Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lễ Chúa chịu Phép Rữa -C

§ Lm Jude Siciliano, OP

Isaia 40: 1-5, 9-11; Tvịnh 28; TĐCV 10: 34-38; Mátcô 1: 7-11

Chủ đề chính trong sách Isaia là Thiên Chúa là Đấng luôn giữ lời hứa của ngài. Thiên Chúa không bao giờ xét lại xem lời Ngài đã thực hiện, ngay cả khi dân chúng không trung thành với lời giao ước họ đã hứa thực hiện với Thiên Chúa. Và đó là điều dân chúng thường làm.

Bạn hãy thử nói về một đoạn Kinh Thánh nào bạn thích nhất. Với tôi, đoạn tôi thích nhất là bài trích sách của ngôn sứ Isaia đọc hôm nay. Lời văn nghe như như điệu ru êm ái của một bậc cha mẹ nói với một đứa con vừa bị tai nạn, hay hoặc với một đứa con không trung thành. Ngôn sứ Isaia truyền rao một thông điệp cho dân chúng đang bị lưu đày ở Babylon. Họ tại sao đến đó vậy? Họ nghĩ họ trung thành với lời giao ước mà họ hứa thực hiện với Thiên Chúa cơ mà. Bởi thế họ xem việc họ bị lưu đày là một sự trừng phạt do họ không trung thành vời giao ước Thiên Chúa đã thực hiện trên họ. Các ngôn sứ đã nói rõ cho họ hiểu là họ đáng bị trừng phạt. Nhưng, ngôn sứ như ông Isaia lại có lời khuyên họ, là những người đang bị lưu đày, nên chờ đợi Thiên Chúa sẽ đến giúp họ.

Bối cảnh của đoạn văn này là tòa án trên thiên đình. Các thiên sứ của Thiên Chúa đang họp nhau trước tòa Thiên Chúa để đợi bản phán xét cho dân chúng. Nếu chúng ta là những thiên sứ đó thì chúng ta chờ đợi điều gì nơi Đức Chúa sẽ phán xét cho những người Israel cứng đàu cứng cổ? Chúng ta có muốn nói với họ thay mặt Đức Chúa là "Các bạn sẽ chịu xét xứ đúng theo điều các bạn đáng chịu" hay là "chẳng phải tôi đã báo tin là các bạn đừng lừa dối tôi với các thần giả dối của các bạn, và điều các bạn cam kết với các dân tộc ngoại giáo?" Chúng ta thường nói như vậy với những người đã xúc phạm chúng ta, và coi thường chúng ta. Và làm chúng ta thất vọng trong khi chúng ta làm điều phải lẻ ngay?

Nhưng, nếu chúng ta là những thiên sứ của Đức Chúa đang chờ đợi lời của Ngài pháni về dân chúng. Và chúng ta sẽ ngạc nhiên về những lời mà Đức Chúa đã nói với họ "Hãy an ủi, an ủi dân Ta... Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Giêrusalem đã đền xong". Hãy đợi chút, vậy đâu là công lý trong lời nói đó! Thật thế, đó không phải là công lý của loài người, mà là công lý đang chờ đợi dấu chỉ ăn năn sám hối và hứa sẽ đền bù những khoản nợ hoặc đang nợ. Không đâu, đây là sự công chính của Đức Chúa. Nói một cách khác, đây là lòng thương xót của Ngài đã ban nhưng không cho những kẻ không đáng được hưởng.

Đó là những lời các nhân viên sẽ loan báo cho những người đang ở nơi lưu đày. Tôi tớ của Đức Chúa có công việc thể xác phải làm: Họ phải mở một con đường, lấp đầy mọi thung lũng, và phải bạt xuống mọi núi đồi. Vì sao? Vì Đức Chúa sẽ mau đến để giúp dân Ngài. Và không thể nào có những chỗ gây trở ngại trên chặng đường Đức Chúa đi. Đức Chúa sẽ làm gì khi Ngài đến? Ngài sẽ tập trung cả đoàn chiên dưới cành tay Ngài và dẫn dắt họ đi từ nơi lưu đày về đất nước của họ.

Đấy, chính là chủ đề của sách Isaia: Lời Đức Chúa là lời đáng tin cậy. Đức Chúa không để chúng ta sống trong cảnh lưu đày, hay để chúng ta sống trong cô đơn, nhưng Ngài đến giúp chúng ta. Đức Chúa đối với chúng ta như thế nào? Ngài là vị mục tử hằng thương yêu, lo lắng, và che chở chúng ta. Ngài sẽ ôm ấp chúng ta trong vòng tay Ngài, và dẫn đưa chúng ta về nhà. Lời cuối cùng là: Đức Chúa có cánh tay hùng mạnh để giúp dân chúng. Cánh tay Ngài đưa lên trong vinh quang chiến thắng, và hạ xuống trong sự êm ái dịu dàng. Đoạn văn này không nói đến việc dân chúng có đáng được Đức Chúa giúp hay không, hay họ có cầu nguyện hay không. Nhưng, điều rõ ràng là, trong bất kỳ cuộc lưu đày nào, Đức Chúa cũng sẽ thấy được những điều chúng ta cần, và tự Ngài sẽ đến giúp chúng ta.

