Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lễ Chúa Ba Ngôi –C

§ Lm Jude Siciliano, OP

Cách ngôn 8: 22-31; Tvịnh.8; Rm 5: 1-5; Ga 16: 12-15

Hãy xem lại các các lễ của tuần vừa qua: Vào ngày lễ Chúa Thăng Thiên: Chúng ta mừng Chúa Giêsu trở về với Chúa Cha; Lễ Chúa Thánh Thần thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài không để chúng ta tự chiến đấu một mình với một thế gian đầy gian dối, của sự chối bỏ, thờ ơ ghẻ lạnh và hoàn toàn thù địch. Hôm nay chúng ta tiếp tục mừng ơn Chúa Thánh Thần hiện diện ở giữa chúng ta. Như Chúa Giêsu đã hứa, Ngài không để chúng ta mồ côi.

Có phải tôi đã nói đến một thế gian đầy giả dối, thờ ơ và hoàn toàn thù địch phải không? Đúng thế, tôi đã nói như thế, và chính sự thật đó thu hút tôi đến lời khuyên nhủ của thánh Phaolô gởi cho tín hữu ở Rôma. Nó khởi sự bằng sự xác quyết; thánh Phao lô muốn chắc chắn là trong khi chúng ta vượt qua những thử thách về đức tin chúng ta có thể tin chắc là chúng ta không thể tự mình vượt qua được những thử thách đó.

Khi Chúa Giêsu đang đi giữa các môn đệ, là Ngài đang sống ở thế gian. Bây giờ Ngài là "Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta", một Đấng hoàn toàn mới, không còn bị kiềm chế bởi nơi chốn hay thời gian và văn hóa. Và Ngài cũng không còn ở giữa một nhóm tín hữu nhỏ nhoi. Nhưng là Ngài đang ở giữa tất cả chúng ta. Cũng như cộng đoàn mà thánh Phaolô gởi thơ, chúng ta chịu thử thách trong gian truân và bị chống đối bởi thế gian.

Chúa Giêsu ở Nadarét là tấm kính mà qua đó thánh Phaolô giải thích về Chúa Ba Ngôi. Qua những việc Ngài đã làm mà chúng ta được thấy; Phaolô nói đó là Đấng đến với chúng ta "Vì vậy, khi chúng ta được nên công chính là nhờ đức tin...". Đó là sự khởi đầu cho chúng ta phải không? Không phải là việc chúng ta đã thực hiện để làm hài lòng Thiên Chúa, nhưng trước hết là Thiên Chúa đã hài lòng với chúng ta qua Chúa Giêsu. Ngài đã cho chúng ta nên "công chính". Từ "công chính" trong Kinh Thánh là sự đoan chắc là chúng ta đã được kết hợp chính thức với Thiên Chúa. Vì những điều Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta, bây giờ chúng ta đã được kết hợp với Thiên Chúa và với các anh em khác.

Làm thế nào để chúng ta có được sự "công chính". hay "bình an" đó? Thật ra, chúng ta không bao giờ được hưởng điều đó. Thánh Phaolô nói khá rõ về việc này. Thay vào đó, như ông thường nói, chúng ta được nên công chính với Thiên Chúa qua đức tin. Nhưng nó không kết thúc ớ đó một cách an toàn. Thay vào đó, đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận thúc đẩy chúng ta đối đãi với tha nhân như Chúa Giêsu đã làm. Vậy điều đó đưa chúng ta đến đâu? Đối với Chúa Ba Ngôi, mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Không phải là một học thuyết, nhưng là mừng lễ băng một động từ thánh thiện. Thiên Chúa, Đấng Tạo dựng ra chúng ta đã mạc khải nhan thánh đầy yêu thương và tha thứ của Ngài cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Ngài đã mạc khải Thiên Chúa vượt trên hết mọi sự, mọi thời gian và chúng ta không đáng được hưởng tình yêu thương đó. Ngài đã ban cho chúng ta ơn Thánh Thần, nguồn sinh lực của sự sống và thúc đẩy chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu vào trong đời sống chúng ta qua đức tin, như lúc Chúa Giêsu đã sống ở thế gian. Vậy, đó có phải chính là động từ hay không? Vì đó là việc Thiên Chúa làm và chúng ta đáp lại.

