Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Học cách chết

§ Lm Anmai, DCCT

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Is 50, 4-7, Pl 2, 6-11, Lc 22, 14-23,56)

Các Thánh sử khi ghi lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu tuy khác biệt nhau mỗi người một cách nhưng tựu trung nhìn vào tổng thể chúng ta vẫn thấy những trình thuật đó ăn khớp với nhau. Mỗi Thánh sử đều nhấn mạnh một điểm theo cách nhìn của các đấng. Thánh Luca nhấn mạnh đến thái độ hết sức thanh thản của Chúa Giêsu trước cuộc thương khó của Chúa Giêsu cũng như các môn đệ. Cái chết hay nói đúng hơn là cách chết của Chúa Giêsu là bài học của nhiều người.

Cái chết của Chúa Giêsu phải nói là cái chết đẹp, cái chết của người tôi trung của Thiên Chúa như Isaia đã loan báo từ trước. Người tôi trung của Chúa, điển hình là Isaia đã chịu đau khổ vì danh của Thiên Chúa. Để được can đảm đón nhận những đau khổ của cuộc đời như Isaia bộc bạch là do có Chúa Thượng phù trợ Isaia, Chúa Thượng nâng đỡ Isaia:

Đức Chúa là Chúa Thượng
đã cho tôi nói năng như một người môn đệ,
để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức.
Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi
để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.

Và, như chúng ta đã biết, người tôi tớ đau khổ là hình ảnh tiên trưng của một Chúa Giêsu cũng đau khổ.Chúa Giêsu và Isaia hình như cũng có điểm chung đó là vui vẻ, đó là thanh thản bước lên cây thập giá và điều quan trọng nhất là vâng theo thánh ý của Cha.

Thánh Luca thuật lại:

Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa cho đến khi lễ này được tên trọn vẹn trong nước Thiên Chúa... Rồi Người lấy chén, dâng lời tạ ơn. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn ! Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em... Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em... Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.

Bữa ăn này chính là bữa an cuối cùng của Chúa Giêsu trên trần gian. Chúa Giêsu biết điều này và ta thấy được thái độ hết sức điềm tĩnh và bình anh của Chúa dù biết ngày mai mình sẽ “trở về cùng cha”. Chúa Giêsu muốn thể hiện cái chết của mình trong tâm hồn trước khi nhận cái chết nơi thân xác của Ngài. Bữa tiệc ly, bữa tiệc chia tay tượng trưng cho cái chết ấy. Chẳng ai can đảm cử hành một bữa tiệc chia tay mà không phải là chia tay đơn thuần mà chia tay để đón nhận cái chết như Chúa Giêsu cả. Trong bàn ăn, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh của bánh miến và rượu cho mà Chúa Giêsu hiến trao cho những ngườimà Ngài yêu: "Này là Mình Thầy, hy sinh vì … Này là Máu Thầy, sẽ đổ ra. ..". Đúng như vậy vì ngài mai là ngày mà Máu Người sẽ lìa khỏi thân Người, như chiều nay bánh và rượu tách rời nhau.

Ngay từ chiều hôm trước của thập giá, Chúa Giêsu sống cái chết, đã nếm thử cái chết. Chúa Giêsu hoàn toàn tự do khi đón nhận cái chết và điểm đặc biệt là Chúa Giêsu diễn tả cái chết như một thứ của ăn dưỡng nuôi cho những người đang cần đến để sống.

Chúa Giêsu biểu lộ tình cảm chứng tỏ tinh thần tự chủ của và với lối nói thật phi thường, Ngài tiến vào cõi một cách hăng say: "Thầy khát khao mong mỏi..."

Chúa Giêsu đương đầu với cái chết trong một niềm vui mừng ngược đời: "Người dâng lời tạ ơn”. Thái độ này, được lặp lại hai lần, mang một tính chất rất đặc biệt: "dâng lời tạ ơn", nói "lời cám ơn”. Những "cử hành Thánh Thể" của chúng ta chỉ là sự kéo dài của việc mà Đức Giêsu đã làm chiều hôm đó. "Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy".

