Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lắng nghe tiếng Chúa trong khi vác thánh giá

§ Lm Jude Siciliano, OP

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN A
Giêrêmia 20: 7-9; Tv: 63; Rôma 12: 1-2; Matthêu 16: 21-27

Anh chị em thân mến,

Anh chị em sẽ làm gì để giúp cho người thân trong gia đình tránh khỏi những tai nạn? Khi thấy người đó sắp chọn một việc làm khờ dại, có lẽ anh chị em sẽ tìm cách khuyên can để giúp họ từ bỏ ý định của mình, hay giúp họ suy nghĩ lại điều mà họ sẽ làm? Có lẽ tôi cũng sẽ làm như anh chị em vậy. Vì thế, hôm nay chúng ta có thể đồng cảm với thánh Phêrô. Phêrô đang làm một việc cho người bạn mà có lẽ chúng ta cũng sẽ hành động như thánh nhân. Phêrô thương Chúa Giêsu nên ông muốn ngăn cản, không để Ngài lên Giêrusalem để chịu cực hình và sẽ chịu chết.

Mối tương quan giữa Chúa Giêsu và thánh Phêrô thay đổi rất nhanh. Trong vài câu trước bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu khen ngợi thánh Phêrô ("Này Simon, con ông Giôna, anh thật là người có phúc...") và Ngài sẵn sàng giao chìa khóa nước Trời cho ông. Thánh Phêrô có thẩm quyền trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Nhưng trái lại, hôm nay Chúa Giêsu quay lại với Phêrô, gọi ông là Satan, và đuổi ông đi. Phêrô mới vừa đem Chúa Giêsu ra ngoài và khuyên Chúa Giêsu đừng nói về sự đau khổ và sự chết của Ngài nữa. Trái lại, Chúa Giêsu quay lại quở mắng Phêrô trước mặt mọi người. Vậy chuyện gì đang xảy ra ở đây? Tại sao Chúa Giêsu lại quở mắng Phêrô trước mặt mọi người vì những điều Phêrô nói riêng với Ngài? Và tại sao Chúa Giêsu lại muốn các môn đệ nghe bài học Ngài đang dạy cho Phêrô, và cho caû chúng ta nữa?

Nhiều người Kitô hữu nghĩ rằng giữ đạo thì tâm hồn và thân xác sẽ lành mạnh và sẽ gặp điều may mắn. Một lần, tôi nghe một người đang giảng Phúc âm trên truyền hình. Ông ta giảng cho 10 ngàn người trong một vận động trường lớn như một nhà thờ. (Vì tôi cũng là thầy giảng, có lúc tôi ước ao được như ông ta.) Ông ta có tiếng là thầy giảng rất giỏi, được nhiều người khen ngợi. Điều ông ta giảng là: Nếu chúng ta chấp nhận Chúa Giêsu vào đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ được những điều tốt lành mà Thiên Chúa ban cho cuộc sống chúng ta, đó là những ơn lành của Ngài, mà những người có đức tin sẽ nhận được ở đời này, vì thế nhiều người thích nghe ông ta. Sau khi nghe ông ta giảng, tôi cảm thấy vui vẻ, và hình như nhiều người cũng cảm nhận như vậy. Những người đó tin rằng đức tin sẽ làm cho đời sống họ dễ dàng hơn. Và những lời hứa đó cũng ám chỉ đời sống tinh thần nữa, nên khi mình đã chấp nhận Chúa Giêsu, thì mình sẽ được sống hạnh phúc, và vơi bớt đi phiền toái là hay quá!

Những người vừa nhập đạo, hay vừa học xong lớp giáo lý tân tòng và được rữa tội vào ngày trước lễ Phục Sinh, họ thường cảm thấy rất sung sướng, vui vẻ vì đức tin mới nhận được, và vừa được gia nhập vào cộng đòan Công giáo. Họ vui vẻ như vậy là phải. Nhưng chúng ta biết là đời sống không kéo dài sự vui vẻ như vậy đâu. Rồi đây, những người tân tòng đó sẽ gặp thử thách trong đời sống đức tin của họ. Chúng ta biết đó là sự thật, vì chúng ta cũng đã trãi qua những thử thách đó. Chúng ta trân trọng gìn giữ đức tin chúng ta, chúng ta làm hết mọi cách có thể để giữ đức tin đó mạnh mẽ luôn. Và ngay cả những Kitô hữu có đức tin và sức sống đạo mạnh, đều hiểu rằng không dễ gì để giữ nếp sống đó dài lâu được

