Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Đức tin đem chúng ta đến gần Chúa

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật 13 Thường Niên (B)
Kn 1: 13-15; 2: 23-24; Tv 30; 2 Cr. 8: 7, 9, 13-15; Mc 5: 21-43

Anh chị em thân mến,
Bài đọc 2 hôm nay không tiếp tục trích tuần tự theo thư thánh Phaolô đọc trong Chúa Nhật tuần trước. Mà nhảy qua cách bài tuần trước 3 chương. Để anh chị em dễ hiểu, tôi sẽ sử dụng vài từ cũ trong bài đọc tuần trước để diễn giảng bài hôm nay.

Thánh Phaolô khen giáo hữu thành Cô-rin-tô, vì, tuy họ vừa đủ sống, nhưng họ cũng rộng rãi giúp đỡ những Kitô hữu thiếu thốn. Thánh Phaolô không phải là người dùng lời ngoại giao để lạc quyên, trái lại, ông khen đức tin của họ. Giáo hữu thành Cô-rin-tô được nhiều ơn qua đức tin của họ. Ai cũng biết được những ơn như: tài ăn nói, chữa lành bệnh tật, khôn ngoan và hiểu biết v.v...

Và bây giờ, Phaolô muốn họ dùng những ân sủng đang có để giúp các anh em giáo hữu khác. Phaolô dựa vào sự tự hiến của Chúa Giêsu để khuyến khích họ: “anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr,9). Chúng ta đã trở nên giàu có với những ân thánh sủng. Vì thế, Thánh Phaolô khuyến khích giáo hữu thành Cô-rin-tô nên theo gương Chúa Giêsu để chia sẻ những gì họ có nhiều hơn cho kẻ túng thiếu.

Giáo Hội không gồm những cộng đoàn độc lập, giữ đức tin riêng biệt cho cộng đoàn mình. Trái lại, máu thánh Chúa Giêsu hòa hợp chúng ta lại với nhau, vì vậy, chúng ta không thể quên sự thiếu thốn của anh em trong các cộng đoàn khác. Bởi thế, bên nước El Salvador, các cộng đoàn ở thành phố nhận giúp đỡ các cộng đoàn ở vùng quê. Họ không những gom tiền cho cộng đoàn họ giúp đỡ, mà còn kêu gọi người tình nguyện đến giúp đỡ trực tiếp vào mỗi mùa xuân như đến để sửa sang nhà thờ, sửa sang các nhà bị ngập lụt, và đào giếng cho dân chúng cả vùng.

Phaolô nói, giúp đỡ người nghèo không chỉ có một chiều, chính người nghèo cũng giúp đỡ lại chúng ta. Một nhóm sinh viên đến nước Honduras ở Trung Mỹ đã nhận thấy như vậy khi họ giúp đỡ một làng ở Honduras trong mười ngày vào dịp lễ Phục Sinh. Họ đã xác nhận điều đó với cộng đoàn Giáo Hội trong đại học hôm Chúa Nhật sau khi họ ở Honduras về. Họ đã học hỏi được nhiều điều trong lúc giúp đỡ: Học cách đón tiếp của người trong làng, về giá trị của gia đình, về sự làm ăn cần mẫn, về lòng hy sinh và về đức tin của dân làng.

Hôm nay có thể là Chúa Nhật mà ban tổ chức công tác xã hội trong cộng đoàn Giáo Hội chúng ta có thể làm bảng tổng kết về những việc đã làm, như hô hào các sinh viên, học sinh giúp xây nhà ở; chương trình phát của ăn cho người thiếu thốn v.v… “Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu, để rồi khi được dư giả, họ cũng sẽ giúp đỡ anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế, sẽ có sự quân bình.” (2Cr 8,14)

Trong Phúc Âm hôm nay, người phụ nữ bị bệnh băng huyết lâu năm không còn hy vọng gì nữa. Thánh Mác-cô đã cho biết, bà ta đã bị bệnh từ 12 năm rồi “…chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản,…” Bệnh đã làm cho bà trở nên người không sạch, và bị loại ra khỏi cộng đoàn. Bà ta đau đớn về thể xác, và khó nghèo do bị khánh kiệt, lại còn bị loại ra khỏi cộng đoàn tôn giáo nữa. Và hơn thế nữa là nếu bà sờ vào ai thì người đó cũng trở nên không sạch sẽ, vậy nếu bà sờ và Chúa Giêsu, bà sẽ làm cho Ngài không sạch sẽ. Như thế cả hai người sẽ cùng bị cộng đoàn, tôn giáo và xã hội ruồng bỏ.

Câu chuyện người phụ nữ này rất nổi bật trong Phúc âm thánh Mác-cô. Thường một phép lạ xảy ra nhấn mạnh vào Chúa Giêsu. Nhưng phép lạ này nhấn mạnh đến người phụ nữ “Có một bà kia…” Rồi Thánh Mác-cô kể chi tiết bệnh tình của người phụ nữ ấy. Trong Phúc âm, có chuyện một người phụ nữ khác, người gốc Phê-ni-xi (Mc7:24-30) có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám. Thánh Mác-cô tả danh tính hai người phụ nữa ấy và câu chuyện của họ liên quan đến Chúa Giêsu. Cả hai đều rất cần sự giúp đỡ. Trong câu chuyện người phụ nữ hôm nay, bà ta “nói hết sự thật với Chúa Giêsu”.

