Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lễ Thăng Thiên B

§ Lm Jude Siciliano, OP

TDCV 1: 1-11;; Tvịnh 46; Êphêsô 1: 17-23;(Ep 4: 1-13); Máccô 16: 15-20

Sách Công Vụ Tông Đồ bắt đầu với sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh và bảo các Tông Đồ chờ đợi. Tôi tự hỏi liệu các người hoạt động trong cộng đòan tiên khởi đó có nóng lòng với lời loan báo Đức Kito phục sinh. Chúng ta thấy rằng họ đã sẵn sàng để ra đi thực hiện lời Chúa truyền - và họ sẽ hiểu sai mục đích của công việc. Qua nội dung câu hỏi của họ với Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy sẽ khôi phục vương quốc Israel?" Tất nhiên, họ chỉ nghĩ là một vương quốc hoàn toàn trần thế với hệ thống chính trị và quân sự thống trị của Israel. Không, họ sẽ phải chờ đợi nhận phép rữa trong Chúa Thánh Thần, nhờ đó họ sẽ biết làm thế nào và ở đâu để làm chứng nhân cho Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu muốn các môn đệ thoát khỏi tầm nhìn thiển cận của họ, những y kiến đời thường và khuynh hướng hiểu sai ý nghĩa cuộc sống của Ngài. Điều Chúa muốn là họ sẽ làm nhân chứng cho Ngài vượt qua biên giới của Israel. Ngài nói, "Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, khắp vùng Giudê và Samaria cho đến đến tận cùng trái đất". Vì thế họ cần được giúp đỡ, để làm được tất cả việc đó, nên họ phải chờ đợi Thiên Chúa tuôn đổ hồng ân xuống cho họ.

Chúng ta không giỏi chờ đợi. Chúng ta sẽ mệt mỏi, chán nản nếu không gặt hái được thành quả nhanh chóng. Như chờ đợi đèn tín hiệu xanhtrên đường giao thông, chờ con đi khiêu vũ về, cùng với cha mẹ già chờ bác sĩ khám bệnh, v.v... Những ngày này chúng ta đặc biệt thất vọng và mệt mỏi chờ đợi hòa bình sẽ có được ở Iraq, Afghanistan, Trung Đông và vô số nơi xung đột trong thế giới của chúng ta. Sự chờ đợi làm chúng ta thất vọng. Tại sao chờ đợi quá bực mình? Bởi ý nghỉ là có người khác hoặc một quyền lực khác đang điều khiển mọi sự. Và ngoài tầm kiểm soát và chịu các lực lượng khác nhắc chúng ta về sự hữu hạn và yếu thế của chúng ta.

Chúa Giêsu bảo các môn đệ hãy "chờ đợi điều Đức Chúa Cha đã hứa". Họ không thể ra đi loan báo tin mừng về sự Phục Sinh của Ngài. Họ là một cộng đòan nhỏ, luôn sợ hãi không có sức tự lực. Như Tin Mừng cho thấy, các ông thường hiểu lầm những điều Chúa Giê-su nói và sai đi. Hơn nữa, họ lại bỏ trốn khi mọi việc trở nên khó khăn. Vì thế các ông sẽ bị lạc hướng, và có thể làm những việc không xuất phát từ Chúa Giêsu. Chúng ta có phải là những Kitô hữu đã từng phạm một số sai lầm khá lớn về tin mừng và phương cách của Chúa dạy? Trong lịch sử của chúng ta có những câu chuyện phát triển Kitô giáo bằng cách rửa tội cưỡng bức và bằng cách chà đạp trên phẩm giá và văn hóa của toàn bộ nền văn minh bản xứ. Chúng ta cũng có những người hèn nhát khi tuyên xưng đức tin giống như các môn đệ nguyên thủy.

Vì vậy, các môn đệ và chúng ta phải "tự kiềm chế", tự kiểm bản thân và chờ đợi lời Chúa được thực hiện. Hơn nữa, việc thực hiện sẽ đến theo thánh ý của Đức Chúa, chứ không theo ý của chính chúng ta. Có phải chúng ta là người thích hoạt động phải không? Chúng ta có các dự án và kế hoạch của mình để thực hiện, chúng ta muốn tiếp tục với hình thức. Ngay cả khi kế hoạch và ý định của chúng ta là cao quý và phục vụ một mục đích tốt, chúng ta nghỉ Đức Chúa sẽ quan tâm? Chúng ta có biết được không? Chúng ta đã hỏi? Chúng ta chờ đợi một câu trả lời, một số gợi ý? Có lẽ chúng ta phải "nhanh lên và chờ đợi." "Đừng làm cho có!" Rồi chờ đợi Chúa Thánh Linh thành toàn là một sự đảo ngược với sự thích hoạt động của chúng ta.

