danh Đức Giêsu Kitô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi" (Cv 3, 6).

Đọc lại những trang sử hào hùng của Giáo Hội, chúng ta luôn thấy ngời sáng lên những "bước chân tuyệt vời của những người loan Tin Mừng", những chứng tá hùng hồn của biết bao nhiêu người làm mẫu gương, điểm qui chiếu và gợi hứng cho chúng ta hôm nay và mãi mãi. Những lời kinh tuyệt vời của Thánh Phan-xi-cô thành Assisi, tâm hồn "thơ bé nhưng vĩ đại của Thánh Nữ Tiến sĩ Tê-rê-xa Hài Đồng, những bước chân không mệt mơi của Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, tình yêu trong sáng, rạng ngời của Á Thánh An-rê Phú-Yên, bàn tay ốm yếu, gương mặt nhãn nheo luôn chạm tới người nghèo của Mẹ Thánh Tê-rê-xa thành Cal-cut-ta, lòng can đảm hy sinh anh hùng của Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành…tất cả đã trở thành những hành trang quí giá và cần thiết cho chúng ta hôm nay.

Cuộc dấn thân cho ơn gọi ngôn sứ - tông đồ luôn đòi hỏi nhiều hy sinh, gian khổ, nhiều khi phải thí cả mạng sống. Tuy nhiên "Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian, và Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Ga 16, 33; Mt 28, 20)

Lm Giuse Trương Đình Hiền

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 27.08.2007. 11:05