Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giải thích Tin Mừng CN 25 Thường Niên: Bạn cũng đi vào vườn nho nữa

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật 25 Thường Niên. Dụ ngôn về những lao công được sai đi trong những giờ khác nhau để làm việc trong vườn nho, luôn luôn tạo nên những vấn đề lớn cho các độc giả Tin Mừng. Chủ vườn nho trả cũng một đồng lương cho những kẻ đã làm việc chỉ một giờ và cho những kẻ đã làm việc suốt ngày, điều đó có đúng không? Điều đó không xúc phạm nguyên tắc tiền thưởng đúng hay sao? Ngày nay các công đoàn sẽ cùng nhau nổi lên tố cáo bất cứ người chủ một công ty nào làm như vậy.

Sự khó khăn chúng ta kinh nghiệm ở đây phát xuất từ một sự diễn đạt nước đôi. Người ta nghĩ tới vấn đề tiền thưởng trong trừu tượng và cách chung chung hay là trong sự qui chiếu với phần thưởng đời đời trên thiên đàng. Thấy theo kiểu này, thì tiền thưởng như vậy thực tế trái nghịch nguyên tắc theo đó Thiên Chúa “sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm” (Roma 2:6). Nhưng Chúa Giêsu nói về một tình huống đặc biệt, một trường hợp rất chính xác. Tiền lương duy nhất được ban cho mỗi người là Nước Trời mà Chúa Giêsu đã đem xuống thế gian; chính sự có thể đi vào trong sự cứu độ của Đấng cứu thế là thành phần của tiền lương đó. Dụ ngôn bắt đầu nói “Nước Trời giống như chuyện chủ nhà kia vừa tảng sáng đã ra vườn,…”

Vấn đề là, lại một lần nữa, vị trí của những người Do Thái và của Dân Ngoại, hay là của những kẻ lành và những người tội lỗi, liên quan với sự cứu độ do Chúa Giêsu công bố. Cho dầu dân ngoại (hay là những kẻ tội lỗi, những người thu thuế, những gái điếm. v.v.) chỉ quyết định theo Chúa trên nền tảng huấn giáo của Chúa Giêsu, dầu họ ở xa cách ( như những người đứng “nhàn rỗi” nơi chợ búa và đến vườn nho chậm hơn trong ngày), họ sẽ không, vì lẽ này, có một chỗ khác hay kém hơn trong nước trời. Họ sẽ ngồi đồng bàn và sẽ hưởng đầy đủ những của cải thời cứu thế. Trên thực tế, bởi vì họ chứng tỏ họ sẵng sàng chấp nhận Tin Mừng hơn là những kẻ được gọi là công chính, chúng ta thấy sự hiện thực của điều Chúa Giêsu nói cuối bài dụ ngôn: “Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.”

Khi Nước Trời được biết rõ, nghĩa là, một khi đức tin được ôm chắc, lúc đó mới có chỗ đa dạng hoá. Những kẻ phục vụ Thiên Chúa suốt đời mình, mang lại hoa quả nhiều nhất với những tài năng của họ, và những kẻ chỉ cho Chúa những của dư thừa trong đời sống của họ và thực hiện nhũng bồi thường với một sự xưng tội ọp ẹp lúc cuối đời, sẽ không được đối xử như nhau.

Dụ ngôn cũng chứa đựng một huấn giáo thiêng liêng có tầm quan trọng rất lớn: Thiên Chúa kêu gọi mọi người và mọi người trong mọi giờ trong ngày. Ở đây chúng ta di chuyển từ phần thưởng cho tới chính sự kêu gọi. Đó là tại sao Đức Gioan Phaolo II đã sử dụng dụ ngôn trong tông huấn của ngài về ơn gọi và và sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới, “Christi Fideles Laici.”

“Những thành phần giáo dân thường trong dân tín hữu Chúa Kitô… hình thành phần Dân Chúa có thể được so sánh với những người làm trong vườn nho được nhắc tới trong Tin Mừng Matthêu…’Anh cũng đi vào trong vườn nho’…Tiếng gọi là một quan tâm không những cho các Mục Tử, giáo sĩ và những người nam và nữ tu sĩ. Tiếng gọi được gởi tới mọi người; những người giáo dân thường cũng Chúa được kêu gọi đích danh, từ Người họ nhận lãnh một sứ vụ vì Giáo Hội và vì thế giới” (nos.1-2 passim).

Tôi muốn lôi kéo sự lưu ý cúa anh em tới môt phương diện mà có lẽ thuộc bên lề dụ ngôn này, nhưng lại được cảm giác mạnh mẽ và quan trọng trong xã hội tân thời: vấn đề thất nghiệp. Người chủ hỏi:”Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?” và những người làm công trả lời:: ”Vì không ai mướn chúng tôi.” Câu trã lời bất hạnh có thể là câu trả lời của hàng triệu người thất nghiệp hôm nay. Chúa Giêsu không phải là không biết đến vấn đề này. Nếu Người có khả năng diễn tả quang cảnh của dụ ngôn rất hay, là vì Người đã nhiều phen nhìn cách thương cảm trên những nhóm người ngồi dưới đất hay đứng dựa vách trông đợi được thuê mướn.

Chủ vườn nho biết rằng các người làm công giờ chót có những nhu cầu cũng như các kẻ khác đã được thuê muớn lúc bắt đầu ngày; họ cũng có những đứa con phải nuôi. Khi trả cho mỗi người đồng lương y nhau, chủ vườn nho chứng tỏ rằng không những ông coi trọng công nghiệp cuả những người làm công mà còn những nhu cầu của họ nữa.

Những xã hội tư bản chúng ta dựa tiền thưởng trên công nghiệp (thường hữu danh vô thực) và trên thâm niên, và không trên những nhu cầu của con người. Khi người thợ hay tay nghề trẻ có nhu cầu hơn hết cho gia đình họ và cho một nhà ở, tiền lương của anh thấp nhất, nhưng khi anh tới thời kỳ cuối nghề, khi anh ít cần hơn (cách riêng trong một số phạm trù xã hội) thì anh lên tới những ngôi sao. Dụ ngôn những người làm công trong vuờn nho kêu mời chúng ta tìm ra một thế quân bình đúng hơn giữa hai đòi hỏi công nghiệp và nhu cầu.

- You Go Into the Vineyard Too [2008-09-19]
Gospel Commentary for 25th Sunday in Ordinary Time

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 20.09.2008. 07:47