Thánh Phaolô dạy là sống công chính với Thiên Chúa và hành động như Chúa Kitô ở thế gian qua Chúa Thánh Thần làm chúng ta nhìn trực diện, không những vào thế gian, mà nhìn thẳng về tương lai vinh quang chúng ta sẽ được chia sẻ với Thiên Chúa và với hết mọi người. Chúa Giêsu biết rõ là chúng ta cần sự đoan chắc đó do đức tin mang lại cho chúng ta. Vì thế, trong bửa tiệc ly, Chúa Giêsu hứa Thánh Linh của Ngài sẽ "dẫn dắt chúng ta đến tất cả sự thật" Hãy để ý thánh Phaolô nói thật về những "đau khổ" và "gian truân chịu đựng". Phao lô biết rõ với nhản quan của ông ta qua những thử thách ông ta đã chịu đựng trong sứ vụ của ông ta, và trong những điều ông ta cảm nhận được qua những đau khổ của các tín hữu ở những nơi ông đã thăm viếng và rao giảng là chúng ta cần được đẫn dắt, tăng thêm năng lực và sự trung kiên bởi Chúa Thánh Thần.

Nhưng, chúng ta cũng cần để ý là thánh Phaolô cam đoan với chúng ta về tình yêu thương của Thiên Chúa "đã đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần mà Thiên Chúa ban cho chúng ta". Và đây, một lần nữa, có lời hứa một ngày nào chúng ta sẽ được hưởng vinh quang. Chúng ta là những người đã được ơn Thánh Thần qua Chúa Giêsu và đã được ơn trung kiên khi gặp gian truân. Phaolô nói là chúng ta đã được "lãnh nhận qua đức tin. Nhờ ơn thánh đó mà chúng ta đã đứng vững đến ngày hôm nay". Một cách dịch từ "lãnh nhận" là "đên nơi thiên đàng, hay đến nơi bằng an". Bởi thế, ơn thánh đã ban cho cúng ta một nơi vững chắc, bằng an trong sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi chúng ta chịu gian truân vì đức tin.

Các cộng đoàn tín hữu của thánh Phaolô chịu bắt bớ và đàn áp bởi các kẻ cai trị La mã và bới các cộng đoàn Do thái của họ. Hơn nữa, trong các thơ thánh Phaolô, chúng ta nhận thấy rõ là tín hữu Kitô cũng chịu sự bất hòa trong hàng ngũ của họ - về cách diễn tả ý nghĩa đời sống của Chúa Giêsu cho cuộc sống cá nhân và của tất cả cộng đoàn.

Trong bối cảnh với quá nhiêu đau khổ. thánh Phaolô khuyến khích các tín hữu Roma nên chấp nhận những gian truân đó và xem đó như là những thử thách về đức tin của họ và tin chắc đó là dấu chỉ là Thiên Chúa đã không bỏ rơi họ, nhưng Ngài vẫn yêu thương họ và tuôn tràn ơn Chúa Thánh Thần trên họ.

Hôm nay chúng ta mừng Bí Tích Thánh Thể. Bất chấp những vụ việc gây nên gương xấu trong Giáo hội trong hai hay ba thập niên vừa qua, chúng ta có sự đoan chắc trong Lời Chúa, trong Bí Tích Thánh Thể và trong cộng đoàn họp lại thi hành phụng vụ là Thiên Chúa là Đấng trung tín và không bỏ rơi chúng ta. Ngài còn giúp chúng ta lớn mạnh lên trong lúc gian truân đầy thử thách này. Đó có phải là điều thánh Phaolô nói với tín hữu Rôma và với chúng ta bây giờ hay không? "ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.”

Trong khi lòng trí chúng ta hiện nay muốn nghe nói đến điều đó, thánh Phaolô không nói rõ định nghĩa Chúa Ba Ngôi. Phải đến hàng mấy thế kỷ sau, trong lúc Giáo hội gặp những bè dị giáo có sai lầm về tín điều, Giáo hội mới dành thời gian để suy ngẫm về Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô nói với các tín hữu đang bị bách hại để giúp họ hiểu họ là ai và có trách nhiệm gì vì họ là những người theo Chúa Giêsu Kitô. Ở đó và ở các nơi khác thánh Phaolô diễn tả nguồn gốc của đức tin của chúng ta và thành quả của đức tin trong đời sống của người Kitô hữu. Chúng ta có thể nói đến Chúa Ba Ngôi bằng một âm điệu êm đềm và với thánh Phaolô Chúa Ba Ngôi đến gần và luôn luôn hoạt động hằng ngày như một Đấng Tạo dựng, Đấng Cứu Chuộc và Đấng Thánh Hóa chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Lễ Chúa Ba Ngôi

Đọc nhiều nhất Bản in 12.06.2019 16:24