Trong Kinh Thánh, chỉ toàn chuyện của nam giới. Mỗi khi người phụ nữ lập gia đình, thì người đó rời gia đình họ, gia nhập vào gia đình nhà chồng và sống dưới quyền nhà chồng. Người đàn ông có toàn quyền trong gia đình, trên vợ và con cái. Nhưng cũng có nhiều câu chuyện nhắc đến phụ nữđó là những người phụ nữ theo Chúa Giêsu, và trong các cộng đoàn giáo hữu đầu tiên cũng có nhiều phụ nữ giúp đỡ. Như trong thơ Phaolô gởi giáo hữu thành Roma, có chị Pơ-rít-ca (Rm 16:3), chị Phê-bê nữ trợ tá Hội Thánh Ken-khơ-rê(Rm 16:1) và Maria (Rm 16:6)

Người phụ nữ trong Phúc Âm hôm nay đã trở nên gương mẫu cho các phụ nữ trong các cộng đoàn giáo hữu đầu tiên. Bà ta bước ra khỏi sự áp chế của xã hội thời bấy giờ. Bà đã tự động chen qua đám đông quần chúng để đến sờ vào áo Chúa Giêsu. Bà ta ở trong tình huống ngặt nghèo chỉ hy vọng duy nhất vào sự giúp đỡ của Chúa Giêsu. Bà ta không những vượt qua sự ngăn cản của xã hội mà cả sự ngăn cản của tôn giáo nữa. Bà tin Chúa Giêsu sẽ giúp cho bà, mặc dù những người khác không suy nghĩ như vậy.

Người phụ nữ ấy không những là gương mẫu cho các phụ nữ khác đang bị ràng buộc bởi giai cấp xã hội, bởi giới doanh nhân, mà còn là gương mẫu cho các phụ nữ đã bị tôn giáo khai trừ, hay coi thường những tài năng của họ. Nhưng họ vẫn dấn thân trong cộng đoàn để lãnh nhận những phần việc phục vụ gia đình và cộng đoàn, dạy dỗ con trẻ, làm việc trong cộng đoàn, giúp những gia đình thiếu thốn, đọc sách và kiệu Mình Thánh Chúa, cố vấn những người khác v.v…

Sau khi người phụ nữ trong Phúc Âm được chữa lành, Chúa Giêsu gọi bà ta là ‘con’. “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con…” Bà được trở lại với cộng đoàn con cái Chúa, không còn bị xã hội và tôn giáo ruồng bỏ nữa. “Lòng tin của con đã cứu chữa con” nghĩa là gì? Bà đã bị ruồng bỏ, nhưng bây giờ Chúa Giêsu thấy bà cần được giúp đỡ nên đã chữa lành cho bà. Lời của Giêsu dẫn đưa người ngoại vào cộng đoàn và được Chúa chữa lành. Điều gì đưa chúng ta đến Thánh lễ ngày hôm nay? Có phải chúng ta đến đây để sờ vào Chúa Giêsu và để được Chúa sờ vào chúng ta chăng? Nếu quả thật như vậy, thì đời sống chúng ta sẽ được thay đổi như thế nào? Sự liên kết trong cộng đoàn chúng ta có khắng khít hơn không? Và chúng ta có mời gọi nhau cùng đến để sờ và được sờ về thể xác và về tâm hồn không?

Câu chuyện người Gia-ia có con gái gần chết, bị gián đoạn vì câu chuyện người phụ nữ bị bệnh băng huyết. Thật ra, hai câu chuyện đều nói về hai người phụ nữ cần được giúp đỡ. Con của ông Gia-ia chỉ có 12 tuổi, nhưng đó là tuổi có thể được lập gia đình. Vừa đến tuổi trưởng thành, lập gia đình, thì sự chết của cô ta làm cho cha mẹ muốn chết theo.

Khi Chúa Giêsu vào phòng người con gái đã chết, thì đó là lúc Chúa Giêsu bước qua bên kia bờ, không phải là bước lên thuyền để qua bờ bên kia, nhưng là Chúa Giêsu bước qua bên phía người bị loại bỏ, không sạch nữa. Lòng thương yêu của Chúa Giêsu làm cho Ngài bước qua sự cấm đoán của xã hội và tôn giáo để giúp những trường hợp cần đến Ngài. Khi Chúa đã truyền người con gái đứng dậy, Ngài bảo phải cho cô đồ ăn. Cô gái đó và cả gia đình đều được chữa lành. Chúa Giêsu đã thắng sự chết, và cộng đoàn đã được bình ổn. Đó là việc xảy ra mỗi khi chúng ta đến dự Tiệc Thánh nhờ đó chúng ta được lành lại, vì Chúa Giêsu đã đưa tay kéo chúng ta đứng dậy và Ngài nói “Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi”. (Mc 5,41).

Lm Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 28.06.2009. 18:48