Điều nói trên đưa chúng ta vào bài Phúc âm ngày hôm nay. Chúa Giêsu là Đấng Messia, và Ngài tiếp tục sống cho sứ vụ của Ngài trên trần gian, nghĩa là Ngài phải chịu cực hình, và chịu chết khi Ngài lên Giêrusalem với các môn đệ, thánh Phêrô không hiểu điều đó. Thánh nhân muốn Chúa Giêsu ban sự vinh hiễn và những ngày vui vẻ cho những người sống cạnh Ngài. Thánh Phêrô không muốn nghe, vì nếu ông tin tưởng vào Chúa Giêsu và theo sống với Ngài như Ngài dạy, thì ông cũng sẽ phải chịu cực hình và sẽ chết vì đức tin của ông. Chúa Giêsu nói rõ điều ấy cho Phêrô và các môn đệ "Ai muốn theo Thầy thì phải bỏ mình đi, vác thập giá theo Thầy". Tôi không nghĩ rằng nếuChúa Giêsu với hàng chục ngàn người trong một sân vận động lớn, hay một đài truyền hình riêng để giảng những lời như Ngài đã báo các môn đệ thì ai muốn nghe những lời giảng như thế?

Trong tờ nhật báo tôi đọc cách đây vài hôm, có một bài viết về một tài xế vận tải nọ vẽ hình Thánh giá trước kết nước giải nhiệt của xe. Ông ta nghĩ là hình vẽ cây Thánh giá ấy giúp ông không bị tai nạn trong hai mươi hai năm qua. Có người khác treo hình thánh Christopher. Vậy những hình Thánh giá hay hình các thánh đó có giúp họ tránh tai nạn thật không? Có phải vì vậy mà chúng ta để hình thánh trong xe chúng ta không? Người lái xe tải đó không bị tai nạn có lẽ vì ông ta là người lái xe cẩn thận, và ông ta được may mắn.

Để hình thánh trong xe không có gì lạ cả, hay đeo cây Thánh giá nhỏ trước ngực cũng vậy. Mỗi buổi sáng trong lúc cạo râu tôi thấy cây Thánh giá đeo trước ngực, tôi hy vọng cây Thánh giá đó giúp tôi nhớ Chúa Giêsu mời gọi tôi chấp nhận những khó khăn hay sự đau khổ trong đời tôi, vì tôi đã chấp nhận theo chân Ngài.

Chúng ta không có cách nào tách cây Thánh giá ra khỏi tôn giáo chúng ta. Chúng ta cũng không thể quên cây Thánh giá trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta có thể không chịu đau khổ như Chúa Giêsu đã chịu khi Ngài vác Thánh giá của Ngài, hay chúng ta có thể không chịu những cực hình như các thánh tử đạo đã theo gương Ngài, Nhưng dù sao đi nữa Chúa Giêsu cũng đã nói với chúng ta là nếu chúng ta muốn theo Ngài thì phải vác Thánh giá của chúng ta để theo chân Ngài, Thánh giá sẽ mang theo sự đau khổ và nếu chúng ta nghe lời thánh Phaolô nói hôm nay: "Anh em đừng có rập theo cách sống đời này, nhưng hãy đổi mới tâm hồn anh em, hầu có thể nhận ra đâu là ý Chúa: cái gì tốt và đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo."

Vì chúng ta là Kitô Hữu, thánh Phaolô mời gọi chúng ta đừng chấp nhận những giá trị đời này như: những gì các giới truyền thông rêu rao thúc đẩy, hoặc đừng để bạn bè cùng trang lứa trong cách sống mới làm ảnh hưởng đến những suy nghĩ của chúng ta. Thánh Phaolô lại nói, là một Kitô hữu nghĩa là chúng ta phải sống một đời sống khác, một cách sống theo đời sống của Chúa Giêsu và theo sự Khôn Ngoan của Ngài, là luôn tìm hiểu thánh ý của Thiên Chúa trong mọi sự, và ngay cả trên đường tieán lên thập giá.

Chúng ta có thể kiểm nghiệm đời sống của chúng ta dựa vào lời Thánh Phaolô dạy, và nên tự hỏi:

Nhiều của cải có làm cho chúng ta hạnh phúc thật không?
Có phải những người giàu có, hay học hành cao là những người tốt không?
Có phải khi chúng ta đồng ý với một số đông người là chúng ta đã đúng lẽ phải không?
Có phải nếu chúng ta dùng thuốc an thần là chúng ta có thể quên những phiền muộn ở đời không?
Hoặc chúng ta đi theo một thầy tu Ấn giáo để giúp chúng ta quên đi ưu phiền được không?
Hoặc khi chúng ta là người ngoan đạo thì chúng ta sẽ không gặp phiền phức đời này chăng?

Nếu chúng ta tin những điều vừa nói là sự thật thì chúng ta hãy học thuộc lòng bài Phúc âm hôm nay, và thử xem bài Phúc âm này có giúp chúng ta thay đổi cách suy nghĩ và cách sinh hoạt không.

Lm Jude Siciliano, OP

FX Trọng Yên, OP chuyển ngữ

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.08.2008. 08:38