Cách đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết như thế, thật là bài học vô cùng quý giá cho mỗi người chúng ta. Thật thế, trong mọi hành vi của con người, cái chết là hành vi đặt vấn đề một cách sống còn nhất. Mọi hành vi khác như lao động, ăn uống, chơi đùa, học hành và thậm chí là yêu có thể tự chúng có một ý nghĩa không cần phải nhờ Thiên Chúa can thiệp. Nhưng chết là một hành vi chỉ mang một ý nghĩa, nếu Thiên Chúa hiện hữu. Không có Thiên Chúa, cái chết là sự kết thúc mọi sự. Thế nên, trong thân phận con người, Chúa Giêsu thực sự là kẻ đã coi Thiên Chúa là nguyên nhân, đã hoàn toàn phó thác đời Người nơi Thiên Chúa. Vì thế, Người đã biến cái chết của Người trở thành hành vi cô đọng nhất trong suốt đời sống làm người của Người. Chiều hôm đó, Người đã nói, cái chết của Ngài, là khởi đầu cho "Triều đại Thiên Chúa", cho Nước Thiên Chúa, cho sự sống mới trong Nước của Cha. Trong lúc đó, Chúa Giêsu đã hướng tới "ngày hoàn tất", ngày mà Thiên Chúa sẽ hoàn toàn thống. trị, bởi vì sẽ không còn đau khổ không còn chết chóc nữa.

Ta cũng hiểu được rằng, đối với Chúa Giêsu, cái chết của Người không thể là một điều trống rỗng, tiêu cực, vô ý nghĩa: Người đã biến cái chết thành cuộc "'Vượt qua trở về với Chúa Cha" … Thầy sẽ về cùng Cha. .. Thầy sẽ về với Tình yêu của Thầy... ôi, lạy Chúa Giêsu, vào giờ giây phút đó đến với con, xin giúp con sống cái chết của con với thái độ thanh thản như thế.

Vua của các dân thì lấy quyền mà thống trị dân... Anh em thì không như thế trái lại, kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ...Thầy đây Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.

Với một cách khác, Chúa Giêsu còn nêu lên ý nghĩa cái chết của Người sẽ xảy ra ngày mai: Người là kẻ phục vụ mọi người và Chúa Cha. . . Người yêu chuộng.. . hiến dâng.

Chiều hôm đó, mười hai con người cùng Thầy ngồi vào bàn ăn. Trong bữa ăn đó, Chúa Giêsu đã bộc bạch một trật tự của xã hội mới. Một xã hội mới mà Chúa Giêsu mô tả như là "sự đảo ngược" thế gian. Người nói, trong thế gian, người đứng đầu sẽ thống trị. Nơi anh em thì không thư thế ? Chính những kẻ nghèo hèn lại đồng bàn với Chúa Giêsu. Vì thế, toàn thể xã hội loài người thực sự sẽ bị đảo lộn bởi họ: Đó là cuộc cách mạng của tình yêu phục vụ ? Khả năng duy nhất có thể làm cho một thế giới công bằng hơn trong tương lai, đó là thái độ mới mà Chúa Giêsu đã cổ vũ như trên: Đừng thống trị nhưng phục vụ. Và toàn thể cuộc Thương khó của Người sẽ là hình ảnh, là khuôn mẫu cho người nào muốn yêu thương "như Thiên Chúa yêu” đến tận cùng !

Chúa Giêsu, đã hơn một lần nhắc nhở cho các môn đệ biết thái lòng khiêm hạ, thái độ phục vụ khi xuất hiện ở trần gian của mình. Không chỉ phục vụ, không chỉ khiêm hạ mà Chúa Giêsu đã trút bỏ tất cả các vinh quang mà Ngài có với Cha để mà chết và chết trên thập tự. Điều ấy, trong thư gửi tín hữu Philip, Thánh Phaolô đã diễn tả:

Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;
và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa".

Mỗi kitô hữu, khi nhận phép thanh tẩy được trở thành con cái của Thiên Chúa, ngang hàng với Chúa Giêsu Kitô. Kitô hữu cũng được mời gọi đón nhận sự khiêm hạ, đón nhận cái chết, đón nhận con đường thập giá như Chúa Giêsu đã đón nhận, đã đi qua. Chuyện quan trọng là người kitô hữu đón nhận con đường thập giá như thế nào, sự chết như thế nào ?

Nếu đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết trong sự giằng vặt, thù hận thì đó là cái chết bình thường và có thể gọi là tầm thường. Chỉ những ai bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá và thanh thản đón nhận cái chết thì mới trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa và ngày sau hết cũng sẽ được cùng Chúa Giêsu hưởng sự siêu tôn của Thiên Chúa Cha như Thiên Chúa Cha đã siêu tôn Chúa Giêsu.

Lm Anmai, DCCT

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 26.03.2010. 21:13