Đức Chúa đã giữ lời Ngài hứa thực hiện cho dân Israel qua ngôn sứ Isaia là đân chúng sẽ được thoát khỏi cảnh lưu đày. Họ sẽ được trở về quê hương, xây dựng lại đất nước và Đền Thờ của họ. Và cón gì nữa không? Đức Chúa hứa như vậy với tất cả chúng ta, những người bị lưu đày bằng cách này hay cách khác: như thói quen thờ ơ, chán nản, ngu dốt hay bị nghiện. Cũng như Đức Chúa đã làm cho dân Israel, Ngài sẽ dùng tay hùng mạnh của Ngài để làm như vậy cho chúng ta, để giúp chúng ta thoát khỏi những gì kiềm hãm chúng ta. Và Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta về nhà như một mục tử nhân hiền.

Vậy đó chẳng phải là một tin mừng. biết Đức Chúa nhân từ chừng nào đối với chúng ta phải không? Chúng ta nghĩ người khác tử tế với chúng ta vì chúng ta có tài năng, có diện mạo khôi ngô, có trí thông minh, hay vì chúng ta làm việc chăm chỉ. Đó là sự thật khi chúng ta phán đoán một người khác. Nhưng, Đức Chúa rất khác chúng ta. Điều đó chẳng phải là điều làm chúng ta ngạc ngiên và tự hỏi khi chúng ta nghe đến hay sao? Mặc dù việc chúng ta đã làm, xứng đáng hay không, Đức Chúa vẫn nhìn chúng ta một cách yêu thương, và Ngài sẵn sàng đến giúp chúng ta.

Trong bài trích sách Isaia, chúng ta được nhắc đến việc Đức Chúa lo lắng bội phần cho mỗi người trong chúng ta. Nhưng không phải Ngài chỉ lo cho chúng ta mà thôi. Trong bí tích rửa tội chúng ta được mời gọi trở nên ngôn sứ. Đó là ngôn sứ gì, và tin chúng ta loan báo là gì? Ngôn sứ loan báo sự công chính của Đức Chúa. Và điều đó rõ ràng trong bài đọc hôm nay, khi Đức Chúa loan báo sự công chính, Ngài hướng mắt yêu thương nâng đỡ về phía chúng ta.

Trong bài đọc thứ hai, thánh Phêrô, người có địa vị đặc biệt trong các tông đồ của Chúa Giêu, lại cứng lòng nghĩ là Đức Chúa có tính thiên vị đối với các dân ngoại. Phêrô đến nhà ông Coneliô, một đại đội trưởng người Rôma, một người được xem là đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (Cv 10:1). Ông Phêrô đến đó như một sứ giả của Đức Chúa sai đến để chấp nhận việc Thiên Chúa đón chào người ngoại không phải là Do thái vào cộng đoàn Kitô hữu. Ông Phêrô đã được gởi đến để chấp nhận tình thương yêu cúa Thiên Chúa cho ông Coneliô và gia đình ông ta. Phêrô cho ông Coneliô biết là Phêrô đã có thị kiến gì (Cv 10:9...) "Thật ra, tôi thấy Thiên Chúa không có thiên vị người nào. Đúng ra hể ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành thì bất cứ người đó thuộc dân tộc nào, cũng đều được Thiên Chúa tiếp nhận". Đấy thật là tin của ngôn sứ Isaia, và là điều được xác nhận qua sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã tỏ ra ưu ái, và Ngài mời gọi tất cả vào nhà Ngài.

Chúa Giêsu thực hiện điều ngôn sứ Isaia đã loan báo. Ngài là "cánh tay hùng mạnh của Thiên Chúa". Ngài đã vượt qua tội lỗi là nguồn gốc đã làm cho chúng ta bị lưu đày. Chúa Giêsu cũng là vị mục tử nhân lành đã đón nhận chúng ta vào cộng đoàn – một cộng đoàn Ngài đang dẫn dắt trên đường đi về nhà Thiên Chúa.

Vậy làm thế nào chúng ta trở nên sứ giả của Thiên Chúa được gởi đi loan báo tin đó cho hàng xóm láng giềng, bạn bè cùng lớp, cùng sở làm của chúng ta và toàn thế giới. Chúng ta đã chịu phép rửa tội với cùng một Thần Khí đã ngự xuống trên Chúa Giêsu trong ngày Ngài chịu phép rửa, Chúng ta biết Thiên Chúa thương yêu chúng ta. Vậy chúng ta làm gì với Thần Khí đó để đem ánh sáng yêu thương đến với người khác để họ, chấp nhận và cảm thông nhau?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

Đọc nhiều nhất Bản in 09.01.2019 18:19