Ngay cả khi Chúa Kitô nói chuyện với các môn đồ về sứ mệnh của họ là rao giảng tới “tận cùng trái đất”, thánh sử Luca muốn nói rõ rằng chúng ta không nên quên những gì đã xảy ra ở Giê-ru-sa-lem. Chúng ta nhớ lại câu chuyện trên đường Emmaus và những hy vọng và thất vọng của hai môn đệ nói với người lạ mặt: “Phần chúng tôi, Chúng tôi đã hy vọng". Những gì họ hy vọng là ý tưởng vinh quang trong chiến thắng và thành công của Chúa Giêsu - và bản thân họ. Nhưng Chúa Giêsu phải nhắc nhở họ, bằng cách giải thích kinh thánh "bắt đầu từ ông Môi-se và tất cả các tiên tri," sự đau khổ đó là một phần của cuộc đời và sứ vụ của Ngài. Ở đây, trong sách Tông Đồ Công vụ ngày hôm nay, Thánh Luca nhắc nhở chúng ta một lần nữa về sứ vụ của Chúa Giêsu và sự đau khổ có liên hệ với nhau. Nên Ngài "đã minh chứng các vết tích trên thân thể Ngài lúc chịu thương khó" khi sống lại. Ngài mời gọi các môn đệ, không thể tránh khỏi sự thương khổ khi ra đi làm chứng và rao gỉảng tin mừng. Ngay cả có sự hiện diện của Chúa Phục Sinh tại đó, các ông không tránh khỏi thực tại của đau khổ. Vì vậy, đối với các môn đệ là những người sẽ phải sống để loan báo Tin Mừng, sự đau khổ sẽ là hiện thực mà họ sẽ nhận lãnh; cũng như chúng ta; là giá phải trả cho niềm tin và sứ vụ của mình.

Chúng ta cần phải chờ đợi ơn Chúa Thánh Linh, Đấng sẽ gìn giữ chúng ta khi gặp đau khổ trên hành trình rao giảng. Chúng ta sẽ là nhân chứng cho Chúa Giêsu qua đời sống trung thực của chúng ta và sự dấn thân tiến bước theo đường lối của Ngài. Nếu chúng ta trung tín với Thần khí của Ngài dạy chúng ta tại nơi làm việc, trong gia đình, trong trường học và trong đấu trường chính trị, v.v..., sẽ có đau khổ. Hoặc, có thể tệ hơn, là chúng ta sẽ bị bỏ rơi, được coi như là người không thực tế và bị bác bỏ như những nhà lý tưởng hảo huyền. Chúng ta sẽ cần ân sũng của Chúa Thánh Linh và chờ đợi sự tác động của Ngài.

Nhà thuyết giảng Thomas Troeger, của giáo hội Presbyterian, trong một bài giảng vào Ngày lễ Thăng Thiên, ông nhắc lại sự thất vọng của các môn đệ trong giáo hội tiên khởi trong lúc chờ đợi thực hiện triều đại của Thiên Chúa. Ông nói chúng ta vậy. Sau khi đã dâng hiến cuộc sống của chúng ta cho Chúa Giê Su Kitô, chúng ta không thấy chiến thắng nào cả, mà là một hỗn hợp của chiến thắng và thất bại. Vậy có gì thay đổi đâu? Đức tin của chúng ta có gì khác biệt? Ông Troeger tự hỏi: "Khi nào mọi sự sẽ kết hợp với nhau nên trọn vẹn và bền vững?". Và sau đó Ông trích dẫn lời của thi hào Yeats để mô tả thế giới của chúng ta như sau:

Mọi thứ sụp đổ; chủ tâm không bền chắc;
Tình trạng hỗn loạn luôn xảy ra trên thế giới,
Thủy triều máu loan đi khắp nơi
Sự ngây thơ trong sáng bị chìm đắm;
Lòng tin bị biến mất, đam mê dục vọng tràn đầy.

(trích từ, "Ngài lại đến")

Chúng ta đang mệt mỏi vì chờ đợi. Cùng với thi hào Yeats, chúng ta nói lên sự khao khát của mình, "Chắc chắn sự mặc khải sẽ thể hiện; và sự trở lại lần thứ hai sẽ đến". Đó là một lời than vãn, một lời cầu nguyện xin ơn giúp đỡ. Chúng ta cần sự giúp đỡ mà chúng tôi không thể tự lo được. Troeger mời chúng ta nghe lại một lần nữa những gì Giáo Hội tiên khởi cảm nhận trong nỗi đau khổ và lo âu, "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn mà Đức Chúa Cha đã thiết lập". Thật là khó cho chúng ta khi nghe những đó trong lúc này; bao quanh chúng ta là những sự kiện mà chúng ta nghe thấy trên tin tức buổi tối - hình ảnh và âm thanh của hàng chục ngàn người tị nạn di tản bởi chiến tranh và khủng bố. Theo Troeger nhắc nhở, những gì chúng ta có là tin rằng Chúa Kitô ngự giữa chúng ta và sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến giúp chúng ta cách sống. Chúng ta không thể ép buộc Chúa Thánh Linh, vì đó là một hồng ân của Ngài đến với chúng ta. Và đòi buộc phải chờ đợi.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Đọc nhiều nhất Bản in 09.05.2018 17:42